Diễn Đàn Tình Bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết bạn , giao lưu


You are not connected. Please login or register

Kim tự tháp chổng ngược: Giá của váy áo và giá của một nghệ sĩ VN

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Víp BuM

Víp BuM
Thành viên Bạc
Thành viên Bạc

Chẳng phải đợi chiếc váy tiền tỉ cùng vô số bộ kim cương mà Lý Nhã Kỳ phô ra trở thành đề tài bàn tán , phát “lộng” ngôn của Ngọc Trinh “yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn”, hay bộ hình cùng những thông tin riêng tư của người đàn ông “chuẩn man” Cao Thái Sơn… xôn xao thì văn hóa biểu diễn và trình diễn ở Việt Nam cũng đã từ lâu đạt ngưỡng của sự loạn!
ếu như trong một xã hội văn minh, văn hóa cũng được chia giai tầng theo hình kim tự tháp mà ở phần chóp là các môn nghệ thuật đỉnh cao, các nghệ sĩ đích thực. Họ có thể có không quá nhiều công chúng nhưng họ là giới tinh hoa và họ cùng nhau cộng hưởng để góp phần định hướng được văn hóa - thẩm mỹ của xã hội đó.
Ở tầng chóp đó, quan hệ nghệ sĩ và khán giả là quan hệ giám chế lẫn nhau, khán giả thì có “gu” và vì thế nghệ sĩ cũng không thể là một tay “ấm ớ”… Thì ở ta, trong cái ngưỡng của sự loạn, văn hóa thưởng thức và nghệ thuật bình dân dường như đã lật ngược kim tự tháp, để các nghệ sĩ (có dính dáng đến nghệ thuật hoặc tự phong) với tất cả những gì phô diễn trên sàn dưới phố, dọc ngang mặt báo, lấp đầy các trang mạng của họ… đã trở thành một vấn nạn đáng báo động. Báo động đến mức ngày liên tục có các cuộc họp liên ngành văn hoá bàn từ việc phạt Thu Minh 3,5 triệu đến chuyện nội y (không chỉ của chị em)!!!
Hiện tượng Lý Nhã Kỳ, Ngọc Trinh hay Cao Thái Sơn… cho thấy sự khiếm khuyến đáng kể trong giáo dục về sự tự nhận thức bản thân ngay trong những cá nhân mà hình ảnh của họ phủ sóng trước công chúng. Nếu như ở phương Tây, Lady Gaga dùng phản giá trị để khiến người ta nghĩ về giá trị khi cô khoác lên người bộ cánh bằng thịt tươi thì ở ta, các nghệ sĩ lại khoác vào người một giá trị do người khác áp đặt nhiều khi là vô lối và lố bịch. Chính là truyền thông đã góp phần lớn trong việc chuyển những “thông điệp vô lối” đó đến với công chúng khi có đến vài trăm bài săm soi giá thật giá ảo của váy áo mà một vài nghệ sĩ đã diện, rồi báo giá! Và biết nói gì khi một cuộc họp báo trá hình (vì không có giấy phép) được nói rằng chỉ như một cuộc gặp mặt của Cao Thái Sơn nhưng lại có đến gần 60 nhà báo kéo đến để tường thuật trực tiếp trên báo mình từng câu chữ, thái độ của chủ nhân cuộc họp ấy?
Những cái váy tiền tỉ ở Việt Nam, chắc chắn Lady Gaga sẽ không thiếu tiền để diện nó, mà khi cô diện chiếc váy thịt thì có thể thấy rõ không phải là chuyện sang trọng mà chỉ bởi Lady Gaga ý thức rõ mình là ai và đang làm gì. Sự thiếu chuẩn mực trong văn hóa – thẩm mỹ trình diễn của văn nghệ sĩ Việt Nam nó cũng giống như hành xử ném rác hay nhổ bậy ngoài đường. Đều do giáo dục mà nên cả. Tại sao các nước phương Tây có nền tảng văn minh sẵn rồi mà họ vẫn có các lớp học giao tế, những người của công chúng luôn có những người lo giữ hình ảnh cho họ. Còn ở ta, có mấy nghệ sĩ ý thức được điều đó. Ừ thì đành rằng nghệ sĩ mà giữ gìn quá trong việc phát ngôn thì cũng chán. Nhưng cần hiểu hai chữ phát ngôn cho đúng, phát ngôn là phải nói ra những điều quan trọng, có ý nghĩa và thể hiện chính kiến của cá nhân nghệ sĩ. Chứ không phải lối nói dưa hành váy áo lung tung cũng được coi là phát ngôn, và truyền thông thì rập rình ai hở ra tiếng nào là hớn hở đăng lại!

Đi xa hơn trong thẩm mỹ trình diễn, khi xã hội vừa manh nha chấp nhận giới tính thứ ba tồn tại một cách tương đối bình đẳng, thì xu hướng giả gái của một số nam nghệ sĩ lại bùng phát. Họ giả gái không phải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của nghệ thuật đích thực mà thường nhân một cơn đồng bóng nào đó nên điều mà họ mang đến cho công chúng không phải vui là chính mà đa số là sự phản cảm.

Tất nhiên, trong một xã hội văn minh, không phải cứ cái gì không kiểm soát hoặc quản lý được thì cấm. Nhưng ngưỡng loạn của văn hóa trình diễn ở nghệ sĩ Việt Nam cũng cần một sự nhìn nhận, chấn chỉnh từ nhiều chiều, từ chính nghệ sĩ – những người góp phần tạo ra văn hóa và từ các nhà quản lý, hoạch định chính sách để tìm ra giới hạn của thẩm mỹ và phản thẩm mỹ trong cơn cuồng say trình diễn dường như bất tận ở giới nghệ sĩ Việt bây giờ…

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết