Kiếm được vài triệu đồng sau vài tiếng “đảo xe”, xe dù là một phương thức kiếm ăn béo bở của những gian thương nhà xe, mà người chịu thiệt hại nhiều nhất chính là hành khách.
hiếc xe dù đề bảng chạy tuyến TP.HCM - Hà Nội mang biển kiểm soát 29U - 7717 xuất phát từ Bến xe Ngã tư ga (TP.HCM) vào lúc 5h30 sáng 24/4. Sau nhiều vòng chao lượn, khoảng 10h chiếc xe này cũng đã kiếm được hơn 20 người khách và bắt đầu lăn bánh dọc quốc lộ 1A hướng về Hà Nội.
Kỹ nghệ bắt khách ‘bò lạc’
Đối với xe dù, khách bò lạc luôn là những con mồi béo bở. Chỉ cần đảo xe vài vòng qua đoạn Ngã tư Bình Phước (Thủ Đức, TP.HCM) đến Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai) một chiếc xe dù có thể hốt gọn hàng chục người khách với số tiền hời có thể lên đến vài triệu đồng.
Chuyến xe dù mang biển số Hà Nội mà chúng tôi đề cập ở trên, bắt đầu hành trình săn khách "bò lạc" từ sáng sớm. Mỗi lần qua những trạm khách lớn như Gò Dưa, Suối Tiên, Tân Vạn, Amata... chiếc xe này lại đột ngột rẽ vào lề đường, mà theo như một hành khách đánh giá là: “Rẽ một cách rất…bất tử (đột ngột)”.
Trạm đầu tiên mà chiếc xe này dừng đón khách là Ngã tư Bình Phước. Khi chiếc xe vẫn còn đang lăn bánh, người lơ xe trạc tuổi 30 đã nhảy xuống đường chạy đến bên cạnh những vị khách, miệng lanh lảnh những câu chào mời, réo gọi: “Hà Nội, Hải Phòng không cô bác, anh chị ơi”.
Tùy theo phương ngữ của khách mà người lơ xe đổi giọng nói chuyện cho phù hợp. Chỉ qua vài câu chào mời, chèo kéo là người lơ đã cầm theo hành lý của các vị khách lên xe và yên vị cho họ một chỗ ngồi trong giây lát.
Người lơ xe của xe dù 29U – 7717 đang bu cửa xe để ‘chào khách’.
Bắt được khách xong, chiếc xe lại xi-nhan và lao vào làn đường của mình nhanh như cắt. Tài xế (tên Hải) cho biết: “Phải phóng cho nhanh để lên kia còn kịp bắt được khách trên Tân Vạn nữa”. Miệng nói, chân đạp ga, chiếc xe phóng nhanh qua những làn giảm tốc khiến không ít hành khách phía sau đồng loạt xô ngửa, chịu một phen hú vía.
Vừa bắt khách, vừa đua tốc độ với thời gian, khoảng 6h45, chiếc xe này đã có mặt tại khu công nghiệp Amata với 10 hành khách trên xe. Sau khi thu tiền xe xong, tài xế bắt đầu bẻ lái chạy ngược về hướng Sài Gòn. Như đã thống nhất từ trước, ngồi trên nắp capo người lơ xe cũng lật ngược tấm bảng chào khách từ Hà Nội chuyển sang… Sài Gòn, để đón khách có nhu cầu về thành phố.
Chiếc xe lại chạy về hướng TP.HCM với tốc độ kinh hoàng. Hành khách chưa hết ngỡ ngàng thì người lơ xe nhanh miệng: “Ít khách quá không chạy được”. Rồi cằn nhằn tiếp: “Mười khách mà chạy ra Hà Nội thì có mà ăn cám à”? Vì đã đưa tiền cho nhà xe, nên hành khách chỉ biết thở dài im lặng ngồi chờ trong sự cồn cào, sốt ruột.
Cũng với phương thức trên, ở vòng quay thứ hai, chiếc xe “tóm” được thêm 6 người khách bò lạc, lần thứ ba là 4 người. Khi đầu người trên xe đã điểm màu đen, hành khách bắt đầu phản đối việc tiếp tục quay xe. Lần này, tài xế mỉm cười: “Em phóng ngay đây, các bác yên tâm, không quay nữa đâu”.
Sang xe - chiêu thức đặc trưng của xe dù
Khi chiếc xe bắt đầu chuyển bánh theo hướng ra Bắc, hành khách bắt đầu thở phào nhẹ nhõm dưới sự mát lạnh của máy điều hòa. Nhưng, những giây phút sung sướng đó chỉ đến với họ chưa đầy 30 phút, khi chiếc xe 29U - 7717 dừng chân ở một trạm xăng dầu thuộc địa phận thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Chiếc xe vừa tắt máy, cũng là lúc tài xế lên tiếng: “Các bác thông cảm, xe ít khách quá bọn em không chạy được, thôi thì các bác qua xe nhà rồi về luôn cho sớm”.
Tài xế vừa nói xong, người lơ xe bắt đầu mang hành lý của khách qua giao cho xe bên kia, mà không cần biết đến ý kiến của khách. Ngay lúc này rất nhiều hành khách hoang mang đến cực độ. Bà Võ Thị Diệu đón xe về Kì Liên, Kì Anh, Hà Tĩnh hoang mang: “Hôm trước có nghe con gái kể, không ngờ giờ mình lại bị. Kiểu này chắc lại mất thêm tiền nữa rồi”.
Qua sự can thiệp của một số tay xe ôm, vụ sang xe được tiến hành êm thấm và kết thúc sau vài phút. Hai mươi hành khách mua vé xe chất lượng cao đã ngồi yên trên những hàng ghế cuối của chiếc xe chuyên dùng để chất hàng mang biển số 53N - 3896.
Ông Nguyễn Văn Ngũ, bắt xe từ Suối Tiên về Bình Thuận, vì muốn được ngủ một giấc và nhanh chóng về nhà nên đã đồng ý lên xe 29U - 7717 với giá 300 nghìn đồng, phàn nàn về giá vé thì được một người xe ôm trả lời: “Ông muốn đi thì đi, không đi thì thôi, có chỗ mà ngồi chê gì nữa”.
Nhìn cái tướng cô hồn của người đàn ông đó, ông Ngũ chỉ biết im lặng lên ghế mà ngồi.
Tiếp xúc với Nguyễn Tiến Giáp, chủ - kiêm tài xế xe 53N - 3896, chúng tôi được biết giá vé sang xe mỗi hành khách mà xe này nhận được chỉ khoảng một nửa so với giá vé mà xe 29U - 7717 thu từ khách. Như trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh Giang, đón xe từ Gò Dưa (Dĩ An, Bình Dương) về Hà Nội bị xe 29U - 7717 thu 900.000 đồng, nhưng khi sang lại cho xe anh Giáp thì chỉ có 400.000 đồng.
Giá vé của một hành khách đi từ Sài Gòn về Hà Tĩnh là 500.000 đồng, nhưng xe 29U - 7717 bán lại cho xe 53N - 3896 chỉ 170.000 đồng.
Theo thống kê giá vé từ nhà xe 53N - 3896 và 20 hành khách bị sang xe, chỉ cần chạy vòng quanh tuyến Ngã tư Bình Phước – Amata khoảng 4 giờ xe này đã đút túi hơn 3 triệu đồng.
Được biết, hiện tại, trên các tuyến xe Bắc - Nam, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... thường xuyên xuất hiện tình trạng xe dù quay xe gom và bán khách kiểu như trên. Tính đến cuối tháng 3/2012, cơ quan chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm kiểu nói trên.
Nhưng câu chuyện của xe dù thì đâu vẫn vào đấy!
hiếc xe dù đề bảng chạy tuyến TP.HCM - Hà Nội mang biển kiểm soát 29U - 7717 xuất phát từ Bến xe Ngã tư ga (TP.HCM) vào lúc 5h30 sáng 24/4. Sau nhiều vòng chao lượn, khoảng 10h chiếc xe này cũng đã kiếm được hơn 20 người khách và bắt đầu lăn bánh dọc quốc lộ 1A hướng về Hà Nội.
Kỹ nghệ bắt khách ‘bò lạc’
Đối với xe dù, khách bò lạc luôn là những con mồi béo bở. Chỉ cần đảo xe vài vòng qua đoạn Ngã tư Bình Phước (Thủ Đức, TP.HCM) đến Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai) một chiếc xe dù có thể hốt gọn hàng chục người khách với số tiền hời có thể lên đến vài triệu đồng.
Chuyến xe dù mang biển số Hà Nội mà chúng tôi đề cập ở trên, bắt đầu hành trình săn khách "bò lạc" từ sáng sớm. Mỗi lần qua những trạm khách lớn như Gò Dưa, Suối Tiên, Tân Vạn, Amata... chiếc xe này lại đột ngột rẽ vào lề đường, mà theo như một hành khách đánh giá là: “Rẽ một cách rất…bất tử (đột ngột)”.
Trạm đầu tiên mà chiếc xe này dừng đón khách là Ngã tư Bình Phước. Khi chiếc xe vẫn còn đang lăn bánh, người lơ xe trạc tuổi 30 đã nhảy xuống đường chạy đến bên cạnh những vị khách, miệng lanh lảnh những câu chào mời, réo gọi: “Hà Nội, Hải Phòng không cô bác, anh chị ơi”.
Tùy theo phương ngữ của khách mà người lơ xe đổi giọng nói chuyện cho phù hợp. Chỉ qua vài câu chào mời, chèo kéo là người lơ đã cầm theo hành lý của các vị khách lên xe và yên vị cho họ một chỗ ngồi trong giây lát.
Người lơ xe của xe dù 29U – 7717 đang bu cửa xe để ‘chào khách’.
Bắt được khách xong, chiếc xe lại xi-nhan và lao vào làn đường của mình nhanh như cắt. Tài xế (tên Hải) cho biết: “Phải phóng cho nhanh để lên kia còn kịp bắt được khách trên Tân Vạn nữa”. Miệng nói, chân đạp ga, chiếc xe phóng nhanh qua những làn giảm tốc khiến không ít hành khách phía sau đồng loạt xô ngửa, chịu một phen hú vía.
Vừa bắt khách, vừa đua tốc độ với thời gian, khoảng 6h45, chiếc xe này đã có mặt tại khu công nghiệp Amata với 10 hành khách trên xe. Sau khi thu tiền xe xong, tài xế bắt đầu bẻ lái chạy ngược về hướng Sài Gòn. Như đã thống nhất từ trước, ngồi trên nắp capo người lơ xe cũng lật ngược tấm bảng chào khách từ Hà Nội chuyển sang… Sài Gòn, để đón khách có nhu cầu về thành phố.
Chiếc xe lại chạy về hướng TP.HCM với tốc độ kinh hoàng. Hành khách chưa hết ngỡ ngàng thì người lơ xe nhanh miệng: “Ít khách quá không chạy được”. Rồi cằn nhằn tiếp: “Mười khách mà chạy ra Hà Nội thì có mà ăn cám à”? Vì đã đưa tiền cho nhà xe, nên hành khách chỉ biết thở dài im lặng ngồi chờ trong sự cồn cào, sốt ruột.
Cũng với phương thức trên, ở vòng quay thứ hai, chiếc xe “tóm” được thêm 6 người khách bò lạc, lần thứ ba là 4 người. Khi đầu người trên xe đã điểm màu đen, hành khách bắt đầu phản đối việc tiếp tục quay xe. Lần này, tài xế mỉm cười: “Em phóng ngay đây, các bác yên tâm, không quay nữa đâu”.
Sang xe - chiêu thức đặc trưng của xe dù
Khi chiếc xe bắt đầu chuyển bánh theo hướng ra Bắc, hành khách bắt đầu thở phào nhẹ nhõm dưới sự mát lạnh của máy điều hòa. Nhưng, những giây phút sung sướng đó chỉ đến với họ chưa đầy 30 phút, khi chiếc xe 29U - 7717 dừng chân ở một trạm xăng dầu thuộc địa phận thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Chiếc xe vừa tắt máy, cũng là lúc tài xế lên tiếng: “Các bác thông cảm, xe ít khách quá bọn em không chạy được, thôi thì các bác qua xe nhà rồi về luôn cho sớm”.
Tài xế vừa nói xong, người lơ xe bắt đầu mang hành lý của khách qua giao cho xe bên kia, mà không cần biết đến ý kiến của khách. Ngay lúc này rất nhiều hành khách hoang mang đến cực độ. Bà Võ Thị Diệu đón xe về Kì Liên, Kì Anh, Hà Tĩnh hoang mang: “Hôm trước có nghe con gái kể, không ngờ giờ mình lại bị. Kiểu này chắc lại mất thêm tiền nữa rồi”.
Qua sự can thiệp của một số tay xe ôm, vụ sang xe được tiến hành êm thấm và kết thúc sau vài phút. Hai mươi hành khách mua vé xe chất lượng cao đã ngồi yên trên những hàng ghế cuối của chiếc xe chuyên dùng để chất hàng mang biển số 53N - 3896.
Ông Nguyễn Văn Ngũ, bắt xe từ Suối Tiên về Bình Thuận, vì muốn được ngủ một giấc và nhanh chóng về nhà nên đã đồng ý lên xe 29U - 7717 với giá 300 nghìn đồng, phàn nàn về giá vé thì được một người xe ôm trả lời: “Ông muốn đi thì đi, không đi thì thôi, có chỗ mà ngồi chê gì nữa”.
Nhìn cái tướng cô hồn của người đàn ông đó, ông Ngũ chỉ biết im lặng lên ghế mà ngồi.
Tiếp xúc với Nguyễn Tiến Giáp, chủ - kiêm tài xế xe 53N - 3896, chúng tôi được biết giá vé sang xe mỗi hành khách mà xe này nhận được chỉ khoảng một nửa so với giá vé mà xe 29U - 7717 thu từ khách. Như trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh Giang, đón xe từ Gò Dưa (Dĩ An, Bình Dương) về Hà Nội bị xe 29U - 7717 thu 900.000 đồng, nhưng khi sang lại cho xe anh Giáp thì chỉ có 400.000 đồng.
Giá vé của một hành khách đi từ Sài Gòn về Hà Tĩnh là 500.000 đồng, nhưng xe 29U - 7717 bán lại cho xe 53N - 3896 chỉ 170.000 đồng.
Theo thống kê giá vé từ nhà xe 53N - 3896 và 20 hành khách bị sang xe, chỉ cần chạy vòng quanh tuyến Ngã tư Bình Phước – Amata khoảng 4 giờ xe này đã đút túi hơn 3 triệu đồng.
Được biết, hiện tại, trên các tuyến xe Bắc - Nam, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... thường xuyên xuất hiện tình trạng xe dù quay xe gom và bán khách kiểu như trên. Tính đến cuối tháng 3/2012, cơ quan chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm kiểu nói trên.
Nhưng câu chuyện của xe dù thì đâu vẫn vào đấy!