Một trận bão từ mạnh đang di chuyển với vận tốc hàng triệu km/h và sẽ tới trái đất hôm nay.
Trung tâm Dự báo Thời tiết vũ trụ Mỹ thông báo trận bão từ bắt đầu di
chuyển hôm 12/7, khi một đợt bùng phát mạnh xuất hiện trên tầng thượng
quyển của mặt trời. Một luồng hạt mang điện tích khổng lồ đã lao về phía
trái đất với tốc độ lên tới gần 5 triệu km/h. Nó sẽ tới địa cầu vào
sáng 14/7 theo giờ Mỹ (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới
ngày mai, AP đưa tin.
Đây là lần thứ sáu bão từ mạnh tấn công địa cầu trong năm nay. Tuy
nhiên, nó sẽ chỉ gây nên những tác động nhỏ trong quá trình tương tác
với từ trường của trái đất.
“Chúng tôi dự đoán trận bão từ mới sẽ không gây nên hậu quả
lớn đối với các hệ thống điện, viễn thông và các hệ thống khác”, Joe
Junches, một chuyên gia của Trung tâm Dự báo Thời tiết vũ trụ Mỹ, phát
biểu.
Bão từ có thể làm hỏng các vệ tinh nhân tạo, gây nhiễu tín hiệu radio
tần số cao, làm hỏng hệ thống truyền tải điện. Vào năm 1989, một trận
bão từ mạnh làm tê liệt mạng lưới điện ở Quebec, Canada khiến 6 triệu
người sống trong cảnh không có điện. Khi bão từ xuất hiện, lượng bức xạ ở
cực bắc và cực nam của trái đất tăng mạnh nên nhiều máy bay buộc phải
đổi hướng để tránh xa hai cực.
Kunches cho hay, do tác động của bão từ, cực quang sẽ xuất hiện ở cực
bắc của trái đất. Cực quang là kết quả của quá trình tương tác giữa các
hạt mang điện tích cao từ mặt trời với từ trường trái đất. Người dân ở
các nước Bắc Âu và khu vực biên giới Mỹ-Canada sẽ có cơ hội ngắm cực
quang trong hai ngày cuối tuần
Trung tâm Dự báo Thời tiết vũ trụ Mỹ thông báo trận bão từ bắt đầu di
chuyển hôm 12/7, khi một đợt bùng phát mạnh xuất hiện trên tầng thượng
quyển của mặt trời. Một luồng hạt mang điện tích khổng lồ đã lao về phía
trái đất với tốc độ lên tới gần 5 triệu km/h. Nó sẽ tới địa cầu vào
sáng 14/7 theo giờ Mỹ (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới
ngày mai, AP đưa tin.
Đây là lần thứ sáu bão từ mạnh tấn công địa cầu trong năm nay. Tuy
nhiên, nó sẽ chỉ gây nên những tác động nhỏ trong quá trình tương tác
với từ trường của trái đất.
“Chúng tôi dự đoán trận bão từ mới sẽ không gây nên hậu quả
lớn đối với các hệ thống điện, viễn thông và các hệ thống khác”, Joe
Junches, một chuyên gia của Trung tâm Dự báo Thời tiết vũ trụ Mỹ, phát
biểu.
Bão từ có thể làm hỏng các vệ tinh nhân tạo, gây nhiễu tín hiệu radio
tần số cao, làm hỏng hệ thống truyền tải điện. Vào năm 1989, một trận
bão từ mạnh làm tê liệt mạng lưới điện ở Quebec, Canada khiến 6 triệu
người sống trong cảnh không có điện. Khi bão từ xuất hiện, lượng bức xạ ở
cực bắc và cực nam của trái đất tăng mạnh nên nhiều máy bay buộc phải
đổi hướng để tránh xa hai cực.
Kunches cho hay, do tác động của bão từ, cực quang sẽ xuất hiện ở cực
bắc của trái đất. Cực quang là kết quả của quá trình tương tác giữa các
hạt mang điện tích cao từ mặt trời với từ trường trái đất. Người dân ở
các nước Bắc Âu và khu vực biên giới Mỹ-Canada sẽ có cơ hội ngắm cực
quang trong hai ngày cuối tuần