Ông William F. Thompson, hiệu phó trường luật thuộc Trường Đại học tổng hợp Harvard không tin ở tai mình.
- Này, cậu Barrett, có thật cậu nói đúng như tôi đã nghe được đấy không...
- Đúng thế ạ, thưa ông hiệu phó.
Nói ra lần đầu không phải là dễ, nhắc lại càng không dễ dàng gì hơn.
- Tôi muốn xin học bổng cho năm tới, thưa ông.
- Thật không...
- Tôi đến đây chỉ vì việc ấy, thưa ông. Ông phụ trách việc trợ cấp tài chính, thưa ông hiệu phó, có phải thế không ạ...
- Phải, nhưng mà, lạ thật đấy. Cụ thân sinh ra cậu…
- Thưa ông, ông ấy không còn dính dáng gì nữa đến chuyện này.
- Cậu nói thế nào... – Ông hiệu phó Thompson nhấc kính ra, dùng cravat lau kính.
- Cha tôi và tôi bất hòa với nhau, xin cứ coi là như vậy.
Ông Thompson lại đeo kính vào và nhìn tôi với một vẻ mặt không diễn cảm gì hết mà chỉ có một ông hiệu phó mới có thể in nổi trên mặt mình.
- Cậu Barrett, thật là đáng tiếc.
Đáng tiếc cho ai... – tôi chỉ muốn hỏi ông tạ Ông này bắt đầu làm tôi bực mình rồi đây. Tôi liền bảo:
- Rất đáng tiếc, thưa ông. Nhưng đó chính là lý do khiến tôi đến gặp ông, thưa ông hiệu phó. Sang tháng tới tôi lập gia đình. Hai vợ chồng tôi sẽ làm việc trong suốt mùa hè. Rồi Jenny – đó là tên vợ tôi – sẽ dạy học ở một trường tư thục. Thế cũng đủ để sống, nhưng không đủ cho khoản tiền học. Tiền học ở đây khá cao, thưa ông hiệu phó Thompson.
- Hừm… đúng vậy, - Ông Thompson trả lời. Nhưng ông chỉ trả lời có vậy thôi. Ông không hiểu tí gì những lời tôi nói với ông tả Ông tưởng tôi bỏ công đến phòng làm việc của ông ta để làm cái gì vậy... Tôi nói thẳng thừng (và lần thứ ba):
- Thưa ông hiệu phó, tôi xin được cấp học bổng. Tôi không có tài khoản nào ở ngân hàng, mà tôi thì đã được nhập vào học rồi.
- À mà này! – Ông Thompson lẩn trốn vào sau các quy tắc – Thời hạn để xin tài trợ đã qua từ lâu rồi.
Lão muốn nhận được gì ở tôi, lão già bất lương này... Muốn được nghe những chi tiết thô bỉ chăng... Muốn nghe chuyện tai tiếng chăng... Hay là cái gì...
- Thưa ông hiệu phó, lúc nộp đơn xin học, tôi chưa biết sẽ gặp hoàn cảnh này.
- Đúng thế, cậu Barrett ạ. Nhưng tôi phải nói với cậu rằng ở đây chúng tôi không có quyền can thiệp vào một cuộc cãi cọ trong gia đình. Đáng tiếc thật, như tôi đã nói.
Tôi đứng dậy:
- Thôi được, thưa ông hiệu phó. Tôi biết ông định đi đến đâu rối. Ông đừng có mong tôi nịnh hót cha tôi để cho trường luật của ông một ngày nào đó có một hội trường Barrett đâu nhé.
Khi ra về, tôi còn nghe thấy ngài hiệu phó Thompson lẩm bẩm “Thật không phải tí nào”.
Tôi cũng đồng ý với ông ta, ôi, thật là không phải tí nào.
- Này, cậu Barrett, có thật cậu nói đúng như tôi đã nghe được đấy không...
- Đúng thế ạ, thưa ông hiệu phó.
Nói ra lần đầu không phải là dễ, nhắc lại càng không dễ dàng gì hơn.
- Tôi muốn xin học bổng cho năm tới, thưa ông.
- Thật không...
- Tôi đến đây chỉ vì việc ấy, thưa ông. Ông phụ trách việc trợ cấp tài chính, thưa ông hiệu phó, có phải thế không ạ...
- Phải, nhưng mà, lạ thật đấy. Cụ thân sinh ra cậu…
- Thưa ông, ông ấy không còn dính dáng gì nữa đến chuyện này.
- Cậu nói thế nào... – Ông hiệu phó Thompson nhấc kính ra, dùng cravat lau kính.
- Cha tôi và tôi bất hòa với nhau, xin cứ coi là như vậy.
Ông Thompson lại đeo kính vào và nhìn tôi với một vẻ mặt không diễn cảm gì hết mà chỉ có một ông hiệu phó mới có thể in nổi trên mặt mình.
- Cậu Barrett, thật là đáng tiếc.
Đáng tiếc cho ai... – tôi chỉ muốn hỏi ông tạ Ông này bắt đầu làm tôi bực mình rồi đây. Tôi liền bảo:
- Rất đáng tiếc, thưa ông. Nhưng đó chính là lý do khiến tôi đến gặp ông, thưa ông hiệu phó. Sang tháng tới tôi lập gia đình. Hai vợ chồng tôi sẽ làm việc trong suốt mùa hè. Rồi Jenny – đó là tên vợ tôi – sẽ dạy học ở một trường tư thục. Thế cũng đủ để sống, nhưng không đủ cho khoản tiền học. Tiền học ở đây khá cao, thưa ông hiệu phó Thompson.
- Hừm… đúng vậy, - Ông Thompson trả lời. Nhưng ông chỉ trả lời có vậy thôi. Ông không hiểu tí gì những lời tôi nói với ông tả Ông tưởng tôi bỏ công đến phòng làm việc của ông ta để làm cái gì vậy... Tôi nói thẳng thừng (và lần thứ ba):
- Thưa ông hiệu phó, tôi xin được cấp học bổng. Tôi không có tài khoản nào ở ngân hàng, mà tôi thì đã được nhập vào học rồi.
- À mà này! – Ông Thompson lẩn trốn vào sau các quy tắc – Thời hạn để xin tài trợ đã qua từ lâu rồi.
Lão muốn nhận được gì ở tôi, lão già bất lương này... Muốn được nghe những chi tiết thô bỉ chăng... Muốn nghe chuyện tai tiếng chăng... Hay là cái gì...
- Thưa ông hiệu phó, lúc nộp đơn xin học, tôi chưa biết sẽ gặp hoàn cảnh này.
- Đúng thế, cậu Barrett ạ. Nhưng tôi phải nói với cậu rằng ở đây chúng tôi không có quyền can thiệp vào một cuộc cãi cọ trong gia đình. Đáng tiếc thật, như tôi đã nói.
Tôi đứng dậy:
- Thôi được, thưa ông hiệu phó. Tôi biết ông định đi đến đâu rối. Ông đừng có mong tôi nịnh hót cha tôi để cho trường luật của ông một ngày nào đó có một hội trường Barrett đâu nhé.
Khi ra về, tôi còn nghe thấy ngài hiệu phó Thompson lẩm bẩm “Thật không phải tí nào”.
Tôi cũng đồng ý với ông ta, ôi, thật là không phải tí nào.