Tháng chín tôi bắt đầu trở lại trường. Năm nay là năm thứ tư, không còn nhàn hạ như nhưng năm học trước. Có thêm các môn học như kế toán, quản lý, kế hoạch, chế độ kế toán, và mậu dịch quốc tế v.v... Tùm lum thứ khiến tôi rối cả đầu. Giữa lúc đó thì Vũ Nông lại bận kỳ thi ở Luật sư đoàn, chàng bận túi bụi vì vừa phải làm thư ký cho Toà án ở địa phương, vừa phải nghiên cứu bản án, nghe xử, ghi chú rồi phải soạn bài... Do đó mỗi ngày chúng tôi chỉ gặp nhau buổi tối. Gặp nhau mà trên tay tôi vẫn là một quyển sách dày và trên tay chàng là hồ sơ vụ án. Tuy rất bận rộn, nhưng lúc nào tôi cũng để tâm đến sự tiến triển tình cảm của Tiểu Song và Hữu Văn. Bây giờ thì địa vị của Lư Hữu Văn trong gia đình tôi đã được công khai hóa như Lý Khiêm và Vũ Nông. Có điều họ chỉ đến nhà hai lần, còn phần lớn thời gian là Tiểu Song ở lại bên căn gác trọ của Văn. Theo tôi thì lý do ít đến đó là do sự hiện diện của anh Thi Nghiêu, dù giữa Thi Nghiêu và Tiểu Song chưa có việc gì xảy ra nhưng đã có một khoảng cách, anh Nghiêu và Văn không hợp nhau có vẻ. Tiểu Song hiểu vậy, nên cũng ít đưa Hữu Văn về nhà. Mỗi lần đi vắng Tiểu Song đều mượn cớ:
- Chị nghĩ xem, anh Văn rất bận viết nên không thể ra ngoài. Tối nào anh ấy cũng viết tới khuya.
Tôi hỏi:
- Như vậy cô ngồi bên cạnh, rồi có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh ấy không?
Tiểu Song đỏ mặt, đáp một cách không tự nhiên:
- Em cố gắng để không trở ngại anh ấy, em chỉ phụ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp sách vở, may vá quần áo hoặc đôi lúc chép lại bản thảo. Em hoàn toàn im lặng thì làm sao trở ngại việc viết.
Một bức tranh hoà hợp và sống động. Tôi nghĩ đến hình ảnh của những cặp vợ chồng văn sĩ trong tiểu thuyết, không biết họ có đạt được cái hanh phúc đó không? Tôi hỏi:
- Thế anh Văn viết được bao nhiêu chữ rồi?
Tiểu Song không tự nhiên:
-... Chị Bình, bộ chị tưởng chuyện viết lách đơn giản lắm sao, đâu phải chỉ cần ngồi xuống là có tác phẩm. Chuyện viết lách là chuyện cực khổ vô cùng. Trước kia em cũng không hiểu, em đọc báo, đọc sách, thấy sách báo đủ thứ, em cũng tưởng viết vẫn là một chuyện dễ, đâu ngờ bây giờ thấy anh Hữu Văn viết mới hiểu là muốn làm một nhà văn không phải đơn giản.
Tôi vẫn chưa hiểu, hỏi:
- Sao thế? Nếu nói làm nhà văn không đơn giản sao ở xứ Đài Loan này nhiều quá thế... Ví dụ như...
Tôi đang định đơn cử tên tuổi một số nhà văn thì Tiểu Song đã chau mày cắt ngang:
- Những nhà văn đó viết những tác phẩm không ra gì. Nói chuyện trên trời dưới nước, nặn tác phẩm ra để câu cơm thì có gì là khó? Nhưng như anh Hữu Văn nói người cầm bút phải là người có lương tâm nghệ thuật, tác phẩm phải được chính mình kiểm duyệt và thông qua mới được tung ra ngoài, còn nếu chỉ là một sự lừa dối vô nghĩa thì là vô đạo đức. Vì vậy anh Hữu Văn rất khắt khe với chính mình. Anh bỏ cả một ngày trời, cặm cụi viết rồi ngày hôm sau lại xé bỏ. Anh nói "Thà không có còn hơn".
Chợt nhiên tôi thấy nể vì Lư Hữu Văn vô cùng, tôi nghĩ đến những kịch bản của anh Lý Khiêm, viết tình tiết lập đi lập lại, phát biểu lung tung, có khi xem nửa buổi trời chẳng hiểu mô tê. Thế này thì anh Lý Khiêm phải học hỏi thêm ở anh Hữu Văn. Nếu không học được cái lối viết tuyệt vời của người ta thì ít ra cũng học được cái tinh thần viết lách. Tôi hỏi:
- Thế anh ấy đang viết truyện dài hay truyện ngắn? Những tác phẩm mà anh ấy cho phép in được bao nhiêu rồi, có đăng báo chưa?
Tiểu Song có vẻ ngượng nghịu:
- Có nhà văn nào lúc khởi đầu viết lại viết ngay được truyện dài? Dĩ nhiên là phải bắt đầu bằng truyện ngắn, và tối hôm qua anh ấy mới lập được bản đề cương về nhân vật...
Tôi giật mình:
- Bản đề cương về nhân vật? Truyện ngắn mà phải cần đến nguyên một danh sách nhân vật ư? Có giống như truyện Thủy Hử, tới một trăm lẻ tám vị hảo hớn chăng?
Tiểu Song có vẻ giận:
- Thôi không thèm nói chuyện với chị nữa đâu. Chị không biết một tí gì về văn học cả. Nếu ta không nghiêm khắc đòi hỏi, chỉ viết cho có viết thì dĩ nhiên truyện dài cũng không cần có bản đề cương. Chị có đọc những quyển tiểu thuyết kiếm hiệp không? Nhiều quyển đánh đi đánh lại đã đời có nhiều nhân vật chết rồi lại sống lại, tương tự những quyển tiểu thuyết ba xu cũng thế. Có một cốt truyện mà viết ra những ba bốn tập.
Tôi tròn mắt:
- Em đang nói về tiểu thuyết kiếm hiệp ư? Hữu Văn có định viết những truyện đại loại như vậy không?
Tiểu Song trề môi:
- Chỉ cần nghe đến đó là anh ấy đã bịt mũi.
Vậy là tiểu thuyết mà Hữu Văn định viết hẳn là cao siêu, sâu sắc lắm. Tôi thấy mừng cho Hữu Văn và cho cả Tiểu Song. Qua tháng tám, gió thu đến, cái không khí lành lạnh làm cho con người dễ mơ mộng. Tiểu Song lúc này vắng nhà thường xuyên. Sự tò mò khiến tôi đề nghị với Vũ Nông hôm nào sẽ cùng ghé qua gác trọ của Văn một cách đột xuất, để xem việc viết lách của Văn đã đến đâu. Nhưng còn ngần ngại nên tôi hỏi Tiểu Song:
- Anh Hữu Văn có khó tính không, khi viết chắc hẳn không cho phép ai quấy rầy cả
Tiểu Song nói:
- Vâng, anh ấy nghiêm túc, khi viết chẳng thích ai vào.
Nhưng Vũ Nông nói:
- Ồ, không sao anh với hắn là bạn cơ mà. Nhờ anh hắn mới quen được với Tiểu Song thế mà chưa có một ly rượu mừng uống. Chúng ta cứ đến đấy uống ly trà, xem họ sinh hoạt ra sao cũng không quá đáng.
Thế là tối hôm đó, tôi với anh Vũ Nông ghé qua "căn gác văn học" của Hữu Văn.
Đó là căn gác nhỏ, nằm trên sân thượng lầu tư của một nhà tư nhân, có lẽ lúc đầu được sử dụng như chỗ chứa đồ dư thừa, sau đó không hiểu vì lẽ gì mới đem ra cho thuê. Và chúng tôi phải hì hục lắm mới lên tới nơi. Nhà tôi là loại nhà triệt kiểu Nhật. Mấy năm trước với phong trào xây cất cao ốc chung cư, có nhiều nhà thầu đến đề nghị hợp tác nhưng cha không chịu. Nhờ vậy chúng tôi khỏi phải leo lầu. Chỉ có bốn tầng mà đã muốn đứt hơi. Đúng là ái tình vĩ đại thật!
Mở cửa là Tiểu Song tròn mắt ngạc nhiên. Hữu Văn vừa thấy chúng tôi, từ bàn viết đứng dậy ròn rã:
- Đúng là khách quý, khách quý, khách hiếm!
Vũ Nông cười:
- Vậy ra ở đây còn khách thường xuyên nữa cơ?
Lư Hữu Văn nói.
- Có chứ, sao lại không?
Tôi hỏi:
- Ai vậy? Không được tính Tiểu Song nghe, cô ấy không kể là khách.
- Vậy thì là chuột!
Chúng tôi cùng cười. Tôi có cái nhận xét là Lư Hữu Văn lúc nào cũng rất lạc quan. Từ cái ăn uống, tiện nghi thiếu thốn vẫn không lo lắng. Tôi đưa mắt quan sát căn phòng. Thú thật chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà đơn giản hơn. Nhà cây vách hở, gió tự do luồn vào. Một miếng ván to đặt sát vào vách, dùng làm giường, rôì mấy miếng gỗ khác ghép lại làm thành kệ sách, chất đầy sách. Chỉ có một tiện nghi giống như đồ đạc trong nhà đó là chiếc bàn và hai chiếc ghế. Giấy nằm rải trên bàn tờ đã viết, chưa viết... Và một hộp bút bi. Tôi thắc mắc không hiểu chuyện viết văn là thế nào. Không lẽ mỗi lần viết phải sử dụng đến bao nhiêu giấy. Viết xong tờ nào, lấy tờ khác, bút cũng vậy không được ư. Hình như hiểu được điều tôi nghĩ, Tiểu Song nói:
- Bút bi hay bị chảy mực, nên phải mua nhiều, em đã thử xem cây nào viết được để qua bên, để anh Văn viết. Sợ lúc ấy đang cảm hứng mà không chọn được cây bút tốt thì trở ngại nhiều.
Thì ra thế nhà văn nào cũng có người túc trực bên, hầu hạ, viết thế này mà chẳng thành công cũng uổng. Tôi lại quan sát tiếp. Trên bàn ngoài giấy và bút ra còn một dĩa đậu phụng rang, một dĩa bánh ngọt, một dĩa khô... Chỉ thiếu một bình rượu nữa là đủ bộ. Tiểu Song phải giải thích:
- Khi viết anh ấy hay ăn vặt, có khi viết đến khuya bụng đói, có gì nhắm nháp cũng đỡ.
À thì ra... Những món mà tôi thích ăn như quả đậu, chị Tịnh thích ăn nho khô, và bánh ngọt của nội trong nhà đều biến mất. Nó chạy hết về đây, Hữu Văn đẩy hai chiếc ghế về phía chúng tôi nói:
- Ngồi đi chứ? Đứng chi thế?
- Thôi để tôi ngồi lên giường được rồi.
Tôi nói và ngồi xuống, không ngờ vừa đặt đít lên đã nghe tiếng kèn kẹt. Tiểu Song trấn an:
- Không sao đâu, nó không sập được, nếu có sập thì cũng chỉ có cách mặt nền có hai tấc cũng chẳng đến nỗi nào.
Tôi yên tâm ngồi xuống. Tiểu Song rót cho chúng tôi hai ly trà thơm và ngọt loại Toàn Tường, thứ loại mà nhà tôi thường uống. Vậy là của Tiểu Song mang đến thôi. Vừa uống trà tôi vừa nói:
- Anh cứ lo việc của anh, đừng để tâm tới sự hiện diện của chúng tôi mà bị cắt dòng cảm hứng. Tôi với anh Nông đến đây chỉ tò mò xem cuộc sống của anh thế nào. Nếu không có lợi cho anh thì tôi xin rút lui ngay.
Hữu Văn nói:
- Không, không có gì. Các bạn cứ ngồi chơi. Hôm nay cũng may là tôi hơi mệt mỏi, ý cạn, chưa thể viết được, sự hiện diện của các bạn cũng chẳng ảnh hưởng gì đâu.
Vũ Nông bước tới bàn, lật một vài trang bản thảo, hỏi:
- Sao viết tới đâu rồi? Tiểu thuyết ư? Tên gì vậy?
Tiểu Song bước vội tới, ngăn lại:
- Anh đừng động đến, để không tí nữa anh ấy bảo là tìm không ra đầu đề.
Vũ Nông ngạc nhiên.
- Sao kỳ vậy? Cậu viết được bao nhiêu chương rồi? Bao nhiêu đầu đề?
Lư Hữu Văn nói:
- Cậu không hiểu. Mấy hôm nay tôi đã soạn ra được mười mấy đầu đề, chứ chưa viết được chương nào hết. Viết tiểu thuyết mà ta chọn đầu đề rồi thì phần sau sẽ viết được dễ hơn.
Tiểu Song cũng tiếp lời:
- Đầu đề của một cuốn sách quan trọng lắm chứ!
Tôi lanh miệng:
- Nhưng nếu chỉ có đầu mà chẳng tay chân thì cũng không là một quyển sách.
Lư Hữu Văn cười:
- Cũng đúng, nhưng viết sách cái mở đầu là quan trọng. Ta chọn được tựa sách, chủ đề sách đã là đi nửa đoạn đường. Cũng chính vì vậy mà tôi rất thận trọng khi đặt bút phần mở đầu.
Vũ Nông hỏi:
- Thế lúc viết tới giờ, anh đã viết được bao nhiêu rồi?
Hữu Văn cười, vừa cười vừa chỉ về phía Tiểu Song.
- Cậu hỏi cô ấy, chính cô ấy hại tôi đấy.
Tiểu Song đỏ mặt, môt chút mắc cở, một chút sung sướng. Tôi và Vũ Nông nhìn nhau, không hiểu gì cả. Nhất là tôi, tôi ngu ngơ đến độ buột miệng:
- Tiểu Song làm sao hại anh Văn không viết được vậy?
Tiểu Song chỉ cười lảng:
- Đừng nghe ông ấy, ông ấy chỉ giỏi khôi hài.
Hữu Văn quay sang Vũ Nông.
- Khôi hài ư? Cậu Nông, cậu nhớ lúc còn ở Mã Tổ không? Cả ngày tập luyện mệt phờ, mà tới tối đến vẫn còn viết được một vài bài. Lúc trở về đây tôi đã định bụng sẽ làm ăn lớn, viết một tác phẩm vĩ đại, vậy mà gặp Tiểu Song là... dẹp hết.
Tôi thắc mắt.
- Sao vậy? Sao gặp Tiểu Song là không viết được nữa?
Lư Hữu Văn nhìn chúng tôi.
- Viết văn khác hẳn với làm những việc khác, phải tập trung toàn bộ tư tưởng. Nhưng bây giờ thì, vừa thức dậy làđầu tôi đã nghĩ đến Tiểu Song, tim tôi cũng gọi Tiểu Song. Hôm nào cô ấy không đến, ruột tôi nôn nóng, chờ đợi, không muốn ăn, không uống như vậy còn tinh thần đâu mà viết? Khi cô ấy đến rồi. Thì nhất cử nhất động gì của cô ta cũng ngập đầy tình yêu. Đầu tôi ngẩn ngơ. Còn ý đâu mà viết thành lời. Trước kia tôi đâu có ngờ sức mạnh của tình yêu lại mạnh như vậy? Cũng vì tình yêu của Tiểu Song mà tôi không viết được, không trách cô ấy thì trách ai?
Tiểu Song nghe Hữu Văn kể khổ, chỉ cười, mắt long lanh:
- Đừng tin anh ấy. Cái gì viêt không ra là đổ tội cho người.
- Tôi nói thật đo chứ, đó là sự thật.
Hữu Văn nói, và cười. Tôi đưa mắt nhìn Vũ Nông rồi khắp căn phòng. Ngôi nhà không đủ che mưa che nắng, nhưng ngập đầy cái ấm cúng của mùa xuân. Còn những tờ giấy viết dở trên bàn? Nghĩ đến lời của Hữu Văn. Tình yêu là vật cản của sự nghiệp viết lách? Như vậy hạnh phúc đã hạn chế sự phát triển của nghệ thuật? Và tất cả những tuyệt tác trên đời này đều thành hình từ khổ đau cay đắng ư? Nếu thật như vậy thì cuộc gặp gỡ giữa Hữu Văn và Tiểu Song chỉ mang đến cho Hữu Văn một sự bất hạnh. Rắc rối quá và tôi không muốn nghĩ tiếp nữa.
Tối hôm ấy khi ra khỏi nhà của Hữu Văn, tay trong tay tôi và Vũ Nông thả trên phố, trong cái gió thu lành lạnh, trong cái ánh đèn vàng vọt và phố vắng đầu mưa, tôi nói:
- Anh Vũ Nông này, anh có nghĩ là sau này Hữu Văn và Tiểu Song hạnh phúc không?
Vũ Nông nói với giọng tự tin, chàng có vẻ san sẻ niềm vui từ hạnh phúc của Văn.
- Em không thấy bây giờ họ quá hạnh phúc ư? Hãy tin tưởng chỉ có tin yêu mới mang lại hạnh phúc, họ hạnh phúc và ta, ta cũng hạnh phúc.
Tôi vẫn không yên tâm.
- Nhưng mà, nếu Lư Hữu Văn không viết, không tìm cách viết, cứ chờ có hứng có linh cảm mới viết thì em sợ rằng chẳng bao giờ anh ấy thành công, anh ấy cần điều đó, như cần lập gia đình, họ không thể sống bên nhau, trong một chiếc chòi đơn sơ như vậy.
Anh Vũ Nông có vẻ bất mãn.
- Sao em lại thực tế như vậy? Anh nghĩ là chỉ cần hiểu và yêu nhau. Còn giàu nghèo không là vấn đề. Có khi càng nghèo, tình yêu được thử thách mới càng thấy vĩ đại: Đó là chưa hẳn Văn nghèo mãi, anh tin tưởng là cậu ấy sẽ thành công. Vì xã hội hiện nay đâu để mai một nhân tài như xưa? Có tài là không sợ gì hết.
Tôi hỏi và không tin tưởng.
- Có thật thế không?
Vũ Nông nói.
- Vậy thì em cứ chờ xem.
Tôi nhún vai, Đương nhiên là không còn cách nào khác hơn là chờ xem. Thế giới này tiến hóa và thay đổi không ngừng. Thời gian trôi qua, rồi lần lượt mọi cái sẽ xuất hiện - tốt hay xấu thế thôi.
Tối hôm ấy, khuya lắm tôi mới về tới nhà. Như một bất ngờ. Anh Thi Nghiêu vẫn còn chưa ngủ. Anh ngồi một mình giữa phòng khách hút thuốc. Đó là một chuyện lạ. Vì ít khi anh Thi Nghiêu hút thuốc trong phòng khách, anh chỉ hút ở phòng riêng, tôi bước tới hỏi:
- Anh làm gì đó?
- Anh đang đợi Tiểu Song.
Tim tôi đập mạnh, nhìn anh tôi nói:
- Đợi cô ấy làm gì?
- Có chuyện cần nói.
Anh Nghiêu đáp gọn. Tôi ngồi xuống trước mặt nhìn anh. Qua làn khói mờ mờ không cảm nhận được cảm xúc trên mặt. Tôi nhớ tới cái không khí mùa xuân trong ngôi nhà nhỏ của Hữu Văn. Tôi nói:
- Ban nãy tụi em đến nhà Lư Hữu Văn, gặp Tiểu Song ở đấy. Hữu Văn viết còn Tiểu Song chép lại. Ngôi nhà thì rách nát nhưng họ có vẻ rất vui.
Anh Nghiêu dụi tàn thuốc, trừng trừng nhìn tôi.
- Em nói những điều đó với anh làm gì? Em tưởng anh gặp Tiểu Song để muốn nói gì chứ? Đến giờ phút này rồi, còn gì để nói nữa đâu. Anh nào có ngu đến mức như vậy?
Tôi buồn buồn:
- Em không biết, mãi đến giờ này em vẫn không hiểu anh, nên có khi em thấy mình ngu quá.
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi có vẻ xúc động, anh đứng dậy:
- Anh hiểu... ở nhà này, em là người hiểu anh nhất.
Rồi anh Nghiêu bỏ về phòng riêng, trước khi khép cửa phòng lại anh còn quay lại nói:
- Thôi không cần đợi Tiểu Song về nữa, em nhắn lại với cô ấy là tối mai lúc sáu giờ mười phút cô ấy nên chờ xem tiết mục Rừng Ca Khúc nhé.
Phòng khách chỉ còn lại một mình tôi. Không biết tiết mục Rừng Ca Khúc và Tiểu Song có quan hệ gì mà anh Thi Nghiêu muốn Tiểu Song xem. Hay đó là một chương trình đặc biệt mà anh đã dành riêng cho nàng? Mười một giờ rưỡi khuya. Tiểu Song vẫn chưa về. Tôi mệt quá, trở về phòng riêng,. Tôi nằm trên giường chờ Tiểu Song nhưng rồi chợp mắt lúc nào không biết. Và Tiểu Song trở về tôi cũng không hay. Đến khi thức dậy, thì trời đã sáng trắng. Tiểu Song không còn trên giường. Chỉ có một mảnh giấy trên bàn.
"Em cùng anh Hữu Văn đến Tân Trúc thăm bạn, sẽ không về dùng cơm trưa lẫn cơm tối"
Chết chưa! Tôi nhớ lại. Tôi đã quên không thông báo cho Tiểu Song biết lời dặn dò của anh thi Nghiêu. Tôi vội chạy sang phòng anh Nghiêu và xin lỗi. Anh ấy yên lặng một chút rồi cười buồn.
- Thôi cũng không có gì... có lẽ... có lẽ định mệnh muốn thế.
Nghe những lời thất vọng trên, tôi càng bứt rứt. Nhưng làm sao kéo Tiểu Song lại? Nàng đang rên đường đến Tân Trúc rồi?
Tối hôm ấy lúc sáu giờ mười. Tôi đã xem được tiết mục đó. Không phải chỉ có tôi mà còn cả gia đình. Tôi nghĩ, chắc chắn là không có ai trong gia đình tôi có được cái ấn tượng mạnh mẽ mà tôi có hôm ấy. Vì đó chỉ là một tiết mục ca nhạc bình thường. Có điều một bản nhạc. Vâng, trong chương trình đó có một bản nhạc. Một bản nhạc có tên là “Bên Dòng Nước” với bối cảnh là một thiếu nữ tóc dài, đứng trên bờ sông, khói sóng mờ nhạt. Một vài cành cây leo thả trên sông nước. Khiến cho bối cảnh càng mông lung, hư ảo. Gió thổi, tóc bay, nước lăn tăn sóng gợn. Tiếng ca phối hợp từ hậu trường vang lên:
Sóng nước mây mù cỏ non xanh
Có người thiếu nữ đứng bên dòng
Và tôi xuôi ngược cùng năm tháng
Mơ được cùng ai cạnh mãi lòng
Dù cho sóng vỗ thác ghềnh cao
Dù cho dịu vợi gữa bên dòng
Tôi vẫn thầm mong cùng ai đó
Được sống gần nhau cảnh vợ chồng
Nhưng cỏ buồn khô, mây trắng bay
Người con gái đó vẫn bên dòng
Mà sao hai ngã giờ chia cách
Không thể cùng ai đến cạnh nhau
Cuộc đời buồn quá lòng xa lạ
Có nhớ thương người tôi muốn sang
Người con gái cũ giờ như nước
Trôi giữa dòng đời mắt đắng cay.
Bài hát đã dứt, rồi bối cảnh người con gái mờ nhạt dần rồi biến mất. Tôi có cảm tưởng đó là hình ảnh của Tiểu Song.
Đi về phòng đột nhiên tôi thấy mình ràn rụa nước mắt.
- Chị nghĩ xem, anh Văn rất bận viết nên không thể ra ngoài. Tối nào anh ấy cũng viết tới khuya.
Tôi hỏi:
- Như vậy cô ngồi bên cạnh, rồi có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh ấy không?
Tiểu Song đỏ mặt, đáp một cách không tự nhiên:
- Em cố gắng để không trở ngại anh ấy, em chỉ phụ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp sách vở, may vá quần áo hoặc đôi lúc chép lại bản thảo. Em hoàn toàn im lặng thì làm sao trở ngại việc viết.
Một bức tranh hoà hợp và sống động. Tôi nghĩ đến hình ảnh của những cặp vợ chồng văn sĩ trong tiểu thuyết, không biết họ có đạt được cái hanh phúc đó không? Tôi hỏi:
- Thế anh Văn viết được bao nhiêu chữ rồi?
Tiểu Song không tự nhiên:
-... Chị Bình, bộ chị tưởng chuyện viết lách đơn giản lắm sao, đâu phải chỉ cần ngồi xuống là có tác phẩm. Chuyện viết lách là chuyện cực khổ vô cùng. Trước kia em cũng không hiểu, em đọc báo, đọc sách, thấy sách báo đủ thứ, em cũng tưởng viết vẫn là một chuyện dễ, đâu ngờ bây giờ thấy anh Hữu Văn viết mới hiểu là muốn làm một nhà văn không phải đơn giản.
Tôi vẫn chưa hiểu, hỏi:
- Sao thế? Nếu nói làm nhà văn không đơn giản sao ở xứ Đài Loan này nhiều quá thế... Ví dụ như...
Tôi đang định đơn cử tên tuổi một số nhà văn thì Tiểu Song đã chau mày cắt ngang:
- Những nhà văn đó viết những tác phẩm không ra gì. Nói chuyện trên trời dưới nước, nặn tác phẩm ra để câu cơm thì có gì là khó? Nhưng như anh Hữu Văn nói người cầm bút phải là người có lương tâm nghệ thuật, tác phẩm phải được chính mình kiểm duyệt và thông qua mới được tung ra ngoài, còn nếu chỉ là một sự lừa dối vô nghĩa thì là vô đạo đức. Vì vậy anh Hữu Văn rất khắt khe với chính mình. Anh bỏ cả một ngày trời, cặm cụi viết rồi ngày hôm sau lại xé bỏ. Anh nói "Thà không có còn hơn".
Chợt nhiên tôi thấy nể vì Lư Hữu Văn vô cùng, tôi nghĩ đến những kịch bản của anh Lý Khiêm, viết tình tiết lập đi lập lại, phát biểu lung tung, có khi xem nửa buổi trời chẳng hiểu mô tê. Thế này thì anh Lý Khiêm phải học hỏi thêm ở anh Hữu Văn. Nếu không học được cái lối viết tuyệt vời của người ta thì ít ra cũng học được cái tinh thần viết lách. Tôi hỏi:
- Thế anh ấy đang viết truyện dài hay truyện ngắn? Những tác phẩm mà anh ấy cho phép in được bao nhiêu rồi, có đăng báo chưa?
Tiểu Song có vẻ ngượng nghịu:
- Có nhà văn nào lúc khởi đầu viết lại viết ngay được truyện dài? Dĩ nhiên là phải bắt đầu bằng truyện ngắn, và tối hôm qua anh ấy mới lập được bản đề cương về nhân vật...
Tôi giật mình:
- Bản đề cương về nhân vật? Truyện ngắn mà phải cần đến nguyên một danh sách nhân vật ư? Có giống như truyện Thủy Hử, tới một trăm lẻ tám vị hảo hớn chăng?
Tiểu Song có vẻ giận:
- Thôi không thèm nói chuyện với chị nữa đâu. Chị không biết một tí gì về văn học cả. Nếu ta không nghiêm khắc đòi hỏi, chỉ viết cho có viết thì dĩ nhiên truyện dài cũng không cần có bản đề cương. Chị có đọc những quyển tiểu thuyết kiếm hiệp không? Nhiều quyển đánh đi đánh lại đã đời có nhiều nhân vật chết rồi lại sống lại, tương tự những quyển tiểu thuyết ba xu cũng thế. Có một cốt truyện mà viết ra những ba bốn tập.
Tôi tròn mắt:
- Em đang nói về tiểu thuyết kiếm hiệp ư? Hữu Văn có định viết những truyện đại loại như vậy không?
Tiểu Song trề môi:
- Chỉ cần nghe đến đó là anh ấy đã bịt mũi.
Vậy là tiểu thuyết mà Hữu Văn định viết hẳn là cao siêu, sâu sắc lắm. Tôi thấy mừng cho Hữu Văn và cho cả Tiểu Song. Qua tháng tám, gió thu đến, cái không khí lành lạnh làm cho con người dễ mơ mộng. Tiểu Song lúc này vắng nhà thường xuyên. Sự tò mò khiến tôi đề nghị với Vũ Nông hôm nào sẽ cùng ghé qua gác trọ của Văn một cách đột xuất, để xem việc viết lách của Văn đã đến đâu. Nhưng còn ngần ngại nên tôi hỏi Tiểu Song:
- Anh Hữu Văn có khó tính không, khi viết chắc hẳn không cho phép ai quấy rầy cả
Tiểu Song nói:
- Vâng, anh ấy nghiêm túc, khi viết chẳng thích ai vào.
Nhưng Vũ Nông nói:
- Ồ, không sao anh với hắn là bạn cơ mà. Nhờ anh hắn mới quen được với Tiểu Song thế mà chưa có một ly rượu mừng uống. Chúng ta cứ đến đấy uống ly trà, xem họ sinh hoạt ra sao cũng không quá đáng.
Thế là tối hôm đó, tôi với anh Vũ Nông ghé qua "căn gác văn học" của Hữu Văn.
Đó là căn gác nhỏ, nằm trên sân thượng lầu tư của một nhà tư nhân, có lẽ lúc đầu được sử dụng như chỗ chứa đồ dư thừa, sau đó không hiểu vì lẽ gì mới đem ra cho thuê. Và chúng tôi phải hì hục lắm mới lên tới nơi. Nhà tôi là loại nhà triệt kiểu Nhật. Mấy năm trước với phong trào xây cất cao ốc chung cư, có nhiều nhà thầu đến đề nghị hợp tác nhưng cha không chịu. Nhờ vậy chúng tôi khỏi phải leo lầu. Chỉ có bốn tầng mà đã muốn đứt hơi. Đúng là ái tình vĩ đại thật!
Mở cửa là Tiểu Song tròn mắt ngạc nhiên. Hữu Văn vừa thấy chúng tôi, từ bàn viết đứng dậy ròn rã:
- Đúng là khách quý, khách quý, khách hiếm!
Vũ Nông cười:
- Vậy ra ở đây còn khách thường xuyên nữa cơ?
Lư Hữu Văn nói.
- Có chứ, sao lại không?
Tôi hỏi:
- Ai vậy? Không được tính Tiểu Song nghe, cô ấy không kể là khách.
- Vậy thì là chuột!
Chúng tôi cùng cười. Tôi có cái nhận xét là Lư Hữu Văn lúc nào cũng rất lạc quan. Từ cái ăn uống, tiện nghi thiếu thốn vẫn không lo lắng. Tôi đưa mắt quan sát căn phòng. Thú thật chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà đơn giản hơn. Nhà cây vách hở, gió tự do luồn vào. Một miếng ván to đặt sát vào vách, dùng làm giường, rôì mấy miếng gỗ khác ghép lại làm thành kệ sách, chất đầy sách. Chỉ có một tiện nghi giống như đồ đạc trong nhà đó là chiếc bàn và hai chiếc ghế. Giấy nằm rải trên bàn tờ đã viết, chưa viết... Và một hộp bút bi. Tôi thắc mắc không hiểu chuyện viết văn là thế nào. Không lẽ mỗi lần viết phải sử dụng đến bao nhiêu giấy. Viết xong tờ nào, lấy tờ khác, bút cũng vậy không được ư. Hình như hiểu được điều tôi nghĩ, Tiểu Song nói:
- Bút bi hay bị chảy mực, nên phải mua nhiều, em đã thử xem cây nào viết được để qua bên, để anh Văn viết. Sợ lúc ấy đang cảm hứng mà không chọn được cây bút tốt thì trở ngại nhiều.
Thì ra thế nhà văn nào cũng có người túc trực bên, hầu hạ, viết thế này mà chẳng thành công cũng uổng. Tôi lại quan sát tiếp. Trên bàn ngoài giấy và bút ra còn một dĩa đậu phụng rang, một dĩa bánh ngọt, một dĩa khô... Chỉ thiếu một bình rượu nữa là đủ bộ. Tiểu Song phải giải thích:
- Khi viết anh ấy hay ăn vặt, có khi viết đến khuya bụng đói, có gì nhắm nháp cũng đỡ.
À thì ra... Những món mà tôi thích ăn như quả đậu, chị Tịnh thích ăn nho khô, và bánh ngọt của nội trong nhà đều biến mất. Nó chạy hết về đây, Hữu Văn đẩy hai chiếc ghế về phía chúng tôi nói:
- Ngồi đi chứ? Đứng chi thế?
- Thôi để tôi ngồi lên giường được rồi.
Tôi nói và ngồi xuống, không ngờ vừa đặt đít lên đã nghe tiếng kèn kẹt. Tiểu Song trấn an:
- Không sao đâu, nó không sập được, nếu có sập thì cũng chỉ có cách mặt nền có hai tấc cũng chẳng đến nỗi nào.
Tôi yên tâm ngồi xuống. Tiểu Song rót cho chúng tôi hai ly trà thơm và ngọt loại Toàn Tường, thứ loại mà nhà tôi thường uống. Vậy là của Tiểu Song mang đến thôi. Vừa uống trà tôi vừa nói:
- Anh cứ lo việc của anh, đừng để tâm tới sự hiện diện của chúng tôi mà bị cắt dòng cảm hứng. Tôi với anh Nông đến đây chỉ tò mò xem cuộc sống của anh thế nào. Nếu không có lợi cho anh thì tôi xin rút lui ngay.
Hữu Văn nói:
- Không, không có gì. Các bạn cứ ngồi chơi. Hôm nay cũng may là tôi hơi mệt mỏi, ý cạn, chưa thể viết được, sự hiện diện của các bạn cũng chẳng ảnh hưởng gì đâu.
Vũ Nông bước tới bàn, lật một vài trang bản thảo, hỏi:
- Sao viết tới đâu rồi? Tiểu thuyết ư? Tên gì vậy?
Tiểu Song bước vội tới, ngăn lại:
- Anh đừng động đến, để không tí nữa anh ấy bảo là tìm không ra đầu đề.
Vũ Nông ngạc nhiên.
- Sao kỳ vậy? Cậu viết được bao nhiêu chương rồi? Bao nhiêu đầu đề?
Lư Hữu Văn nói:
- Cậu không hiểu. Mấy hôm nay tôi đã soạn ra được mười mấy đầu đề, chứ chưa viết được chương nào hết. Viết tiểu thuyết mà ta chọn đầu đề rồi thì phần sau sẽ viết được dễ hơn.
Tiểu Song cũng tiếp lời:
- Đầu đề của một cuốn sách quan trọng lắm chứ!
Tôi lanh miệng:
- Nhưng nếu chỉ có đầu mà chẳng tay chân thì cũng không là một quyển sách.
Lư Hữu Văn cười:
- Cũng đúng, nhưng viết sách cái mở đầu là quan trọng. Ta chọn được tựa sách, chủ đề sách đã là đi nửa đoạn đường. Cũng chính vì vậy mà tôi rất thận trọng khi đặt bút phần mở đầu.
Vũ Nông hỏi:
- Thế lúc viết tới giờ, anh đã viết được bao nhiêu rồi?
Hữu Văn cười, vừa cười vừa chỉ về phía Tiểu Song.
- Cậu hỏi cô ấy, chính cô ấy hại tôi đấy.
Tiểu Song đỏ mặt, môt chút mắc cở, một chút sung sướng. Tôi và Vũ Nông nhìn nhau, không hiểu gì cả. Nhất là tôi, tôi ngu ngơ đến độ buột miệng:
- Tiểu Song làm sao hại anh Văn không viết được vậy?
Tiểu Song chỉ cười lảng:
- Đừng nghe ông ấy, ông ấy chỉ giỏi khôi hài.
Hữu Văn quay sang Vũ Nông.
- Khôi hài ư? Cậu Nông, cậu nhớ lúc còn ở Mã Tổ không? Cả ngày tập luyện mệt phờ, mà tới tối đến vẫn còn viết được một vài bài. Lúc trở về đây tôi đã định bụng sẽ làm ăn lớn, viết một tác phẩm vĩ đại, vậy mà gặp Tiểu Song là... dẹp hết.
Tôi thắc mắt.
- Sao vậy? Sao gặp Tiểu Song là không viết được nữa?
Lư Hữu Văn nhìn chúng tôi.
- Viết văn khác hẳn với làm những việc khác, phải tập trung toàn bộ tư tưởng. Nhưng bây giờ thì, vừa thức dậy làđầu tôi đã nghĩ đến Tiểu Song, tim tôi cũng gọi Tiểu Song. Hôm nào cô ấy không đến, ruột tôi nôn nóng, chờ đợi, không muốn ăn, không uống như vậy còn tinh thần đâu mà viết? Khi cô ấy đến rồi. Thì nhất cử nhất động gì của cô ta cũng ngập đầy tình yêu. Đầu tôi ngẩn ngơ. Còn ý đâu mà viết thành lời. Trước kia tôi đâu có ngờ sức mạnh của tình yêu lại mạnh như vậy? Cũng vì tình yêu của Tiểu Song mà tôi không viết được, không trách cô ấy thì trách ai?
Tiểu Song nghe Hữu Văn kể khổ, chỉ cười, mắt long lanh:
- Đừng tin anh ấy. Cái gì viêt không ra là đổ tội cho người.
- Tôi nói thật đo chứ, đó là sự thật.
Hữu Văn nói, và cười. Tôi đưa mắt nhìn Vũ Nông rồi khắp căn phòng. Ngôi nhà không đủ che mưa che nắng, nhưng ngập đầy cái ấm cúng của mùa xuân. Còn những tờ giấy viết dở trên bàn? Nghĩ đến lời của Hữu Văn. Tình yêu là vật cản của sự nghiệp viết lách? Như vậy hạnh phúc đã hạn chế sự phát triển của nghệ thuật? Và tất cả những tuyệt tác trên đời này đều thành hình từ khổ đau cay đắng ư? Nếu thật như vậy thì cuộc gặp gỡ giữa Hữu Văn và Tiểu Song chỉ mang đến cho Hữu Văn một sự bất hạnh. Rắc rối quá và tôi không muốn nghĩ tiếp nữa.
Tối hôm ấy khi ra khỏi nhà của Hữu Văn, tay trong tay tôi và Vũ Nông thả trên phố, trong cái gió thu lành lạnh, trong cái ánh đèn vàng vọt và phố vắng đầu mưa, tôi nói:
- Anh Vũ Nông này, anh có nghĩ là sau này Hữu Văn và Tiểu Song hạnh phúc không?
Vũ Nông nói với giọng tự tin, chàng có vẻ san sẻ niềm vui từ hạnh phúc của Văn.
- Em không thấy bây giờ họ quá hạnh phúc ư? Hãy tin tưởng chỉ có tin yêu mới mang lại hạnh phúc, họ hạnh phúc và ta, ta cũng hạnh phúc.
Tôi vẫn không yên tâm.
- Nhưng mà, nếu Lư Hữu Văn không viết, không tìm cách viết, cứ chờ có hứng có linh cảm mới viết thì em sợ rằng chẳng bao giờ anh ấy thành công, anh ấy cần điều đó, như cần lập gia đình, họ không thể sống bên nhau, trong một chiếc chòi đơn sơ như vậy.
Anh Vũ Nông có vẻ bất mãn.
- Sao em lại thực tế như vậy? Anh nghĩ là chỉ cần hiểu và yêu nhau. Còn giàu nghèo không là vấn đề. Có khi càng nghèo, tình yêu được thử thách mới càng thấy vĩ đại: Đó là chưa hẳn Văn nghèo mãi, anh tin tưởng là cậu ấy sẽ thành công. Vì xã hội hiện nay đâu để mai một nhân tài như xưa? Có tài là không sợ gì hết.
Tôi hỏi và không tin tưởng.
- Có thật thế không?
Vũ Nông nói.
- Vậy thì em cứ chờ xem.
Tôi nhún vai, Đương nhiên là không còn cách nào khác hơn là chờ xem. Thế giới này tiến hóa và thay đổi không ngừng. Thời gian trôi qua, rồi lần lượt mọi cái sẽ xuất hiện - tốt hay xấu thế thôi.
Tối hôm ấy, khuya lắm tôi mới về tới nhà. Như một bất ngờ. Anh Thi Nghiêu vẫn còn chưa ngủ. Anh ngồi một mình giữa phòng khách hút thuốc. Đó là một chuyện lạ. Vì ít khi anh Thi Nghiêu hút thuốc trong phòng khách, anh chỉ hút ở phòng riêng, tôi bước tới hỏi:
- Anh làm gì đó?
- Anh đang đợi Tiểu Song.
Tim tôi đập mạnh, nhìn anh tôi nói:
- Đợi cô ấy làm gì?
- Có chuyện cần nói.
Anh Nghiêu đáp gọn. Tôi ngồi xuống trước mặt nhìn anh. Qua làn khói mờ mờ không cảm nhận được cảm xúc trên mặt. Tôi nhớ tới cái không khí mùa xuân trong ngôi nhà nhỏ của Hữu Văn. Tôi nói:
- Ban nãy tụi em đến nhà Lư Hữu Văn, gặp Tiểu Song ở đấy. Hữu Văn viết còn Tiểu Song chép lại. Ngôi nhà thì rách nát nhưng họ có vẻ rất vui.
Anh Nghiêu dụi tàn thuốc, trừng trừng nhìn tôi.
- Em nói những điều đó với anh làm gì? Em tưởng anh gặp Tiểu Song để muốn nói gì chứ? Đến giờ phút này rồi, còn gì để nói nữa đâu. Anh nào có ngu đến mức như vậy?
Tôi buồn buồn:
- Em không biết, mãi đến giờ này em vẫn không hiểu anh, nên có khi em thấy mình ngu quá.
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi có vẻ xúc động, anh đứng dậy:
- Anh hiểu... ở nhà này, em là người hiểu anh nhất.
Rồi anh Nghiêu bỏ về phòng riêng, trước khi khép cửa phòng lại anh còn quay lại nói:
- Thôi không cần đợi Tiểu Song về nữa, em nhắn lại với cô ấy là tối mai lúc sáu giờ mười phút cô ấy nên chờ xem tiết mục Rừng Ca Khúc nhé.
Phòng khách chỉ còn lại một mình tôi. Không biết tiết mục Rừng Ca Khúc và Tiểu Song có quan hệ gì mà anh Thi Nghiêu muốn Tiểu Song xem. Hay đó là một chương trình đặc biệt mà anh đã dành riêng cho nàng? Mười một giờ rưỡi khuya. Tiểu Song vẫn chưa về. Tôi mệt quá, trở về phòng riêng,. Tôi nằm trên giường chờ Tiểu Song nhưng rồi chợp mắt lúc nào không biết. Và Tiểu Song trở về tôi cũng không hay. Đến khi thức dậy, thì trời đã sáng trắng. Tiểu Song không còn trên giường. Chỉ có một mảnh giấy trên bàn.
"Em cùng anh Hữu Văn đến Tân Trúc thăm bạn, sẽ không về dùng cơm trưa lẫn cơm tối"
Chết chưa! Tôi nhớ lại. Tôi đã quên không thông báo cho Tiểu Song biết lời dặn dò của anh thi Nghiêu. Tôi vội chạy sang phòng anh Nghiêu và xin lỗi. Anh ấy yên lặng một chút rồi cười buồn.
- Thôi cũng không có gì... có lẽ... có lẽ định mệnh muốn thế.
Nghe những lời thất vọng trên, tôi càng bứt rứt. Nhưng làm sao kéo Tiểu Song lại? Nàng đang rên đường đến Tân Trúc rồi?
Tối hôm ấy lúc sáu giờ mười. Tôi đã xem được tiết mục đó. Không phải chỉ có tôi mà còn cả gia đình. Tôi nghĩ, chắc chắn là không có ai trong gia đình tôi có được cái ấn tượng mạnh mẽ mà tôi có hôm ấy. Vì đó chỉ là một tiết mục ca nhạc bình thường. Có điều một bản nhạc. Vâng, trong chương trình đó có một bản nhạc. Một bản nhạc có tên là “Bên Dòng Nước” với bối cảnh là một thiếu nữ tóc dài, đứng trên bờ sông, khói sóng mờ nhạt. Một vài cành cây leo thả trên sông nước. Khiến cho bối cảnh càng mông lung, hư ảo. Gió thổi, tóc bay, nước lăn tăn sóng gợn. Tiếng ca phối hợp từ hậu trường vang lên:
Sóng nước mây mù cỏ non xanh
Có người thiếu nữ đứng bên dòng
Và tôi xuôi ngược cùng năm tháng
Mơ được cùng ai cạnh mãi lòng
Dù cho sóng vỗ thác ghềnh cao
Dù cho dịu vợi gữa bên dòng
Tôi vẫn thầm mong cùng ai đó
Được sống gần nhau cảnh vợ chồng
Nhưng cỏ buồn khô, mây trắng bay
Người con gái đó vẫn bên dòng
Mà sao hai ngã giờ chia cách
Không thể cùng ai đến cạnh nhau
Cuộc đời buồn quá lòng xa lạ
Có nhớ thương người tôi muốn sang
Người con gái cũ giờ như nước
Trôi giữa dòng đời mắt đắng cay.
Bài hát đã dứt, rồi bối cảnh người con gái mờ nhạt dần rồi biến mất. Tôi có cảm tưởng đó là hình ảnh của Tiểu Song.
Đi về phòng đột nhiên tôi thấy mình ràn rụa nước mắt.