I
Sáng hôm sau, Pie dậy sớm. Trong buồng yên tĩnh, dưới nhà chưa thấy tiếng ai thức giấc động chạm gì. Không khí mát mẻ ban mai bốc tự dưới vườn đưa qua chiếc cửa sổ để ngỏ cả đêm. Tuy hai mắt bị mù, nhưng Pie cảm thấy thiên nhiên rất rõ rệt. Anh biết trời còn sớm lắm, chiếc cửa sổ bỏ ngỏ vì tiếng lá cây rì rào nghe rõ rệt và rất gần. Hôm nay mọi cảm giác trong người anh đều rành rọt đặc biệt, anh biết cả mặt trời đang nhòm vào căn buồng anh nằm và nếu thò tay qua cửa sổ, anh sẽ hứng được mấy hạt sương rơi tự những chòm cây nhỏ. Hơn nữa, anh còn thấy trong người tràn ngập một thứ cảm giác mới mẻ, lạ lùng.
Anh ngồi yên trên giường một lát; lắng nghe tiếng một con chim nhỏ hót líu lo êm ái ngoài vườn và nghiền ngẫm về cái cảm giác lạ lùng nó đang trào lên trong trái tim. Anh nghĩ bụng:
Đã xảy ra chuyện gì rồi nhỉ?
Những lời Êvơlin nói chiều qua, lúc chập tối ở bên cạnh chiếc máy xay, giờ đây bỗng vọt ra trong óc anh.
“Thế quả thực anh chưa hề nghĩ đến những chuyện đó ư? Sao anh ngốc thế!?...”
Không, chưa bao giờ Pie nghĩ đến chuyện ấy. Có Êvơlin ở bên cạnh là một niềm vui cho anh, nhưng cho đến tận ngày hôm qua, niềm vui ấy anh vẫn chưa biết đến, khác nào hàng ngày ta hít thở không khí mà vẫn không để ý đến nó. Nhưng lời nói giản dị của Êvơlin rơi vào trong tâm hồn anh khác nào một hòn đá tự cao rơi xuống mặt nước. Một phút trước đây, mặt nước còn là một tấm gương phẳng lừ, lặng lẽ phản chiếu những tia nắng và da trời xanh ngắt. Một cái va chạm, thế là nước rung đến tận đáy hồ.
Giờ đây, anh tỉnh hẳn, tâm hồn đổi mới. Anh đã nhìn cô bạn thuở nhỏ với con mắt khác. Nhớ lại từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện hôm qua, anh ngạc nhiên nghiền ngẫm cái giọng nói “mới” của Êvơlin nó còn văng vẳng trong óc anh: “Nếu một cô gái yêu...”, “Sao anh ngốc thế!”.
Anh ngồi phắt dậy, vội vã mặc quần áo rồi xăm xăm băng qua những con đường nhỏ còn đẫm sương, đến chiếc chỗ máy xay hoang vắng. Nước vẫn róc rách như hôm qua, và vẫn như hôm qua, mấy cành anh đào đang thì thào với nhau trên cây. Nhưng hôm qua trời mù mịt, còn giờ đây, đang lấp lánh một vầng thái dương huy hoàng mát mẻ buổi ban mai. Chưa bao giờ anh cảm thấy ánh sáng được rõ rệt như lúc này. Anh tưởng chừng những tia nắng vui vẻ hòa với không khí ẩm mát, thơm tho và tiết trời êm dịu buổi sáng, đang thấm vào cơ thể anh, đang mơn trớn các dây thần kinh trong người anh.
II
Người ta có cảm giác cả tòa lâu đài như tươi sáng, vui vẻ hẳn lên. Bà Ana như trẻ lại. Cậu Mácxim pha trò luôn mồm, tuy đôi lúc giữa đám khói cuồn cuộn còn càu nhàu như mấy tiếng sấm xa xăm của cơn bão thoảng qua. Cậu bảo nhiều người cho đời là một cuốn tiểu thuyết tồi kết thúc bằng một đám cưới, nhưng họ có biết đâu trong đời còn có nhiều cái mà một số người không được quên.
Ông Pôpenski dạo này nom bệ vệ, béo tròn xoay, mái tóc hoa râm, da mặt hồng hào đẹp đẽ. Ông luôn luôn đồng ý với ông em vợ, và lấy những ý kiến đó làm quyết định của mình, rồi ngay lập tức đi trông nom công việc, ngăn nắp không thể trách vào đâu được. Đám thanh niên chỉ mỉm cười, họ còn mải bàn định chương trình. Pie thì chăm chú bổ túc thêm cho vốn nhạc.
Gặt hái xong, vào một ngày thu buồn uể oải, trên không trung lơ lửng bay vô số những sợi tơ vàng, gia đình nhà Pôpenski đi thăm ông Stavrútchenkô ở cách đấy non bảy mươi cây số. Phong cảnh vùng này khác hẳn: những ngọn núi cuối cùng ăn ngang ra của dãy Kacpat, đứng tận Vônlini và trong những vùng cạnh sông Buygơ còn nom thấy, giờ đây đã khuất hẳn, chỉ còn thấy những cánh thảo nguyên Ukren bát ngát.
Trên những cánh đồng, chằng chịt những khe cùng suối ấy, có cơ man nào là làng mạc nấp sau những đám vườn cây và những vạt rau tươi tốt.
Về phía chân trời sừng sững những nấm đất cao cày bừa đã từ lâu, và bốn bề là những cánh đồng vàng ối vây quanh.
Gia đình nhà ông Pôpenski chưa hề quen với những cuộc đi chơi tương đối xa như thế này. Ra khỏi làng và những cánh đồng bên cạnh nhà mà Pie thuộc rõ ngành ngọn, là anh thấy bỡ ngỡ, anh càng thấy rõ mình tàn tật, nên thường lo lắng, càu nhàu. Tuy nhiên lần này, anh vui vẻ nhận lời mời của gia đình ông già Stavrútchenkô. Từ sau buổi chiều Pie thấy rõ tài năng đang chớm nở của mình, mỗi khi dừng trước cái thế giới bên ngoài lạ lùng tối tăm và mơ hồ, anh thấy trong lòng vững mạnh hơn. Cái nơi xa xôi huyền bí nay đã bắt đầu quyến rũ anh và càng ngày càng khiến anh tưởng tượng đến nó luôn.
Mấy ngày trôi qua rất vui vẻ nhộn nhịp. Pie bây giờ chuyện trò với đám bạn trẻ được tự nhiên hơn. Anh say mê lắng nghe cái lối dạo đàn khoa học của anh Stavrútchenkô, những câu chuyện anh ta kể về viện Âm nhạc và những buổi hòa nhạc ở thủ đô. Mỗi lần anh Stavrútchenkô đem hết nhiệt tình khen ngợi cái khiếu âm nhạc thông minh của Pie mặc dầu phần rèn luyện còn rất ít, lại làm Pie đỏ mặt. Giờ đây Pie không đứng tránh ra nơi hẻo lánh mà thường chuyện trò vui vẻ tự nhiên với mọi người, duy có điều anh nói năng rất ý tứ và ít lời. Cô Êvơlin cũng không còn e dè, quá thận trọng như trước. Cô hết sức vui đùa tự nhiên như ở nhà, và nhiều lúc cô đột nhiên phá ra cười như nắc nẻ, làm mọi người cũng vui lây.
Cách nhà ông Stavrútchenkô chừng mười cây số có một cái tu viện cổ, nổi tiếng trong lịch sử vùng này và ngày xưa đã đóng một vai trò quan trọng. Đã bao nhiêu phen, rợ Tata như đàn châu chấu đến vây hãm và đã bắn hàng vạn vạn mũi tên vào những khe châu mai quanh tu viện. Đôi khi từng đoàn quân Ba Lan, binh phục sặc sỡ, đã leo tường vào, hoặc ngược lại, chính đoàn quân Côdắc đã xông vào đuổi quân xâm lược của vua Ba Lan ra khỏi tu viện. Ngày nay các tháp cổ xung quanh đã bị phá, những bức tường nhiều chỗ chỉ còn là những mảnh rào sơ sài để ngăn lũ trâu bò hay sục sạo của mấy bác nông dân không được vào phá rau. Trong đám hố rãnh, kê mọc um tùm.
Vào một ngày mùa thu đẹp đẽ, êm ả, chủ lẫn khách rủ nhau đi thăm tu viện. Cậu Mácxim và các bà phụ nữ đi một chiếc xe ngựa kiểu cũ bốn bánh, có lò xo lúc lắc như chiếc thuyền chiến. Còn Pie và mấy anh thanh niên dùng ngựa.
Pie cưỡi ngựa nom gọn gàng lắm. Từ thuở bé, anh đã quen lắng nghe tiếng vó những con ngựa khác đập và tiếng bánh xe lăn đi trước mặt. Nhìn Pie ngồi trên lưng ngựa vững vàng, không ai ngờ được là anh không nom thấy con đường trước mặt và chỉ tin vào bản năng của con vật. Thoạt đầu, bà Ana chốc chốc lại lét mắt quay lại nhìn con. Bà sợ ngựa đã mới lại thêm đường lạ. Cậu Mácxim chỉ thỉnh thoảng mới nhìn cháu. Ông có cái vẻ kiêu hãnh của một ông thầy chỉ đạo và của một người đàn ông khinh thường những cái lo sợ yếu đuối của đàn bà.
Anh sinh viên cưỡi ngựa sát lại gần chiếc xe, và nói:
- Thưa các bà,... Tôi vừa sực nhớ ra một ngôi mộ hết sức kỳ dị. Lịch sử ngôi mộ ấy, chúng tôi vừa mới tìm thấy trong những tập giấy má lưu trữ trong tu viện. Nếu tất cả đồng ý, ta có thể cùng đi đến đấy, cũng không xa lắm, ở ngay đầu làng này.
Êvơlin tươi cười nói:
- Sao đang lúc vui vẻ anh lại gợi lên những kỷ niệm buồn thế?
- Lát nữa tôi sẽ trả lời câu hỏi này của cô.Nói xong, anh chỉ đường cho bác đánh xe, rồi quay ngựa lại đón các bạn.
Một lát sau, trong lúc chiếc xe còn lúc lắc, chúi sâu bánh vào trong đám bụi đường mềm nhũn, đi theo con đường tắt nhỏ hẹp, thì bọn thanh niên đã mau lẹ vượt qua. Họ xuống ngựa cách một quãng xa, buộc ngựa vào bờ rào. Hai anh con ông Stavrútchenkô vội vã quay lại đón, đỡ các bà phụ nữ xuống xe. Còn Pie đứng nguyên tại chỗ, tì tay lên yên ngựa. Theo thói quen, anh cúi đầu lắng nghe, để có thể mau chóng định được phương hướng trong cái vùng xa lạ này.
Với anh, cái ngày mùa thu nắng ráo này chỉ là một đêm tối dày đặc, duy có tiếng động ban ngày đến làm ồn ào náo nhiệt. Anh nghe trên đường có tiếng xe đang đi lại gần và tiếng bông đùa vui vẻ của mấy bạn trẻ vội vã đang quay lại đón xe. Bên cạnh Pie, mấy con ngựa nghển cổ lách đầu qua hàng rào ngoạm mấy ngọn cỏ mọc cao trong vườn rau, chiếc hàm thiếc lủng lẳng trên đầu dây cương kêu lẻng kẻng. Gần đâu đây, rõ ràng là từ trong vườn rau vọng ra tiếng ai khe khẽ hát, giọng buồn bã, như uể oải chập chờn bay theo làn gió nhẹ. Lá cây xào xạc, một con cò cất tiếng khàn khàn. Có tiếng gà sống vỗ cánh cất cao tiếng gáy như chợt nhớ đến một việc gì. Chiếc ròng rọc kéo nước ngoài giếng rít ken két: tất cả những tiếng động làm người nghe đoán biết gần đây có một thôn xóm đang cần cù làm ăn. Đúng thế, đám người đi chơi đã dừng lại bên một bức hàng rào ở ngay đầu làng.
Nghe tiếng chuông hoặc hơi gió thổi hay một dấu hiệu nào khác mơ hồ không rõ, Pie cảm thấy ở đằng kia, khoảng sau tu viện có lẽ đất đột nhiên chạy dốc xuống một con sông nhỏ. Và bên kia bờ sông là cánh đồng bát ngát, ầm ầm những tiếng động nhỏ mơ hồ của một cuộc sống bình thản. Những tiếng động ấy đưa đến từng đợt yếu ớt làm Pie có cảm giác tai nghe thấy cái khoảng không gian đầy những âm thanh mờ mờ tản mạn, khác nào những đường cong tận xa tắp nấp sau bóng sương mù buổi hoàng hôn.
Gió thổi làm mái tóc Pie tung phấp phới, tỏa dưới vành mũ, tiếng gió vù vù rít bên tai, nghe như tiếng ngân không ngớt của chiếc đàn phong cầm1. Trong óc Pie phảng phất những hình ảnh xa xăm mơ hồ, những hình ảnh hồi còn bé, những hình ảnh đã lãng quên trong thời gian xa lắc, nay sống lại trong óc tưởng tượng của anh thành những hơi thở, những vuốt ve và những âm thanh... Cơn gió lùa quanh người, hòa lẫn vào tiếng chuông xa lắc và mấy câu hát bên vườn, hình như đang kể lại cho anh nghe câu chuyện truyền thuyết buồn rầu về quá khứ của vùng này, có lẽ nó đang kể lại cái quá khứ hay cái tương lai của bản thân nó, cái tương lai mờ mịt và bấp bênh.
Một lát sau, chiếc xe đi kịp đến nơi. Mọi người bước xuống, lách qua quãng rào thủng đi vào trong vườn. Ở một xó hoang vu, cỏ dại mọc chùm lút, có một tảng đá lớn lún sâu xuống đất đã gần lấp kín. Những tàu lá ngưu bàng xòe to, với những bông hoa màu hồng chói cùng đám cỏ lác mảnh dẻ và cao, tất cả lung lay trước gió giữa đám cỏ xanh, Pie nghe thấy tiếng rì rào mơ hồ trên nấm mồ nấp dưới đám cây cỏ rậm rì.
Cậu con cả ông Stavrútchenkô nói:
- Ngôi mộ này cũng mãi gần đây chúng tôi mới biết. Nhưng các ông, các bà và các anh, có biết ai nằm dưới đây không? Một nhà hiệp sĩ trứ danh, viên lão tướng Inhát Kari đấy.
Cậu Mácxim gật gù trầm ngâm nói:
- A, lão tướng ơi! Người an nghỉ ở đây đấy ư ? Nhưng làm thế nào mà mộ lão lại để ở đây nhỉ?
- Năm 17... quân Ba Lan chiếm đóng tu viện này,quân đội Côdắc và Tata đến vây hãm. Chắc các ông, các bà và các anh cũng biết quân đội Tata là những đồng minh rất nguy hiểm. Có thể là quân Ba Lan bị vây hãm đã mua chuộc được một tên thủ lĩnh Tata, thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết là một đêm, quân Tata và quân Ba Lan hợp sức đánh lại quân đội Côdắc. Và một đêm, chính Kôlốtnia đây, một cuộc tàn sát kinh khủng đã diễn ra. Nếu tôi không nhầm thì về sau quân đội Tata bị đánh bại, và quân đội Côdắc đoạt được tu viện, nhưng thủ lĩnh của họ đã bị hy sinh trong chiến đấu.
Vẫn trầm ngâm, anh nói tiếp:
- Trong trận này còn có một nhân vật nữa. Nhưngchúng tôi tìm mãi ở đây vẫn không thấy có tảng đá nào khác. Theo cuốn sử chúng tôi tìm thấy ở tu viện, thì bên cạnh tướng Kari có chôn cả anh chàng nhạc sĩ chơi đàn băng-đu-ra... một anh chàng mù vẫn theo tướng Kari đi khắp nơi.
- Một anh mù... đi dự trận ư ?
Bà Ana kinh hãi kêu lên. Bà đã hình dung con trai bà ở trong đám hỗn quân của một trận huyết chiến kinh khủng ban đêm.
- Vâng, một người mù. Anh ta là một ca sĩ nổitiếng khắp xứ Zapôrôgiê. Đấy là theo cuốn sử tôi nói hồi nãy. À, có lẽ tôi còn thuộc lòng trang sách ghi lại cái chết tàn khốc của anh nhạc sĩ mù này: Cùng chết theo tướng Kari có Iuốckô, một nhà thơ Côdắc nổi tiếng. Iuốckô luôn luôn đi với Kari và được Kari rất mực yêu mến. Sau khi giết Kari, bọn vô đạo hung ác chém ngay cả Iuốckô, theo cái thói đê hèn của chúng, không đếm xỉa gì đến việc anh ta mù lòa lại có thiên tài làm thơ và chơi đàn băng-đu-ra. Trước kia, đến bầy chó sói ngoài thảo nguyên nghe tiếng đàn của anh cũng phải mềm lòng thương cảm, thế mà bọn vô đạo chúng không tha anh trong cuộc xung đột đêm hôm đó. Dưới đây, nằm bên nhau người ca sĩ và nhà hiệp sĩ đã anh dũng hy sinh và cầu xin Thượng đế ban vinh dự muôn đời cho hai người. A-men!
Có người nói: Hòn đá này to, có thể cả hai người đã được chôn cùng một chỗ.
- Có lẽ, nhưng những chữ khắc trên đá đã bị rêuphong mờ mịt. Đây, ta hãy nhìn, chỗ này còn nhận rõ được chiếc chùy và cái gậy của tướng Kari, còn ngoài ra đã bị rêu gậm mòn hết.
Thốt nhiên Pie kêu:
- Khoan đã.Từ nãy lắng tai nghe, lòng anh mỗi lúc một thêm xúc động.
Anh bước lại gần ngôi mộ, cúi xuống, lấy đầu ngón tay mềm mại cậy đám rêu xanh phủ tấm bia. Qua lớp rêu dày, anh sờ nắn những vết đá nổi. Anh mò mẫm một lúc, rồi mặt ngẩng lên trời, đôi lông mày nhíu lại. Anh bắt đầu đọc:
“Inhát, hiệu là Kari,... năm... bị hại bởi mũi tên... của một tên Tata...
Anh sinh viên nói:
- Phải, cái đó chúng tôi cũng đã đọc thấy. Ngón tay Pie khi cụp vào, lúc duỗi ra hết sức thẳng. Anh lần xuống những chữ bên dưới:
- ..."Sau khi giết..." - ..."Bọn vô đạo hung ác..." - anh sinh viên maumồm đọc tiếp - Đúng là những chữ chúng tôi đã được đọc trong cuốn sách và nó tả cái chết của Iuốckô. Vậy ra, Iuốckô cùng chôn ở đây, dưới tảng đá này.
- Phải... “bọn vô đạo hung ác...” Pie đọc mấy chữ, phần tiếp mất quãng... không, không, khoan đã... “bị lưỡi gươm Tata sát hại”. Tôi nghĩ hình như còn một chỗ nữa... À không, hết rồi.
Quả thế, kỷ niệm của anh chàng nhạc sĩ nọ đã vùi lấp trong đám rêu lùi sùi phủ trên tấm bia, một tảng đá đã dãi dầu trên trăm rưởi năm.
Một lúc lâu, yên lặng như tờ; chỉ nghe thấy tiếng lá cây xào xạc. Một tiếng thở dài kính cẩn đến khua tan. Mọi người ngoảnh lại nhìn: thì ra ông Ốttáp, chủ nhân khu vườn và cũng là chủ nhân nơi yên nghỉ cuối cùng của viên lão tướng Kari. Ốttáp lại gần đám khách lạ và khi nhìn thấy anh thanh niên có đôi mắt không động đậy, ngửa mặt nhìn trời, đang sờ nắn đọc những chữ trên tảng đá, những chữ mà mưa gió đã làm phai mờ đến người sáng mắt cũng không sao nhận rõ nữa thì lão rất đỗi ngạc nhiên. Lão kính cẩn nhìn Pie và nói:
- Chỉ có đức Thượng đế tối thiện... Thượng đế mở cho người mù thấy cái mà người sáng không nhìn thấy.
Khi xe lại chuyển đi trên con đường bụi mù đến tu viện, anh sinh viên quay lại hỏi Êvơlin:
- Bây giờ chắc cô đã hiểu tại sao tôi lại nhớ đến anh chàng nhạc sĩ Iuốckô rồi nhỉ? Trước kia hai anh em tôi lấy làm lạ không hiểu sao một người mù lại có thể theo Kari và đoàn quân lưu động của tướng đó được. Phần nhiều những nhạc sĩ đàn băng-đu-ra là những người hành khất già cả xách bị lang thang hết làng này sang làng khác để hát. Mãi hôm nay nhìn anh Pie của cô cưỡi ngựa, trong óc tôi vụt hình dung ra anh chàng Iuốckô mù đeo chiếc đàn băng-đu-ra thay súng, phóng ngựa theo viên thủ lĩnh của mình.
Rồi anh mơ màng nói tiếp:
- Rất có thể anh ta cũng đã từng dự chiến. Dù sao anh ta cũng đã cùng các bạn đồng ngũ xông pha trong nhiều cuộc chiến đấu và đã cùng họ chia sẻ gian nguy. Ôi! Thượng đế! Xứ Ukren chúng ta đã trải qua những thời kỳ oanh liệt biết bao !
Bà Ana thở dài nói:
- Gớm nghe ghê chết !
Anh sinh viên cãi lại:
- Đẹp đẽ biết bao!
Pie lại gần xe quả quyết nói:
- Bây giờ thì chả còn có thế! Ngước đôi hàng lông mày lên, lắng tai nghe tiếng vó ngựa đi bên cạnh, anh kìm ngựa đi theo nhịp xe.
Khuôn mặt anh tái nhợt hơn mọi khi, lộ vẻ xúc cảm. Pie nhắc lại:
- Tất cả những cái ấy nay không còn nữa!
Cậu Mácxim nghe nói, lạnh lùng bảo:
- Cái gì đáng mất thì mất đi. Người xưa có lối sống của họ. Còn anh, anh phải tìm lấy lối sống của anh...
Anh sinh viên đáp:
- Ông thì làm gì mà chả nói được. Cuộc sống cóđược cái gì cho ông, ông đã lấy hết còn đâu...
Ông bạn già của Garibanđi miệng mỉm cười chua chát, mắt nhìn đôi nạng, đáp lại:
- Thế tôi có chút gì, cuộc sống cũng chẳng đã cướp hết đấy ư?
- Rồi ông nói tiếp:
- Xưa kia lão đây cũng đã khao khát cái tự do của người Côdắc, đã khát khao cái thi vị của cuộc sống ngang dọc ấy... Lão còn thân hành đến tận Thổ Nhĩ Kỳ để gặp Sađích.
Bọn trẻ náo nức hỏi:
- Thế rồi sao?
- Rồi sao... thoạt nhìn thấy “những con người Côdắc tự do” đi thờ phụng chế độ quân chủ Thổ Nhĩ Kỳ là lão hết khát khao ngay... Thực là một thứ dối trá có một trong lịch sử, một thứ lừa bịp! Tôi hiểu ra là lịch sử đã vứt tất cả những thứ cổ lỗ ấy vào sọt rác, và cái chính không phải là hình thức đẹp mà ở nơi mục đích... Thế là tôi đi sang Ý. Không biết tiếng nói của người Ý, tôi cũng sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của họ.
Lúc này cậu Mácxim nói rất nghiêm trang, giọng thành thực, nên câu nói thêm trịnh trọng. Thường thường, cậu không có xen vào những cuộc tranh luận giữa ông già Stavrútchenkô và các cậu con trai ông lão. Những khi bọn trẻ có cầu viện ông là người được chúng coi là một đồng minh với chúng, ông chỉ ngọt ngào mỉm cười đáp lại. Nhưng giờ đây, xúc động trước những kỷ niệm của tấn thảm kịch thốt nhiên gợi ra trên tấm đá cổ, rêu phong kín, ông cảm thấy cái quá khứ xa xôi đó lúc này, lạ lùng quá, nó có quan hệ đến Pie và qua Pie nó có quan hệ đến một thế hệ hiện tại hết sức sinh động.
Lần này, bọn trẻ không ai cãi lại điều gì, không hiểu là do vừa đây, họ bị xúc động trước tấm bia đá trong vườn lão Ốttáp, tấm bia đã nói lên một cách hùng hồn về cái mất đi của quá khứ, hay họ nghiêng mình trước tấm lòng thành thực đanh thép của người lính già.
Lặng yên một lát, anh sinh viên hỏi:
- Thế còn gì để lại cho chúng tôi ?
- Vẫn là cuộc đấu tranh không ngừng.
- Nhưng đấu tranh ở đâu? Dưới hình thức nào? Cậu Mácxim đáp gọn lỏn:
- Đi mà tìm lấy.
Một khi cậu đã bỏ cái giọng châmbiếm hàng ngày, là lúc cậu sắp sửa nói chuyện nghiêm trang. Nhưng giờ đây không còn thời giờ... Xe đã đỗ trước cổng vào tu viện. Anh sinh viên hơi cúi người xuống, giữ lấy dây cương cho Pie. Mặt Pie khác nào cuốn sách bỏ ngỏ, phản ánh mối xúc động sâu sắc.
Sáng hôm sau, Pie dậy sớm. Trong buồng yên tĩnh, dưới nhà chưa thấy tiếng ai thức giấc động chạm gì. Không khí mát mẻ ban mai bốc tự dưới vườn đưa qua chiếc cửa sổ để ngỏ cả đêm. Tuy hai mắt bị mù, nhưng Pie cảm thấy thiên nhiên rất rõ rệt. Anh biết trời còn sớm lắm, chiếc cửa sổ bỏ ngỏ vì tiếng lá cây rì rào nghe rõ rệt và rất gần. Hôm nay mọi cảm giác trong người anh đều rành rọt đặc biệt, anh biết cả mặt trời đang nhòm vào căn buồng anh nằm và nếu thò tay qua cửa sổ, anh sẽ hứng được mấy hạt sương rơi tự những chòm cây nhỏ. Hơn nữa, anh còn thấy trong người tràn ngập một thứ cảm giác mới mẻ, lạ lùng.
Anh ngồi yên trên giường một lát; lắng nghe tiếng một con chim nhỏ hót líu lo êm ái ngoài vườn và nghiền ngẫm về cái cảm giác lạ lùng nó đang trào lên trong trái tim. Anh nghĩ bụng:
Đã xảy ra chuyện gì rồi nhỉ?
Những lời Êvơlin nói chiều qua, lúc chập tối ở bên cạnh chiếc máy xay, giờ đây bỗng vọt ra trong óc anh.
“Thế quả thực anh chưa hề nghĩ đến những chuyện đó ư? Sao anh ngốc thế!?...”
Không, chưa bao giờ Pie nghĩ đến chuyện ấy. Có Êvơlin ở bên cạnh là một niềm vui cho anh, nhưng cho đến tận ngày hôm qua, niềm vui ấy anh vẫn chưa biết đến, khác nào hàng ngày ta hít thở không khí mà vẫn không để ý đến nó. Nhưng lời nói giản dị của Êvơlin rơi vào trong tâm hồn anh khác nào một hòn đá tự cao rơi xuống mặt nước. Một phút trước đây, mặt nước còn là một tấm gương phẳng lừ, lặng lẽ phản chiếu những tia nắng và da trời xanh ngắt. Một cái va chạm, thế là nước rung đến tận đáy hồ.
Giờ đây, anh tỉnh hẳn, tâm hồn đổi mới. Anh đã nhìn cô bạn thuở nhỏ với con mắt khác. Nhớ lại từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện hôm qua, anh ngạc nhiên nghiền ngẫm cái giọng nói “mới” của Êvơlin nó còn văng vẳng trong óc anh: “Nếu một cô gái yêu...”, “Sao anh ngốc thế!”.
Anh ngồi phắt dậy, vội vã mặc quần áo rồi xăm xăm băng qua những con đường nhỏ còn đẫm sương, đến chiếc chỗ máy xay hoang vắng. Nước vẫn róc rách như hôm qua, và vẫn như hôm qua, mấy cành anh đào đang thì thào với nhau trên cây. Nhưng hôm qua trời mù mịt, còn giờ đây, đang lấp lánh một vầng thái dương huy hoàng mát mẻ buổi ban mai. Chưa bao giờ anh cảm thấy ánh sáng được rõ rệt như lúc này. Anh tưởng chừng những tia nắng vui vẻ hòa với không khí ẩm mát, thơm tho và tiết trời êm dịu buổi sáng, đang thấm vào cơ thể anh, đang mơn trớn các dây thần kinh trong người anh.
II
Người ta có cảm giác cả tòa lâu đài như tươi sáng, vui vẻ hẳn lên. Bà Ana như trẻ lại. Cậu Mácxim pha trò luôn mồm, tuy đôi lúc giữa đám khói cuồn cuộn còn càu nhàu như mấy tiếng sấm xa xăm của cơn bão thoảng qua. Cậu bảo nhiều người cho đời là một cuốn tiểu thuyết tồi kết thúc bằng một đám cưới, nhưng họ có biết đâu trong đời còn có nhiều cái mà một số người không được quên.
Ông Pôpenski dạo này nom bệ vệ, béo tròn xoay, mái tóc hoa râm, da mặt hồng hào đẹp đẽ. Ông luôn luôn đồng ý với ông em vợ, và lấy những ý kiến đó làm quyết định của mình, rồi ngay lập tức đi trông nom công việc, ngăn nắp không thể trách vào đâu được. Đám thanh niên chỉ mỉm cười, họ còn mải bàn định chương trình. Pie thì chăm chú bổ túc thêm cho vốn nhạc.
Gặt hái xong, vào một ngày thu buồn uể oải, trên không trung lơ lửng bay vô số những sợi tơ vàng, gia đình nhà Pôpenski đi thăm ông Stavrútchenkô ở cách đấy non bảy mươi cây số. Phong cảnh vùng này khác hẳn: những ngọn núi cuối cùng ăn ngang ra của dãy Kacpat, đứng tận Vônlini và trong những vùng cạnh sông Buygơ còn nom thấy, giờ đây đã khuất hẳn, chỉ còn thấy những cánh thảo nguyên Ukren bát ngát.
Trên những cánh đồng, chằng chịt những khe cùng suối ấy, có cơ man nào là làng mạc nấp sau những đám vườn cây và những vạt rau tươi tốt.
Về phía chân trời sừng sững những nấm đất cao cày bừa đã từ lâu, và bốn bề là những cánh đồng vàng ối vây quanh.
Gia đình nhà ông Pôpenski chưa hề quen với những cuộc đi chơi tương đối xa như thế này. Ra khỏi làng và những cánh đồng bên cạnh nhà mà Pie thuộc rõ ngành ngọn, là anh thấy bỡ ngỡ, anh càng thấy rõ mình tàn tật, nên thường lo lắng, càu nhàu. Tuy nhiên lần này, anh vui vẻ nhận lời mời của gia đình ông già Stavrútchenkô. Từ sau buổi chiều Pie thấy rõ tài năng đang chớm nở của mình, mỗi khi dừng trước cái thế giới bên ngoài lạ lùng tối tăm và mơ hồ, anh thấy trong lòng vững mạnh hơn. Cái nơi xa xôi huyền bí nay đã bắt đầu quyến rũ anh và càng ngày càng khiến anh tưởng tượng đến nó luôn.
Mấy ngày trôi qua rất vui vẻ nhộn nhịp. Pie bây giờ chuyện trò với đám bạn trẻ được tự nhiên hơn. Anh say mê lắng nghe cái lối dạo đàn khoa học của anh Stavrútchenkô, những câu chuyện anh ta kể về viện Âm nhạc và những buổi hòa nhạc ở thủ đô. Mỗi lần anh Stavrútchenkô đem hết nhiệt tình khen ngợi cái khiếu âm nhạc thông minh của Pie mặc dầu phần rèn luyện còn rất ít, lại làm Pie đỏ mặt. Giờ đây Pie không đứng tránh ra nơi hẻo lánh mà thường chuyện trò vui vẻ tự nhiên với mọi người, duy có điều anh nói năng rất ý tứ và ít lời. Cô Êvơlin cũng không còn e dè, quá thận trọng như trước. Cô hết sức vui đùa tự nhiên như ở nhà, và nhiều lúc cô đột nhiên phá ra cười như nắc nẻ, làm mọi người cũng vui lây.
Cách nhà ông Stavrútchenkô chừng mười cây số có một cái tu viện cổ, nổi tiếng trong lịch sử vùng này và ngày xưa đã đóng một vai trò quan trọng. Đã bao nhiêu phen, rợ Tata như đàn châu chấu đến vây hãm và đã bắn hàng vạn vạn mũi tên vào những khe châu mai quanh tu viện. Đôi khi từng đoàn quân Ba Lan, binh phục sặc sỡ, đã leo tường vào, hoặc ngược lại, chính đoàn quân Côdắc đã xông vào đuổi quân xâm lược của vua Ba Lan ra khỏi tu viện. Ngày nay các tháp cổ xung quanh đã bị phá, những bức tường nhiều chỗ chỉ còn là những mảnh rào sơ sài để ngăn lũ trâu bò hay sục sạo của mấy bác nông dân không được vào phá rau. Trong đám hố rãnh, kê mọc um tùm.
Vào một ngày mùa thu đẹp đẽ, êm ả, chủ lẫn khách rủ nhau đi thăm tu viện. Cậu Mácxim và các bà phụ nữ đi một chiếc xe ngựa kiểu cũ bốn bánh, có lò xo lúc lắc như chiếc thuyền chiến. Còn Pie và mấy anh thanh niên dùng ngựa.
Pie cưỡi ngựa nom gọn gàng lắm. Từ thuở bé, anh đã quen lắng nghe tiếng vó những con ngựa khác đập và tiếng bánh xe lăn đi trước mặt. Nhìn Pie ngồi trên lưng ngựa vững vàng, không ai ngờ được là anh không nom thấy con đường trước mặt và chỉ tin vào bản năng của con vật. Thoạt đầu, bà Ana chốc chốc lại lét mắt quay lại nhìn con. Bà sợ ngựa đã mới lại thêm đường lạ. Cậu Mácxim chỉ thỉnh thoảng mới nhìn cháu. Ông có cái vẻ kiêu hãnh của một ông thầy chỉ đạo và của một người đàn ông khinh thường những cái lo sợ yếu đuối của đàn bà.
Anh sinh viên cưỡi ngựa sát lại gần chiếc xe, và nói:
- Thưa các bà,... Tôi vừa sực nhớ ra một ngôi mộ hết sức kỳ dị. Lịch sử ngôi mộ ấy, chúng tôi vừa mới tìm thấy trong những tập giấy má lưu trữ trong tu viện. Nếu tất cả đồng ý, ta có thể cùng đi đến đấy, cũng không xa lắm, ở ngay đầu làng này.
Êvơlin tươi cười nói:
- Sao đang lúc vui vẻ anh lại gợi lên những kỷ niệm buồn thế?
- Lát nữa tôi sẽ trả lời câu hỏi này của cô.Nói xong, anh chỉ đường cho bác đánh xe, rồi quay ngựa lại đón các bạn.
Một lát sau, trong lúc chiếc xe còn lúc lắc, chúi sâu bánh vào trong đám bụi đường mềm nhũn, đi theo con đường tắt nhỏ hẹp, thì bọn thanh niên đã mau lẹ vượt qua. Họ xuống ngựa cách một quãng xa, buộc ngựa vào bờ rào. Hai anh con ông Stavrútchenkô vội vã quay lại đón, đỡ các bà phụ nữ xuống xe. Còn Pie đứng nguyên tại chỗ, tì tay lên yên ngựa. Theo thói quen, anh cúi đầu lắng nghe, để có thể mau chóng định được phương hướng trong cái vùng xa lạ này.
Với anh, cái ngày mùa thu nắng ráo này chỉ là một đêm tối dày đặc, duy có tiếng động ban ngày đến làm ồn ào náo nhiệt. Anh nghe trên đường có tiếng xe đang đi lại gần và tiếng bông đùa vui vẻ của mấy bạn trẻ vội vã đang quay lại đón xe. Bên cạnh Pie, mấy con ngựa nghển cổ lách đầu qua hàng rào ngoạm mấy ngọn cỏ mọc cao trong vườn rau, chiếc hàm thiếc lủng lẳng trên đầu dây cương kêu lẻng kẻng. Gần đâu đây, rõ ràng là từ trong vườn rau vọng ra tiếng ai khe khẽ hát, giọng buồn bã, như uể oải chập chờn bay theo làn gió nhẹ. Lá cây xào xạc, một con cò cất tiếng khàn khàn. Có tiếng gà sống vỗ cánh cất cao tiếng gáy như chợt nhớ đến một việc gì. Chiếc ròng rọc kéo nước ngoài giếng rít ken két: tất cả những tiếng động làm người nghe đoán biết gần đây có một thôn xóm đang cần cù làm ăn. Đúng thế, đám người đi chơi đã dừng lại bên một bức hàng rào ở ngay đầu làng.
Nghe tiếng chuông hoặc hơi gió thổi hay một dấu hiệu nào khác mơ hồ không rõ, Pie cảm thấy ở đằng kia, khoảng sau tu viện có lẽ đất đột nhiên chạy dốc xuống một con sông nhỏ. Và bên kia bờ sông là cánh đồng bát ngát, ầm ầm những tiếng động nhỏ mơ hồ của một cuộc sống bình thản. Những tiếng động ấy đưa đến từng đợt yếu ớt làm Pie có cảm giác tai nghe thấy cái khoảng không gian đầy những âm thanh mờ mờ tản mạn, khác nào những đường cong tận xa tắp nấp sau bóng sương mù buổi hoàng hôn.
Gió thổi làm mái tóc Pie tung phấp phới, tỏa dưới vành mũ, tiếng gió vù vù rít bên tai, nghe như tiếng ngân không ngớt của chiếc đàn phong cầm1. Trong óc Pie phảng phất những hình ảnh xa xăm mơ hồ, những hình ảnh hồi còn bé, những hình ảnh đã lãng quên trong thời gian xa lắc, nay sống lại trong óc tưởng tượng của anh thành những hơi thở, những vuốt ve và những âm thanh... Cơn gió lùa quanh người, hòa lẫn vào tiếng chuông xa lắc và mấy câu hát bên vườn, hình như đang kể lại cho anh nghe câu chuyện truyền thuyết buồn rầu về quá khứ của vùng này, có lẽ nó đang kể lại cái quá khứ hay cái tương lai của bản thân nó, cái tương lai mờ mịt và bấp bênh.
Một lát sau, chiếc xe đi kịp đến nơi. Mọi người bước xuống, lách qua quãng rào thủng đi vào trong vườn. Ở một xó hoang vu, cỏ dại mọc chùm lút, có một tảng đá lớn lún sâu xuống đất đã gần lấp kín. Những tàu lá ngưu bàng xòe to, với những bông hoa màu hồng chói cùng đám cỏ lác mảnh dẻ và cao, tất cả lung lay trước gió giữa đám cỏ xanh, Pie nghe thấy tiếng rì rào mơ hồ trên nấm mồ nấp dưới đám cây cỏ rậm rì.
Cậu con cả ông Stavrútchenkô nói:
- Ngôi mộ này cũng mãi gần đây chúng tôi mới biết. Nhưng các ông, các bà và các anh, có biết ai nằm dưới đây không? Một nhà hiệp sĩ trứ danh, viên lão tướng Inhát Kari đấy.
Cậu Mácxim gật gù trầm ngâm nói:
- A, lão tướng ơi! Người an nghỉ ở đây đấy ư ? Nhưng làm thế nào mà mộ lão lại để ở đây nhỉ?
- Năm 17... quân Ba Lan chiếm đóng tu viện này,quân đội Côdắc và Tata đến vây hãm. Chắc các ông, các bà và các anh cũng biết quân đội Tata là những đồng minh rất nguy hiểm. Có thể là quân Ba Lan bị vây hãm đã mua chuộc được một tên thủ lĩnh Tata, thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết là một đêm, quân Tata và quân Ba Lan hợp sức đánh lại quân đội Côdắc. Và một đêm, chính Kôlốtnia đây, một cuộc tàn sát kinh khủng đã diễn ra. Nếu tôi không nhầm thì về sau quân đội Tata bị đánh bại, và quân đội Côdắc đoạt được tu viện, nhưng thủ lĩnh của họ đã bị hy sinh trong chiến đấu.
Vẫn trầm ngâm, anh nói tiếp:
- Trong trận này còn có một nhân vật nữa. Nhưngchúng tôi tìm mãi ở đây vẫn không thấy có tảng đá nào khác. Theo cuốn sử chúng tôi tìm thấy ở tu viện, thì bên cạnh tướng Kari có chôn cả anh chàng nhạc sĩ chơi đàn băng-đu-ra... một anh chàng mù vẫn theo tướng Kari đi khắp nơi.
- Một anh mù... đi dự trận ư ?
Bà Ana kinh hãi kêu lên. Bà đã hình dung con trai bà ở trong đám hỗn quân của một trận huyết chiến kinh khủng ban đêm.
- Vâng, một người mù. Anh ta là một ca sĩ nổitiếng khắp xứ Zapôrôgiê. Đấy là theo cuốn sử tôi nói hồi nãy. À, có lẽ tôi còn thuộc lòng trang sách ghi lại cái chết tàn khốc của anh nhạc sĩ mù này: Cùng chết theo tướng Kari có Iuốckô, một nhà thơ Côdắc nổi tiếng. Iuốckô luôn luôn đi với Kari và được Kari rất mực yêu mến. Sau khi giết Kari, bọn vô đạo hung ác chém ngay cả Iuốckô, theo cái thói đê hèn của chúng, không đếm xỉa gì đến việc anh ta mù lòa lại có thiên tài làm thơ và chơi đàn băng-đu-ra. Trước kia, đến bầy chó sói ngoài thảo nguyên nghe tiếng đàn của anh cũng phải mềm lòng thương cảm, thế mà bọn vô đạo chúng không tha anh trong cuộc xung đột đêm hôm đó. Dưới đây, nằm bên nhau người ca sĩ và nhà hiệp sĩ đã anh dũng hy sinh và cầu xin Thượng đế ban vinh dự muôn đời cho hai người. A-men!
Có người nói: Hòn đá này to, có thể cả hai người đã được chôn cùng một chỗ.
- Có lẽ, nhưng những chữ khắc trên đá đã bị rêuphong mờ mịt. Đây, ta hãy nhìn, chỗ này còn nhận rõ được chiếc chùy và cái gậy của tướng Kari, còn ngoài ra đã bị rêu gậm mòn hết.
Thốt nhiên Pie kêu:
- Khoan đã.Từ nãy lắng tai nghe, lòng anh mỗi lúc một thêm xúc động.
Anh bước lại gần ngôi mộ, cúi xuống, lấy đầu ngón tay mềm mại cậy đám rêu xanh phủ tấm bia. Qua lớp rêu dày, anh sờ nắn những vết đá nổi. Anh mò mẫm một lúc, rồi mặt ngẩng lên trời, đôi lông mày nhíu lại. Anh bắt đầu đọc:
“Inhát, hiệu là Kari,... năm... bị hại bởi mũi tên... của một tên Tata...
Anh sinh viên nói:
- Phải, cái đó chúng tôi cũng đã đọc thấy. Ngón tay Pie khi cụp vào, lúc duỗi ra hết sức thẳng. Anh lần xuống những chữ bên dưới:
- ..."Sau khi giết..." - ..."Bọn vô đạo hung ác..." - anh sinh viên maumồm đọc tiếp - Đúng là những chữ chúng tôi đã được đọc trong cuốn sách và nó tả cái chết của Iuốckô. Vậy ra, Iuốckô cùng chôn ở đây, dưới tảng đá này.
- Phải... “bọn vô đạo hung ác...” Pie đọc mấy chữ, phần tiếp mất quãng... không, không, khoan đã... “bị lưỡi gươm Tata sát hại”. Tôi nghĩ hình như còn một chỗ nữa... À không, hết rồi.
Quả thế, kỷ niệm của anh chàng nhạc sĩ nọ đã vùi lấp trong đám rêu lùi sùi phủ trên tấm bia, một tảng đá đã dãi dầu trên trăm rưởi năm.
Một lúc lâu, yên lặng như tờ; chỉ nghe thấy tiếng lá cây xào xạc. Một tiếng thở dài kính cẩn đến khua tan. Mọi người ngoảnh lại nhìn: thì ra ông Ốttáp, chủ nhân khu vườn và cũng là chủ nhân nơi yên nghỉ cuối cùng của viên lão tướng Kari. Ốttáp lại gần đám khách lạ và khi nhìn thấy anh thanh niên có đôi mắt không động đậy, ngửa mặt nhìn trời, đang sờ nắn đọc những chữ trên tảng đá, những chữ mà mưa gió đã làm phai mờ đến người sáng mắt cũng không sao nhận rõ nữa thì lão rất đỗi ngạc nhiên. Lão kính cẩn nhìn Pie và nói:
- Chỉ có đức Thượng đế tối thiện... Thượng đế mở cho người mù thấy cái mà người sáng không nhìn thấy.
Khi xe lại chuyển đi trên con đường bụi mù đến tu viện, anh sinh viên quay lại hỏi Êvơlin:
- Bây giờ chắc cô đã hiểu tại sao tôi lại nhớ đến anh chàng nhạc sĩ Iuốckô rồi nhỉ? Trước kia hai anh em tôi lấy làm lạ không hiểu sao một người mù lại có thể theo Kari và đoàn quân lưu động của tướng đó được. Phần nhiều những nhạc sĩ đàn băng-đu-ra là những người hành khất già cả xách bị lang thang hết làng này sang làng khác để hát. Mãi hôm nay nhìn anh Pie của cô cưỡi ngựa, trong óc tôi vụt hình dung ra anh chàng Iuốckô mù đeo chiếc đàn băng-đu-ra thay súng, phóng ngựa theo viên thủ lĩnh của mình.
Rồi anh mơ màng nói tiếp:
- Rất có thể anh ta cũng đã từng dự chiến. Dù sao anh ta cũng đã cùng các bạn đồng ngũ xông pha trong nhiều cuộc chiến đấu và đã cùng họ chia sẻ gian nguy. Ôi! Thượng đế! Xứ Ukren chúng ta đã trải qua những thời kỳ oanh liệt biết bao !
Bà Ana thở dài nói:
- Gớm nghe ghê chết !
Anh sinh viên cãi lại:
- Đẹp đẽ biết bao!
Pie lại gần xe quả quyết nói:
- Bây giờ thì chả còn có thế! Ngước đôi hàng lông mày lên, lắng tai nghe tiếng vó ngựa đi bên cạnh, anh kìm ngựa đi theo nhịp xe.
Khuôn mặt anh tái nhợt hơn mọi khi, lộ vẻ xúc cảm. Pie nhắc lại:
- Tất cả những cái ấy nay không còn nữa!
Cậu Mácxim nghe nói, lạnh lùng bảo:
- Cái gì đáng mất thì mất đi. Người xưa có lối sống của họ. Còn anh, anh phải tìm lấy lối sống của anh...
Anh sinh viên đáp:
- Ông thì làm gì mà chả nói được. Cuộc sống cóđược cái gì cho ông, ông đã lấy hết còn đâu...
Ông bạn già của Garibanđi miệng mỉm cười chua chát, mắt nhìn đôi nạng, đáp lại:
- Thế tôi có chút gì, cuộc sống cũng chẳng đã cướp hết đấy ư?
- Rồi ông nói tiếp:
- Xưa kia lão đây cũng đã khao khát cái tự do của người Côdắc, đã khát khao cái thi vị của cuộc sống ngang dọc ấy... Lão còn thân hành đến tận Thổ Nhĩ Kỳ để gặp Sađích.
Bọn trẻ náo nức hỏi:
- Thế rồi sao?
- Rồi sao... thoạt nhìn thấy “những con người Côdắc tự do” đi thờ phụng chế độ quân chủ Thổ Nhĩ Kỳ là lão hết khát khao ngay... Thực là một thứ dối trá có một trong lịch sử, một thứ lừa bịp! Tôi hiểu ra là lịch sử đã vứt tất cả những thứ cổ lỗ ấy vào sọt rác, và cái chính không phải là hình thức đẹp mà ở nơi mục đích... Thế là tôi đi sang Ý. Không biết tiếng nói của người Ý, tôi cũng sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của họ.
Lúc này cậu Mácxim nói rất nghiêm trang, giọng thành thực, nên câu nói thêm trịnh trọng. Thường thường, cậu không có xen vào những cuộc tranh luận giữa ông già Stavrútchenkô và các cậu con trai ông lão. Những khi bọn trẻ có cầu viện ông là người được chúng coi là một đồng minh với chúng, ông chỉ ngọt ngào mỉm cười đáp lại. Nhưng giờ đây, xúc động trước những kỷ niệm của tấn thảm kịch thốt nhiên gợi ra trên tấm đá cổ, rêu phong kín, ông cảm thấy cái quá khứ xa xôi đó lúc này, lạ lùng quá, nó có quan hệ đến Pie và qua Pie nó có quan hệ đến một thế hệ hiện tại hết sức sinh động.
Lần này, bọn trẻ không ai cãi lại điều gì, không hiểu là do vừa đây, họ bị xúc động trước tấm bia đá trong vườn lão Ốttáp, tấm bia đã nói lên một cách hùng hồn về cái mất đi của quá khứ, hay họ nghiêng mình trước tấm lòng thành thực đanh thép của người lính già.
Lặng yên một lát, anh sinh viên hỏi:
- Thế còn gì để lại cho chúng tôi ?
- Vẫn là cuộc đấu tranh không ngừng.
- Nhưng đấu tranh ở đâu? Dưới hình thức nào? Cậu Mácxim đáp gọn lỏn:
- Đi mà tìm lấy.
Một khi cậu đã bỏ cái giọng châmbiếm hàng ngày, là lúc cậu sắp sửa nói chuyện nghiêm trang. Nhưng giờ đây không còn thời giờ... Xe đã đỗ trước cổng vào tu viện. Anh sinh viên hơi cúi người xuống, giữ lấy dây cương cho Pie. Mặt Pie khác nào cuốn sách bỏ ngỏ, phản ánh mối xúc động sâu sắc.