Cảm nhận đầu tiên trong tôi là một con đường nhỏ ngoằn ngoèo, với hai bức thành đất rất cao. Phía trên đầu bầu trời cũng bị cắt thành những đường nhỏ. Trên tay tôi có một búp bê và một cái giỏ trong đó có những quả phi lao khô. Tôi cứ đi theo con đường trước mặt. Lâu lắm, thời gian như vô tận, tôi đi đến hết con đường. Ở đó có những bậc thang bằng đất. Tôi cố sức leo lên những bậc thang đó nhưng nó cao quá. Tôi suýt òa khóc thì nhìn thấy một rễ cây thò lò ở trên đầu tôi. Tôi đu vào rễ cây rồi leo lên các bậc thang. Trên mặt đất là một vườn cây to, tỏa bóng rợp mặt đất. Dưới nền đất những lá rụng được quét gọn thành một đống, sạch sẽ. Nắng chiều qua vòm lá thành những quả bóng to, nhỏ khác nhau trên mặt đất. Tôi đi quanh những gốc cây và cảm thấy muốn hát. Rồi một cơn buồn ngủ kéo đến. Tôi nằm trên đống lá và ngủ ngon lành. Trong giấc ngủ tôi mơ thấy những điều đẹp đẽ. Khi tôi đang chìm trong giấc ngủ thiên thần thì tôi đâu biết rằng mẹ tôi đang khốn khổ vì tưởng đã đánh mất tôi rồi. Máy bay Mỹ ập đến, người ta bế lũ trẻ bỏ xuống hầm, rồi phải đi sơ tán đồ đạc. Bọn trẻ ngồi túm tụm lại một chỗ. Còn tôi đi lang thang. Máy bay Mỹ cút đi, những bà mẹ đi tìm con, mẹ tôi không tìm thấy tôi đâu cả.
Tôi mở choàng tỉnh vì thấy có ai đó bế tôi lên. Tôi mở mắt và nhìn thấy một người đàn ông mặc áo thụng đen. Ông cười với tôi. Tôi bảo ông rằng, trong đống lá kia còn con búp bê và lẵng quả phi lao nữa. Ông bế tôi quay trở lại lấy hai thứ đó rồi đi vào nhà thờ. Một lúc lâu sau, có người chạy đi báo mẹ tôi đến nhà thờ đón tôi. Nhìn thấy tôi, mẹ Ỏa khóc, rồi chạy đến túm tóc tôi lôi xềnh xệch:
- Con ranh con khốn nạn này, mày đi đâu mà để tao tìm đứt cả hơi. Sao mày không bị bom nó vùi đi cho rồi.
Lúc đó cha không có mặt ở đấy.
Khi đó tôi lên bốn nhưng sau tôi còn có hai đứa em trai nữa, một đứa lên hai và một đứa mới mấy tháng. Nơi chúng tôi đang sống không phải là quê của cha mẹ tôi mà là nơi họ làm việc. Nhưng đối với tôi đó lại là nơi chôn rau, cắt rốn. Ngày tôi ra đời là thời kỳ đất nước đang thịnh vượng, thế nhưng tôi lại được cắt rốn bằng lưỡi liềm cắt lúa. Chuyện thế này, lúc mẹ tôi lên cơn đau đẻ, được cha tôi đưa đến trạm xá. Bà trạm xá trưởng kiêm đỡ đẻ, kiêm y sĩ kê đơn, kiêm y tá tiêm chích thuốc khóa cửa đi ăn cỗ mãi bên xã khác. Cha tôi để mẹ tôi ngồi ở chiếc ghế chờ rồi mượn xe đi tìm bà y sĩ. Mẹ tôi quằn quại trên ghế, cơn đau mỗi lúc một tăng. Một bà đi kiếm rau lợn thấy mẹ tôi đau dữ quá bèn vào giúp đỡ. Sau thấy mẹ tôi đẻ đến nơi mà vẫn chưa thấy bà đỡ và cha tôi về. Bà bảo với mẹ tôi:
- Cô chịu khó nằm đây, tôi vào tìm bà Mụ, ngày chưa có trạm xá bà ấy đỡ cho cả làng này đấy.
Chưa đầy năm phút sau đã thấy bà quay lại cùng bà Mụ. Trên tay bà Mụ cầm một chiếc liềm đen sì. Bà Mụ khám cho mẹ tôi thấy cái đầu tôi lấp ló cửa dạ bèn giục bà đi hái rau lợn:
- Chị kiếm cho tôi mấy cái tàu lá chuối khô, kiếm đâu được cái chậu nữa chứ, không thì bẩn tóe ra đây về bà trạm trưởng lại mắng cho.
Thế là tôi ra đời trên cái ổ chuối khô, được bà Mụ cắt rốn bằng lưỡi liềm. Bà Mụ bảo: Trong các vật dụng của nhà nông thì chỉ có lưỡi liềm sạch nhất vì chỉ để cắt lúa và cắt rốn trẻ con. Ca đẻ mẹ tròn con vuông xong thì bà trạm trưởng và cha tôi mới về đến nơi. Bà trạm trưởng trách mắng mẹ tôi:
- Cô lỗi thời quá, sao không chờ tôi về. Phản khoa học hết sức, ai lại cắt rốn bằng liềm. Nằm lại đây theo dõi.
Bà Mụ nghe thế chỉ tủm tỉm cười rồi ra về. Hai ngày sau mẹ tôi bế tôi về nhà vì tôi chẳng bị làm sao cả. Câu chuyện này được cả làng biết, hễ ai nhìn thấy mặt tôi cũng kể. Tôi được nghe có dễ hàng trăm lần.
Càng lớn lên tôi càng thấy vùng quê tôi ở sao mà đẹp thế, lắm điều kỳ lạ thế. Ngày ấy, tôi có khái niệm về mùa, một năm đối với tôi chỉ có hai dịp Tết và hè. Tết, ấy là khi cam trong vườn nhà bác Thạo ở bên cạnh nhà tôi đỏ rực. Cỏ ở bờ mương xanh ngắt mỡ màng. Cỏ chen mọc cả vào lối đi, cỏ che những vết chân trâu lồi lõm. Mẹ thay cho tôi một chiếc áo trắng và dặn:
- Mày đi chơi đâu thì đi, đến chiều tối là về. Ngày mai mùng một chớ có vào nhà ai, cái thứ con gái đến nhà mùng một là dông cả năm, người ta chửi cho thì tao đánh chết. Tôi phải nhớ lời mẹ dặn. Sáng mùng một, mẹ tôi để cho tôi ngủ thoải mái. Bố mẹ sắp cơm cúng xong mới gọi chúng tôi dậy ăn uống. Ăn xong mẹ chia cho một ít bánh kẹo. Tôi gói vào khăn mùi xoa để dành cho cái Hoa. Nhà nó có nhiều bánh chưng hơn nhà tôi nhưng lại không có bánh kẹo, vì bố mẹ nó làm ruộng. Tôi đi ra ngõ, mẹ tôi gọi với theo:
- Nhớ đừng vào nhà ai đấy.
Tôi đi một mạch ra bờ mương. Nước đồng trong veo chưa cấy lúa, chỉ có cỏ ở bờ vùng, bờ thửa xanh nối lên trời. Từ cuối bờ mương, nơi giáp với làng bên xuất hiện một vài chấm nhỏ, rồi to dần, rồi tiếng cười, tiếng nói, rồi mầu xanh, mầu đỏ của áo xống phấp phới trong gió, những người họ hàng đi Tết nhau. Trong lòng tôi rạo rực đến kỳ lạ. Tôi muốn đi cùng những người họ hàng kia để đến những nhà họ hàng. Nhưng tôi chỉ được phép đứng dựa lưng vào gốc dừa để nhìn theo họ.
Mùa hè, bắt đầu từ những cơn mưa rào. Ngồi dưới một tàu lá chuối to làm nhà, bên cạnh hàng rào mắc mấy sợi tơ chuối làm khung cửi, ngắt mấy lá mùng tơi làm mâm cơm. Một gia đình nhỏ ở trên thiên đàng. Bỗng đâu mây đen kéo đến che khuất mặt trời. Mưa rơi nặng hạt trên tàu lá chuối. Rồi cơn mưa trút xuống bất ngờ. Tôi chạy vội vào nhà trú mưa. Mưa càng to thì nỗi buồn của tôi càng lớn. Tôi không hiểu nỗi buồn của tôi đến từ khi nào. Có khi từ một buổi trưa, tôi nằm trong lòng mẹ với sự thanh bình nhất, rồi tôi ngủ thiếp đi. Cơn mưa đánh thức tôi dậy. Mẹ đã đi làm rồi. Thế là nỗi buồn ập đến. Và ngay cả khi tôi không thức dậy vào cơn mưa thì từ cơn mưa nỗi buồn ùa vào tôi. Nỗi buồn đeo nặng cả cuộc đời.
Tôi mở choàng tỉnh vì thấy có ai đó bế tôi lên. Tôi mở mắt và nhìn thấy một người đàn ông mặc áo thụng đen. Ông cười với tôi. Tôi bảo ông rằng, trong đống lá kia còn con búp bê và lẵng quả phi lao nữa. Ông bế tôi quay trở lại lấy hai thứ đó rồi đi vào nhà thờ. Một lúc lâu sau, có người chạy đi báo mẹ tôi đến nhà thờ đón tôi. Nhìn thấy tôi, mẹ Ỏa khóc, rồi chạy đến túm tóc tôi lôi xềnh xệch:
- Con ranh con khốn nạn này, mày đi đâu mà để tao tìm đứt cả hơi. Sao mày không bị bom nó vùi đi cho rồi.
Lúc đó cha không có mặt ở đấy.
Khi đó tôi lên bốn nhưng sau tôi còn có hai đứa em trai nữa, một đứa lên hai và một đứa mới mấy tháng. Nơi chúng tôi đang sống không phải là quê của cha mẹ tôi mà là nơi họ làm việc. Nhưng đối với tôi đó lại là nơi chôn rau, cắt rốn. Ngày tôi ra đời là thời kỳ đất nước đang thịnh vượng, thế nhưng tôi lại được cắt rốn bằng lưỡi liềm cắt lúa. Chuyện thế này, lúc mẹ tôi lên cơn đau đẻ, được cha tôi đưa đến trạm xá. Bà trạm xá trưởng kiêm đỡ đẻ, kiêm y sĩ kê đơn, kiêm y tá tiêm chích thuốc khóa cửa đi ăn cỗ mãi bên xã khác. Cha tôi để mẹ tôi ngồi ở chiếc ghế chờ rồi mượn xe đi tìm bà y sĩ. Mẹ tôi quằn quại trên ghế, cơn đau mỗi lúc một tăng. Một bà đi kiếm rau lợn thấy mẹ tôi đau dữ quá bèn vào giúp đỡ. Sau thấy mẹ tôi đẻ đến nơi mà vẫn chưa thấy bà đỡ và cha tôi về. Bà bảo với mẹ tôi:
- Cô chịu khó nằm đây, tôi vào tìm bà Mụ, ngày chưa có trạm xá bà ấy đỡ cho cả làng này đấy.
Chưa đầy năm phút sau đã thấy bà quay lại cùng bà Mụ. Trên tay bà Mụ cầm một chiếc liềm đen sì. Bà Mụ khám cho mẹ tôi thấy cái đầu tôi lấp ló cửa dạ bèn giục bà đi hái rau lợn:
- Chị kiếm cho tôi mấy cái tàu lá chuối khô, kiếm đâu được cái chậu nữa chứ, không thì bẩn tóe ra đây về bà trạm trưởng lại mắng cho.
Thế là tôi ra đời trên cái ổ chuối khô, được bà Mụ cắt rốn bằng lưỡi liềm. Bà Mụ bảo: Trong các vật dụng của nhà nông thì chỉ có lưỡi liềm sạch nhất vì chỉ để cắt lúa và cắt rốn trẻ con. Ca đẻ mẹ tròn con vuông xong thì bà trạm trưởng và cha tôi mới về đến nơi. Bà trạm trưởng trách mắng mẹ tôi:
- Cô lỗi thời quá, sao không chờ tôi về. Phản khoa học hết sức, ai lại cắt rốn bằng liềm. Nằm lại đây theo dõi.
Bà Mụ nghe thế chỉ tủm tỉm cười rồi ra về. Hai ngày sau mẹ tôi bế tôi về nhà vì tôi chẳng bị làm sao cả. Câu chuyện này được cả làng biết, hễ ai nhìn thấy mặt tôi cũng kể. Tôi được nghe có dễ hàng trăm lần.
Càng lớn lên tôi càng thấy vùng quê tôi ở sao mà đẹp thế, lắm điều kỳ lạ thế. Ngày ấy, tôi có khái niệm về mùa, một năm đối với tôi chỉ có hai dịp Tết và hè. Tết, ấy là khi cam trong vườn nhà bác Thạo ở bên cạnh nhà tôi đỏ rực. Cỏ ở bờ mương xanh ngắt mỡ màng. Cỏ chen mọc cả vào lối đi, cỏ che những vết chân trâu lồi lõm. Mẹ thay cho tôi một chiếc áo trắng và dặn:
- Mày đi chơi đâu thì đi, đến chiều tối là về. Ngày mai mùng một chớ có vào nhà ai, cái thứ con gái đến nhà mùng một là dông cả năm, người ta chửi cho thì tao đánh chết. Tôi phải nhớ lời mẹ dặn. Sáng mùng một, mẹ tôi để cho tôi ngủ thoải mái. Bố mẹ sắp cơm cúng xong mới gọi chúng tôi dậy ăn uống. Ăn xong mẹ chia cho một ít bánh kẹo. Tôi gói vào khăn mùi xoa để dành cho cái Hoa. Nhà nó có nhiều bánh chưng hơn nhà tôi nhưng lại không có bánh kẹo, vì bố mẹ nó làm ruộng. Tôi đi ra ngõ, mẹ tôi gọi với theo:
- Nhớ đừng vào nhà ai đấy.
Tôi đi một mạch ra bờ mương. Nước đồng trong veo chưa cấy lúa, chỉ có cỏ ở bờ vùng, bờ thửa xanh nối lên trời. Từ cuối bờ mương, nơi giáp với làng bên xuất hiện một vài chấm nhỏ, rồi to dần, rồi tiếng cười, tiếng nói, rồi mầu xanh, mầu đỏ của áo xống phấp phới trong gió, những người họ hàng đi Tết nhau. Trong lòng tôi rạo rực đến kỳ lạ. Tôi muốn đi cùng những người họ hàng kia để đến những nhà họ hàng. Nhưng tôi chỉ được phép đứng dựa lưng vào gốc dừa để nhìn theo họ.
Mùa hè, bắt đầu từ những cơn mưa rào. Ngồi dưới một tàu lá chuối to làm nhà, bên cạnh hàng rào mắc mấy sợi tơ chuối làm khung cửi, ngắt mấy lá mùng tơi làm mâm cơm. Một gia đình nhỏ ở trên thiên đàng. Bỗng đâu mây đen kéo đến che khuất mặt trời. Mưa rơi nặng hạt trên tàu lá chuối. Rồi cơn mưa trút xuống bất ngờ. Tôi chạy vội vào nhà trú mưa. Mưa càng to thì nỗi buồn của tôi càng lớn. Tôi không hiểu nỗi buồn của tôi đến từ khi nào. Có khi từ một buổi trưa, tôi nằm trong lòng mẹ với sự thanh bình nhất, rồi tôi ngủ thiếp đi. Cơn mưa đánh thức tôi dậy. Mẹ đã đi làm rồi. Thế là nỗi buồn ập đến. Và ngay cả khi tôi không thức dậy vào cơn mưa thì từ cơn mưa nỗi buồn ùa vào tôi. Nỗi buồn đeo nặng cả cuộc đời.