Nhà là nơi những người thân của mình đang sống, nhà là nơi lúc nào cũng có người đợi mình về và nhà còn là nơi gắn bó với những kỷ niệm thời ấu thơ. Người ta thường gọi một cách ngắn gọn thân mật và tình cảm hai chữ gia đình thành Nhà.
Đôi khi trong lúc rảnh rỗi ngồi kiểm kê lại, tôi thấy mình thật giàu có vì có nhiều nhà quá, một ngôi nhà có ba mẹ và những đứa em; một ngôi nhà có chồng và cậu con trai đáng yêu vẫn thường ngồi xem ti vi đợi ba mẹ đi làm về tới là nhảy cẫng lên vui sướng; một ngôi nhà đầy tình cảm ở tận miền Trung… Thế nhưng chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ai hỏi Tết này có về nhà ăn Tết không, thì mặc định tôi luôn nghĩ Nhà đó là ngôi nhà nằm trên con lộ nhìn qua bên kia đường là cánh đồng mênh mông, sự mênh mông đó hẳn chả là gì trong mắt người lớn nhưng với tôi nó mênh mông từ thời con bé xíu cho đến bây giờ.
Ở ngôi nhà gỗ nhỏ xinh đó, mỗi mùa giáp Tết hàng loạt những cái ao trước nhà lúc nào cũng là là sương bay, lạnh, tôi và mẹ thường dậy từ rất sớm và tôi bó mình trong chiếc áo ấm đi bộ cả cây số để lên chợ phụ mẹ dọn gian hang bán Tết. Ngôi chợ quê nhỏ xíu có hai 4 lối đi dành cho các gian hang và một gian nhà rộng đủ thứ các loại vải vóc bánh mức và hoa giả… năm nào cũng thế, tôi rộn ràng trong sự chuẩn bị náo nhiệt và dĩ nhiên là không thể thiếu mùi bánh in, bánh thuẩn, bánh tráng của những người miền Trung xa quê.
Và còn gì nữa trong những mùa Tết xa ngái? Còn sắc vàng rực của những cánh mai nở sớm. Mai nhà mình năm nào cũng nở sớm, 29 Tết đã không còn chiếc nụ nào, năm nào con cũng háo hức sang nhà ngoại, chờ ông ngoại cắt cho những cành mai nụ xanh, mẩy và tràn trề sức sống đề đem về cho ba đốt gốc cháy sén chuẩn bị cho vào bình và ngồi đợi đêm giao thừa từng cánh vàng hé nở. Có những năm, ba mẹ đi làm ăn xa, đêm giao thừa vẫn chưa kịp về, ba chị em ở nhà vừa buồn vừa sợ, con làm chị hai cứng rắn bày bàn thờ hoa quả bánh trái cúng giao thừa. Hai giờ sang ba mẹ về đến nhà, chở theo hai chậu cúc đại đóa vàng rực rỡ, con mừng muốn khóc vì ba mẹ vềnhà đỡ lạnh. Và đó là năm đầu tiên nhà mình đón xuân cùng những chậu hoa chở từphương xa về.
Nhà mình kể ra cũng chẳng có gì là quá đặt biệt với mọi người nhưng với con đó là một điều gì đó rất thiêng liêng và gắn bó, là mùi hoa mận ngọt, nhẹ và thoang thoảng mỗi sáng mùng Một, vừa dậy mẹ đã bắt ra sân ngồi chải đầu, mẹ nói chải đầu ngoài sân để khởi đầu một năm mới nhiều thuận lợi không còn những rối ren xui rủi ở trong nhà. Con là trẻ con nên chẳng qua tâm đến những điều mẹ nói, chỉ thấy rất thích sáng mồng Một, mặt trời vừa lên, nắng nghiêng rực rỡ ngồi dưới góc mận vừa chải tóc vừa thơm vừa ngắm bóng tóc mình đổ dài thường thượt.
Mấy năm nay con không còn được đón Tết ở nhà mình thường nữa, ba nói con gái lấy chồng phải theo chồng, thì dĩ nhiên là thế rồi. Tết làm con dâu trưởng con cũng phải lo toan ít nhiều, thì vẫn những thứ như nhà mình nhưng sao cảm giác khác lắm. Ở nhà ngoài này neo người nên Tết không gói bánh chưng bánh tét như nhà mình, mọi thứ đều đi mua nên con cũng không còn cơ hội ngồi lau lá chuối và buộc lạc bánh tét như ở nhà mình. Tết ở ngoài này lạnh lắm, đàn ông ai cũng mặc vest, phụ nữ mặc áo khoác dày cộp, mọi người đi thăm chúc Tết nhau bắt tay trịnh trọng, không như ở quê mình lúc nào cũng nắng, cũng nóng, cũng cười thật tươi và nheo mắt và áo mỏng đủ thứ sắc màu.
Mấy năm nay con không còn tóc dài nhưng năm nào đón Tết ở miền Trung, sáng mồng Một thức dậy lại nhớ gốc mân, nồi canh măng, bánh tráng, rau sống và cả những tấm lì xì đỏ của ba và mẹ.
Đôi khi trong lúc rảnh rỗi ngồi kiểm kê lại, tôi thấy mình thật giàu có vì có nhiều nhà quá, một ngôi nhà có ba mẹ và những đứa em; một ngôi nhà có chồng và cậu con trai đáng yêu vẫn thường ngồi xem ti vi đợi ba mẹ đi làm về tới là nhảy cẫng lên vui sướng; một ngôi nhà đầy tình cảm ở tận miền Trung… Thế nhưng chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ai hỏi Tết này có về nhà ăn Tết không, thì mặc định tôi luôn nghĩ Nhà đó là ngôi nhà nằm trên con lộ nhìn qua bên kia đường là cánh đồng mênh mông, sự mênh mông đó hẳn chả là gì trong mắt người lớn nhưng với tôi nó mênh mông từ thời con bé xíu cho đến bây giờ.
Ở ngôi nhà gỗ nhỏ xinh đó, mỗi mùa giáp Tết hàng loạt những cái ao trước nhà lúc nào cũng là là sương bay, lạnh, tôi và mẹ thường dậy từ rất sớm và tôi bó mình trong chiếc áo ấm đi bộ cả cây số để lên chợ phụ mẹ dọn gian hang bán Tết. Ngôi chợ quê nhỏ xíu có hai 4 lối đi dành cho các gian hang và một gian nhà rộng đủ thứ các loại vải vóc bánh mức và hoa giả… năm nào cũng thế, tôi rộn ràng trong sự chuẩn bị náo nhiệt và dĩ nhiên là không thể thiếu mùi bánh in, bánh thuẩn, bánh tráng của những người miền Trung xa quê.
Và còn gì nữa trong những mùa Tết xa ngái? Còn sắc vàng rực của những cánh mai nở sớm. Mai nhà mình năm nào cũng nở sớm, 29 Tết đã không còn chiếc nụ nào, năm nào con cũng háo hức sang nhà ngoại, chờ ông ngoại cắt cho những cành mai nụ xanh, mẩy và tràn trề sức sống đề đem về cho ba đốt gốc cháy sén chuẩn bị cho vào bình và ngồi đợi đêm giao thừa từng cánh vàng hé nở. Có những năm, ba mẹ đi làm ăn xa, đêm giao thừa vẫn chưa kịp về, ba chị em ở nhà vừa buồn vừa sợ, con làm chị hai cứng rắn bày bàn thờ hoa quả bánh trái cúng giao thừa. Hai giờ sang ba mẹ về đến nhà, chở theo hai chậu cúc đại đóa vàng rực rỡ, con mừng muốn khóc vì ba mẹ vềnhà đỡ lạnh. Và đó là năm đầu tiên nhà mình đón xuân cùng những chậu hoa chở từphương xa về.
Nhà mình kể ra cũng chẳng có gì là quá đặt biệt với mọi người nhưng với con đó là một điều gì đó rất thiêng liêng và gắn bó, là mùi hoa mận ngọt, nhẹ và thoang thoảng mỗi sáng mùng Một, vừa dậy mẹ đã bắt ra sân ngồi chải đầu, mẹ nói chải đầu ngoài sân để khởi đầu một năm mới nhiều thuận lợi không còn những rối ren xui rủi ở trong nhà. Con là trẻ con nên chẳng qua tâm đến những điều mẹ nói, chỉ thấy rất thích sáng mồng Một, mặt trời vừa lên, nắng nghiêng rực rỡ ngồi dưới góc mận vừa chải tóc vừa thơm vừa ngắm bóng tóc mình đổ dài thường thượt.
Mấy năm nay con không còn được đón Tết ở nhà mình thường nữa, ba nói con gái lấy chồng phải theo chồng, thì dĩ nhiên là thế rồi. Tết làm con dâu trưởng con cũng phải lo toan ít nhiều, thì vẫn những thứ như nhà mình nhưng sao cảm giác khác lắm. Ở nhà ngoài này neo người nên Tết không gói bánh chưng bánh tét như nhà mình, mọi thứ đều đi mua nên con cũng không còn cơ hội ngồi lau lá chuối và buộc lạc bánh tét như ở nhà mình. Tết ở ngoài này lạnh lắm, đàn ông ai cũng mặc vest, phụ nữ mặc áo khoác dày cộp, mọi người đi thăm chúc Tết nhau bắt tay trịnh trọng, không như ở quê mình lúc nào cũng nắng, cũng nóng, cũng cười thật tươi và nheo mắt và áo mỏng đủ thứ sắc màu.
Mấy năm nay con không còn tóc dài nhưng năm nào đón Tết ở miền Trung, sáng mồng Một thức dậy lại nhớ gốc mân, nồi canh măng, bánh tráng, rau sống và cả những tấm lì xì đỏ của ba và mẹ.