Chân thành gửi tới những người mẹ của thế giới này, cảm ơn vì họ luôn vĩ đại như thế.
Cảm ơn mẹ, bởi vì mẹ là mẹ của con!
Bờ biển trải dài với những con sóng bạc đầu nhấp nhô. Trên làn cát mịn là vệt dấu chân – một to một nhỏ. Khuôn mặt non nớt của cậu bé ngẩng lên nhìn mẹ:
“Mẹ ơi, tại sao mẹ vẫn ở bên con trong khi bố…”.
Những lời cuối ngập ngừng, là những thổn thức từ tận đáy lòng cậu, là những khoảng trống mịt mờ vô tận.
Người mẹ mỉm cười xoa đầu cậu bé. Ánh mắt bà dịu dàng đến thế, tựa như tất cả những gì tốt đẹp nhất thế gian. Sự dịu dàng của mẹ kết thành bức tường ấm áp, bảo vệ cậu khỏi vô vàn lạnh lẽo trên thế gian.
Bởi vì mẹ là mẹ của con.
Trong kí ức của cậu, đó là lần cuối cùng cậu được ra biển, bước chân trên bãi cát mị trải dài, mẹ hiền ấm áp kề bên, không một chút lo toan.
Cuộc sống bon chen buộc con người ta phải lao vào đó. Nó là đóa hoa anh túc đầy mị hoặc khiến người ta trầm mê. Nó lại là cơn lốc khi mà con người chẳng thể chống chọi với thứ gọi là thiên tai, đến khi nhận ra mình đang đứng trong vòng xoáy ấy lại không cách nào thoát ra. Cuộc sống là vậy, nó khiến con người ta cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Cậu bé không nhớ rõ từ khi nào trong cậu không còn là những trang kí ức màu hồng nữa. Đó là những tháng ngày đen tối khi gần đến hạn đóng tiền học, xấp tiền cậu mang đóng bao giờ cũng dày nhất, nhưng chẳng phải nhiều nhất, và lần nào chúng cũng bị trả về quá nửa, bởi nát, bởi rách. Cậu chẳng giận mẹ. Bởi những đồng tiền đó thấm đẫm mồ hôi của mẹ. Và cũng bởi vì vết chân chim trên khóe mắt mẹ càng ngày càng sâu.
Cậu không phải là người vô tâm. Trong buổi nói chuyện giữa giáo viên và học sinh, cô giáo nói: “Các em có thể không biết, nhưng đánh các em một, cha mẹ còn xót hơn mười. Có khi đánh con xong rồi, chờ con ngủ say lại thay con bôi thuốc”. Cậu bé không vô tâm nhưng nghe xong những lời đó, từ nơi xa xôi nào đó trong những trang kí ức màu hồng, vì đau cậu bé choàng tỉnh giữa đêm, là ánh mắt yêu thương của mẹ, “Không sao đâu con, ngủ tiếp đi”. Cũng đêm đó, giọt nước mắt lóng lánh nơi khóe mắt mẹ đã thấm ướt trang kí ức mờ nhòa…
Bước vào đại học, mọi chi phí đều nhiều hơn. Cậu không biết mẹ làm sao có, nhưng tiền mẹ đưa là một xấp phẳng phiu… Và tối nào cũng có một chiếc xe hơi đưa mẹ về đầu ngõ. Cũng từ đó, những lời bàn tán ra vào…
Trong ngôi nhà chỉ có hai mẹ con càng quạnh quẽ. Mẹ vẫn là mẹ thôi, hôm nào mẹ cũng dậy sớm làm đồ ăn sáng và trưa, hai mẹ con vẫn ăn chung bữa tối, dù là 12 giờ đêm, khi tiếng chổi tre của những cô lao công đã đi xa…
Mẹ đã nuôi cậu bao nhiêu năm, mẹ có quyền đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Cậu không biết hạnh phúc mà mẹ đang theo đuổi ở đâu, có hay chăng trên chiếc xe đó. Tiếng động cơ của chiếc xe bốn bánh vang lên, đưa mẹ đến thiên đường hạnh phúc của bà, mà nơi đó mãi mãi cậu không thể nào theo kịp. Cậu không oán mẹ, và chưa từng có ý niệm nào trong đầu cậu tự cho mình cái quyền đó. Nhưng vẫn có gì đó dâng lên trong lòng cậu, là ích kỉ. Vì giờ mẹ… đã khác.
Những cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con ngày càng thưa dần. Nhưng trong những lần ít ỏi đó, câu thấy mẹ thỉnh thoảng lại nói lắp. Hay trong ngôi nhà quen thuộc này, ngôi nhà mà chiếc cầu thang gỗ đã bị mài nhẵn bóng bởi những bước chân, ngôi nhà mà có nhắm mắt lại cũng không thể nhầm lẫn, mẹ vấp ngã… Lúc đó, ánh mắt mẹ hốt hoảng nhìn quanh, khi không thấy ai lại thở phào, trong tiếng thở phào ưu phiền đó, là hàng lệ chảy dài…
Ngày sinh nhật 18 tuổi của cậu sắp đến, không biết mẹ có nhớ về sớm để mừng sinh nhật cùng cậu không. Cậu không cần mẹ tặng quà, bởi chỉ cần mẹ ở bên đã là hạnh phúc nhất. Chỉ là vào ngày đó chân cậu run run, đi không vững, cả người mềm nhũn như không còn sức lực, và bất an len lỏi trong lòng cậu bấy lâu nay như bùng nổ, đẩy cậu vào tận cùng lo sợ…
Đứng trong phòng bệnh, tầm mắt cậu mơ hồ… Mẹ nằm đó, nhìn cậu thật sâu, thật dịu dàng, thay cho bao lời không thể nói ra. Chưa bao giờ cậu biết đôi mắt con người có thể ẩn chứa nhiều điều đến thế, cũng nhiều nước mắt đến thế.
Nơron vận động. Một khi mắc bệnh sẽ không thể nào qua khỏi. Còn độc ác hơn cả HIV, cho đến khi biết mình bị mắc bệnh thì thời gian còn lại chẳng là bao.
Nơron vận động chết đi, cho đến khi không thể hô hấp…
Giờ thì cậu biết.
Ánh mắt hốt hoảng của mẹ.
Mẹ không về nhà, nhưng tin nhắn nhắc nhở cậu vẫn đều đặn, chưa khi nào sai giờ.
Mẹ luôn cẩn thận để không đánh thức cậu, nhưng đêm đó mẹ lại lặng lẽ vào phòng cậu. Bước chân chậm chạp. Và đêm đó, dưới gối của cậu xuất hiện một chiếc thẻ ngân hàng.
Nhưng cậu lại chẳng thể hiểu tại sao sống trong dày vò như thế, chết lặng từng ngày như thế, mà mẹ lại âm thầm chịu đựng…
Quỳ trước mộ mẹ, nụ cười của mẹ hiền dịu, nụ cười bao dung…
Mẹ ơi, tại sao?
Nếu như cuộc đời này là những phím đàn, phím trắng là vui vẻ, hạnh phúc, phím đen là đau khổ, xấu xa; nhưng phím đen cùng phím trằng mới tạo ra bản nhạc hoàn hảo, thì con nguyện cuộc đời con là bản nhạc dang dở mẹ ơi…
Nắng nhảy múa trên bờ vai cậu, gió lướt qua khẽ đùa vui, thì thầm như lời của mẹ…
Mẹ không rời bỏ con, mẹ chỉ đến một nơi khác dõi theo con, để con thực hành những điều mẹ dạy mà không cần mẹ ở bên. Mẹ tin con yêu của mẹ sẽ làm tốt.
Bởi vì mẹ là mẹ của con!
Cảm ơn mẹ, bởi vì mẹ là mẹ của con!
Bờ biển trải dài với những con sóng bạc đầu nhấp nhô. Trên làn cát mịn là vệt dấu chân – một to một nhỏ. Khuôn mặt non nớt của cậu bé ngẩng lên nhìn mẹ:
“Mẹ ơi, tại sao mẹ vẫn ở bên con trong khi bố…”.
Những lời cuối ngập ngừng, là những thổn thức từ tận đáy lòng cậu, là những khoảng trống mịt mờ vô tận.
Người mẹ mỉm cười xoa đầu cậu bé. Ánh mắt bà dịu dàng đến thế, tựa như tất cả những gì tốt đẹp nhất thế gian. Sự dịu dàng của mẹ kết thành bức tường ấm áp, bảo vệ cậu khỏi vô vàn lạnh lẽo trên thế gian.
Bởi vì mẹ là mẹ của con.
Trong kí ức của cậu, đó là lần cuối cùng cậu được ra biển, bước chân trên bãi cát mị trải dài, mẹ hiền ấm áp kề bên, không một chút lo toan.
Cuộc sống bon chen buộc con người ta phải lao vào đó. Nó là đóa hoa anh túc đầy mị hoặc khiến người ta trầm mê. Nó lại là cơn lốc khi mà con người chẳng thể chống chọi với thứ gọi là thiên tai, đến khi nhận ra mình đang đứng trong vòng xoáy ấy lại không cách nào thoát ra. Cuộc sống là vậy, nó khiến con người ta cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Cậu bé không nhớ rõ từ khi nào trong cậu không còn là những trang kí ức màu hồng nữa. Đó là những tháng ngày đen tối khi gần đến hạn đóng tiền học, xấp tiền cậu mang đóng bao giờ cũng dày nhất, nhưng chẳng phải nhiều nhất, và lần nào chúng cũng bị trả về quá nửa, bởi nát, bởi rách. Cậu chẳng giận mẹ. Bởi những đồng tiền đó thấm đẫm mồ hôi của mẹ. Và cũng bởi vì vết chân chim trên khóe mắt mẹ càng ngày càng sâu.
Cậu không phải là người vô tâm. Trong buổi nói chuyện giữa giáo viên và học sinh, cô giáo nói: “Các em có thể không biết, nhưng đánh các em một, cha mẹ còn xót hơn mười. Có khi đánh con xong rồi, chờ con ngủ say lại thay con bôi thuốc”. Cậu bé không vô tâm nhưng nghe xong những lời đó, từ nơi xa xôi nào đó trong những trang kí ức màu hồng, vì đau cậu bé choàng tỉnh giữa đêm, là ánh mắt yêu thương của mẹ, “Không sao đâu con, ngủ tiếp đi”. Cũng đêm đó, giọt nước mắt lóng lánh nơi khóe mắt mẹ đã thấm ướt trang kí ức mờ nhòa…
Bước vào đại học, mọi chi phí đều nhiều hơn. Cậu không biết mẹ làm sao có, nhưng tiền mẹ đưa là một xấp phẳng phiu… Và tối nào cũng có một chiếc xe hơi đưa mẹ về đầu ngõ. Cũng từ đó, những lời bàn tán ra vào…
Trong ngôi nhà chỉ có hai mẹ con càng quạnh quẽ. Mẹ vẫn là mẹ thôi, hôm nào mẹ cũng dậy sớm làm đồ ăn sáng và trưa, hai mẹ con vẫn ăn chung bữa tối, dù là 12 giờ đêm, khi tiếng chổi tre của những cô lao công đã đi xa…
Mẹ đã nuôi cậu bao nhiêu năm, mẹ có quyền đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Cậu không biết hạnh phúc mà mẹ đang theo đuổi ở đâu, có hay chăng trên chiếc xe đó. Tiếng động cơ của chiếc xe bốn bánh vang lên, đưa mẹ đến thiên đường hạnh phúc của bà, mà nơi đó mãi mãi cậu không thể nào theo kịp. Cậu không oán mẹ, và chưa từng có ý niệm nào trong đầu cậu tự cho mình cái quyền đó. Nhưng vẫn có gì đó dâng lên trong lòng cậu, là ích kỉ. Vì giờ mẹ… đã khác.
Những cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con ngày càng thưa dần. Nhưng trong những lần ít ỏi đó, câu thấy mẹ thỉnh thoảng lại nói lắp. Hay trong ngôi nhà quen thuộc này, ngôi nhà mà chiếc cầu thang gỗ đã bị mài nhẵn bóng bởi những bước chân, ngôi nhà mà có nhắm mắt lại cũng không thể nhầm lẫn, mẹ vấp ngã… Lúc đó, ánh mắt mẹ hốt hoảng nhìn quanh, khi không thấy ai lại thở phào, trong tiếng thở phào ưu phiền đó, là hàng lệ chảy dài…
Ngày sinh nhật 18 tuổi của cậu sắp đến, không biết mẹ có nhớ về sớm để mừng sinh nhật cùng cậu không. Cậu không cần mẹ tặng quà, bởi chỉ cần mẹ ở bên đã là hạnh phúc nhất. Chỉ là vào ngày đó chân cậu run run, đi không vững, cả người mềm nhũn như không còn sức lực, và bất an len lỏi trong lòng cậu bấy lâu nay như bùng nổ, đẩy cậu vào tận cùng lo sợ…
Đứng trong phòng bệnh, tầm mắt cậu mơ hồ… Mẹ nằm đó, nhìn cậu thật sâu, thật dịu dàng, thay cho bao lời không thể nói ra. Chưa bao giờ cậu biết đôi mắt con người có thể ẩn chứa nhiều điều đến thế, cũng nhiều nước mắt đến thế.
Nơron vận động. Một khi mắc bệnh sẽ không thể nào qua khỏi. Còn độc ác hơn cả HIV, cho đến khi biết mình bị mắc bệnh thì thời gian còn lại chẳng là bao.
Nơron vận động chết đi, cho đến khi không thể hô hấp…
Giờ thì cậu biết.
Ánh mắt hốt hoảng của mẹ.
Mẹ không về nhà, nhưng tin nhắn nhắc nhở cậu vẫn đều đặn, chưa khi nào sai giờ.
Mẹ luôn cẩn thận để không đánh thức cậu, nhưng đêm đó mẹ lại lặng lẽ vào phòng cậu. Bước chân chậm chạp. Và đêm đó, dưới gối của cậu xuất hiện một chiếc thẻ ngân hàng.
Nhưng cậu lại chẳng thể hiểu tại sao sống trong dày vò như thế, chết lặng từng ngày như thế, mà mẹ lại âm thầm chịu đựng…
Quỳ trước mộ mẹ, nụ cười của mẹ hiền dịu, nụ cười bao dung…
Mẹ ơi, tại sao?
Nếu như cuộc đời này là những phím đàn, phím trắng là vui vẻ, hạnh phúc, phím đen là đau khổ, xấu xa; nhưng phím đen cùng phím trằng mới tạo ra bản nhạc hoàn hảo, thì con nguyện cuộc đời con là bản nhạc dang dở mẹ ơi…
Nắng nhảy múa trên bờ vai cậu, gió lướt qua khẽ đùa vui, thì thầm như lời của mẹ…
Mẹ không rời bỏ con, mẹ chỉ đến một nơi khác dõi theo con, để con thực hành những điều mẹ dạy mà không cần mẹ ở bên. Mẹ tin con yêu của mẹ sẽ làm tốt.
Bởi vì mẹ là mẹ của con!