Ngày con cái còn thơ, mẹ luôn tần tảo sớm hôm chăm lo cho các con từng miếng ăn giấc ngủ. Đến khi con cái trưởng thành và có tổ ấm riêng, mẹ vẫn dõi theo bước chân từng người trên muôn nẻo đường đời, theo đúng cách của người phụ nữ miền Bắc. Con về làm con dâu của mẹ khi còn nhiều vụng dại của một cô gái được nuông chiều từ bé nên không khỏi nhiều lần làm phiền lòng mẹ. Nhưng không vì thế mà mẹ để bụng những chuyện ấy, ngược lại mẹ luôn ân cần chỉ bảo, dặn dò con nhiều điều để biết cách chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình của mình.
Là con gái miền Tây Nguyên, từ bé đến lớn con chưa từng biết đến món “thịt đông” trong mâm cơm ngày tết. Lần đầu tiên con được nếm món “thịt đông” do chính tay mẹ làm trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Thật lạ và thật ngon, con không sao quên được hương vị của nó; vị mát dịu của nước đông và mộc nhĩ; vị ngọt béo nhưng không ngấy của thịt đông – vừa ngon lại vừa thơm và cách trang trí thật thích mắt. Mẹ còn nói món đông rất có ý nghĩa trong những mâm cơm gia đình ngày tết; không những làm tăng thêm khẩu vị của bữa ăn mà còn làm cho không khí gia đình thêm vui tươi và đầm ấm.
Con sinh con gái đầu lòng, mẹ rất vui và sắp xếp lên chăm sóc hai mẹ con trong những ngày ở cữ. Mẹ còn thường xuyên gọi điện động viên và chia sẻ với con những kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con nhỏ. Ngày thôi nôi của cháu, mẹ rất muốn lên thăm nhưng căn bệnh huyết áp cao cộng với bệnh tim tái phát đã làm cho mẹ phải nhập viện để điều trị hơn một tháng. Con thấp thỏm rất muốn đưa cháu vào thăm mẹ cùng anh, nhưng vì điều kiện con chỉ có thể gọi điện thăm hỏi khi mẹ đang nằm trên giường bệnh. Tuy rất mệt nhưng mẹ vẫn cố nói chuyện để cho con an tâm. Mẹ còn dặn dò: “Cố gắng tết này đưa bé về thăm ông bà, con nhé!”. Không biết đến lúc đó chúng con có đưa bé về được không; nhưng con vẫn cứ hứa cho mẹ đỡ phải tủi hờn. Vì mỗi lần nghe tiếng bé con bập bẹ trong điện thoại mẹ lại im lặng hồi lâu và cúp máy mà chẳng nói nên lời…
Từ trước giờ, lớp trẻ như chúng con luôn có thành kiến cho rằng con dâu thì không thể nào coi mẹ chồng như mẹ mình được. Nhưng với mẹ – mẹ luôn xem con như con gái của mình và chính nhờ có tấm lòng bao dung, độ lượng và những tình cảm mẹ dành cho con đã làm thành sợi dây vô hình kết nối giữa con và mẹ. Để từ đó những thành kiến trong con về mẹ chồng và nàng dâu không còn nữa mà thay vào đó là sự biết ơn chân thành và lòng kính yêu đối với mẹ. Vì nhờ có mẹ mà con được gọi tiếng mẹ thiêng liêng thứ hai; con thường bảo anh: “Phải đâu mẹ của riêng anh – mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi”. Ước gì tết này chúng con được đưa bé về thăm ông bà thì con sẽ có thể trổ tài nấu món “thịt đông” mà mẹ đã dạy, để cho mâm cơm gia đình ngày tết càng thêm ấm áp và hạnh phúc biết bao, phải không mẹ!
Trong thâm tâm con luôn cầu chúc cho mẹ được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi để được nhìn thấy những thành công của con cháu và tận hưởng tuổi già. Đó cũng chính là thành quả mà một đời mẹ đã hy sinh gầy dựng cho chúng con có được như ngày hôm nay. Con xin cảm ơn mẹ – “Người phụ nữ mà con yêu”.
Là con gái miền Tây Nguyên, từ bé đến lớn con chưa từng biết đến món “thịt đông” trong mâm cơm ngày tết. Lần đầu tiên con được nếm món “thịt đông” do chính tay mẹ làm trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Thật lạ và thật ngon, con không sao quên được hương vị của nó; vị mát dịu của nước đông và mộc nhĩ; vị ngọt béo nhưng không ngấy của thịt đông – vừa ngon lại vừa thơm và cách trang trí thật thích mắt. Mẹ còn nói món đông rất có ý nghĩa trong những mâm cơm gia đình ngày tết; không những làm tăng thêm khẩu vị của bữa ăn mà còn làm cho không khí gia đình thêm vui tươi và đầm ấm.
Con sinh con gái đầu lòng, mẹ rất vui và sắp xếp lên chăm sóc hai mẹ con trong những ngày ở cữ. Mẹ còn thường xuyên gọi điện động viên và chia sẻ với con những kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con nhỏ. Ngày thôi nôi của cháu, mẹ rất muốn lên thăm nhưng căn bệnh huyết áp cao cộng với bệnh tim tái phát đã làm cho mẹ phải nhập viện để điều trị hơn một tháng. Con thấp thỏm rất muốn đưa cháu vào thăm mẹ cùng anh, nhưng vì điều kiện con chỉ có thể gọi điện thăm hỏi khi mẹ đang nằm trên giường bệnh. Tuy rất mệt nhưng mẹ vẫn cố nói chuyện để cho con an tâm. Mẹ còn dặn dò: “Cố gắng tết này đưa bé về thăm ông bà, con nhé!”. Không biết đến lúc đó chúng con có đưa bé về được không; nhưng con vẫn cứ hứa cho mẹ đỡ phải tủi hờn. Vì mỗi lần nghe tiếng bé con bập bẹ trong điện thoại mẹ lại im lặng hồi lâu và cúp máy mà chẳng nói nên lời…
Từ trước giờ, lớp trẻ như chúng con luôn có thành kiến cho rằng con dâu thì không thể nào coi mẹ chồng như mẹ mình được. Nhưng với mẹ – mẹ luôn xem con như con gái của mình và chính nhờ có tấm lòng bao dung, độ lượng và những tình cảm mẹ dành cho con đã làm thành sợi dây vô hình kết nối giữa con và mẹ. Để từ đó những thành kiến trong con về mẹ chồng và nàng dâu không còn nữa mà thay vào đó là sự biết ơn chân thành và lòng kính yêu đối với mẹ. Vì nhờ có mẹ mà con được gọi tiếng mẹ thiêng liêng thứ hai; con thường bảo anh: “Phải đâu mẹ của riêng anh – mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi”. Ước gì tết này chúng con được đưa bé về thăm ông bà thì con sẽ có thể trổ tài nấu món “thịt đông” mà mẹ đã dạy, để cho mâm cơm gia đình ngày tết càng thêm ấm áp và hạnh phúc biết bao, phải không mẹ!
Trong thâm tâm con luôn cầu chúc cho mẹ được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi để được nhìn thấy những thành công của con cháu và tận hưởng tuổi già. Đó cũng chính là thành quả mà một đời mẹ đã hy sinh gầy dựng cho chúng con có được như ngày hôm nay. Con xin cảm ơn mẹ – “Người phụ nữ mà con yêu”.