Mấy ngày hôm nay, các hướng dẫn viên du lịch ở Sa Pa thường mách nhau đưa du khách xuống khu rừng trúc thôn Giàng Tả Chải, xã Tả Van (Sa Pa) chiêm ngưỡng bướm rừng bay dày đặc.
Ông Nông Văn Xiềng, một nông dân sống ở thôn Giàng Tả Chải cho biết: Đây là hiện tượng rất đặc biệt chưa từng xảy ra ở khu rừng trúc này. Mấy năm trước, loài bướm này cũng xuất hiện nhưng rất ít. Còn năm nay, từ ngày 22-5 đến nay, bướm vàng xuất hiện nhiều vô kể và chỉ có duy nhất ở trong rừng trúc của thôn Giàng Tả Chải.
Cũng theo ông Xiềng, bướm xuất hiện nhiều nhưng chưa gây tác động gì đến sức khỏe người dân sống trong thôn, ngược lại hiện tượng này thu hút rất đông du khách đến tham quan.
Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các con bướm trong rừng trúc đều giống hệt nhau. Cánh có màu vàng nâu, kích thước lớn. Mặt cánh trên và dưới có một hàng đốm đen ở rìa nhìn rất đẹp mắt. Bướm thường rất thích đậu tập trung ở một chỗ, khi bị động chúng bay rất nhanh.
Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai cho biết: Đây là loài bướm có tên khoa học là Stichophthalma howqua, là một vòng đời của loại sâu sống trong các rừng tre, trúc.
Hiện tượng bướm vàng xuất hiện nhiều là do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Cũng theo ông Hùng, loài bướm này sẽ đẻ ra sâu ăn lá nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nên bà con nông dân không cần lo lắng.
Hiện các nhà khoa học thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã đến Sa Pa khảo sát và nghiên cứu về loài bướm này.
Ông Nông Văn Xiềng, một nông dân sống ở thôn Giàng Tả Chải cho biết: Đây là hiện tượng rất đặc biệt chưa từng xảy ra ở khu rừng trúc này. Mấy năm trước, loài bướm này cũng xuất hiện nhưng rất ít. Còn năm nay, từ ngày 22-5 đến nay, bướm vàng xuất hiện nhiều vô kể và chỉ có duy nhất ở trong rừng trúc của thôn Giàng Tả Chải.
Cũng theo ông Xiềng, bướm xuất hiện nhiều nhưng chưa gây tác động gì đến sức khỏe người dân sống trong thôn, ngược lại hiện tượng này thu hút rất đông du khách đến tham quan.
Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các con bướm trong rừng trúc đều giống hệt nhau. Cánh có màu vàng nâu, kích thước lớn. Mặt cánh trên và dưới có một hàng đốm đen ở rìa nhìn rất đẹp mắt. Bướm thường rất thích đậu tập trung ở một chỗ, khi bị động chúng bay rất nhanh.
Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai cho biết: Đây là loài bướm có tên khoa học là Stichophthalma howqua, là một vòng đời của loại sâu sống trong các rừng tre, trúc.
Hiện tượng bướm vàng xuất hiện nhiều là do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Cũng theo ông Hùng, loài bướm này sẽ đẻ ra sâu ăn lá nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nên bà con nông dân không cần lo lắng.
Hiện các nhà khoa học thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã đến Sa Pa khảo sát và nghiên cứu về loài bướm này.