Thế rồi anh kể vắn tắt cho viên thanh tra nghe những việc mà chúng ta biết.
- Trước mắt chúng ta là những bức vẽ ngộ nghĩnh. Có thể chúng sẽ gợi ra những nụ cười, nếu chúng không phải là những dấu hiệu báo trước một bi kịch. Hầu như tôi đã biết tất cả những loại chữ viết bí mật. Tôi là tác giả của một bản chuyên khảo, trong đó tôi phân tích 160 hệ thống các chữ viết khác nhau, nhưng tôi phải thú nhận rằng hệ thống các chữ viết này hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Nhưng kẻ phát minh ra hệ thống chữ viết này chắc hẳn muốn cho người ta có cảm giác rằng đó chỉ là những hình vẽ trẻ con.
Tuy nhiên, tôi chắc rằng những hình vẽ này là kí hiệu của những chữ cái, tôi áp dụng những quy tắc thường dùng để đọc các loại chữ viết bí mật. Nhìn hình (1), tôi chưa hiểu được gì ngoài cái điều này: Kí hiệu được vẽ kế bên đây, là một chữ E. Thật vậy, bạn vui lòng nhớ kĩ cho: hình người đứng, hai bàn chân áp sát mặt đất, đôi tay đưa lên trời, na ná như hình vẽ bên đây, là chữ E. (Như các bạn đã biết, E là chữ được dùng nhiều nhất trong tiếng Anh: ngay cả trong một câu ngắn, người ta cũng thường gặp nó). Trong số 15 kí hiệu của hình (1) tôi đã thấy có tới 4 kí hiệu giống nhau. Đó là các con chữ thứ 4, thứ 6, thứ 9 và thứ 14). Vậy việc suy diễn 4 kí hiệu đó là chữ E, là một điều hợp lí).
Sự thật là trong vài trường hợp, hình vẽ có mang một lá cờ, trong những trường hợp khác thì không. Nhưng, nhìn cách phân phối những lá cờ, tôi thấy dường như chúng được dùng để phân biết những-cụm-con-chữ của một câu, nghĩa là thấy lá cờ làm nhiệm vụ của một dấu chấm câu (.) vậy.
Nhưng đến đây tôi bắt đầu **ng phải một điều khó khăn: sau chữ E, các chữ khác trong bảng chữ cái rất khó xếp hạng về sự xuất hiện nhiều hay ít trong tiếng Anh.
Trên nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đó được xếp hạng đại khái như sau: T trước, rồi tới A và kế đó là O.I.N.S.H.R.D và L. Nhưng T, A, O và I thường được dùng nhiều như nhau. Nếu tôi cố gắng thử phối hợp chúng với nhau theo nhiều cách cho đến khi nào thấy được "bức hình nhảy múa có một ý nghĩa", thì tôi sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Vậy tôi phải chờ đợi có thêm nhiều câu khác: trong các hình (2), (3) và (4) toàn là những câu ngắn. Đặc biệt hình số (4) có 5 con chữ mà tôi cho rằng nó chỉ là một từ (vì lẽ không có lá cờ).
Khi nhìn kĩ các hình nhân này, tôi thấy có 2 hình nhân là chữ E. Đó là hình thứ nhì và thứ tư. Một từ có 5 con chữ mà trong đó có 2 chữ E nằm ở vị trí thứ nhì và thứ tư, là từ nào?
Nó có thể là :
SEVER (phân chia)
LEVER (đòn bẩy)
NEVER (không bao giờ)
Không còn nghi ngờ gì nữa, vì lẽ đây là một câu trả lời: chữ NEVER (không bao giờ) là chữ có thể đúng nhất. Và trong trường hợp này, chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một câu trả lời do bà Hil-tơn viết.
Để kiểm tra lại các suy đoán của mình, tôi bèn cho rằng nếu 5 con chữ của hình (4) là NEVER thì 3 con chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm phải lần lượt là N. V. và R.
Người mang đòn: N
Người đá banh: V
Người đứng, không tay: R
Nhưng khó khăn vẫn còn nhiều. May mắn là tôi nảy ra một ý nghĩ giúp tôi nằm được chìa khoá của nhiều chữ cái khác. Tôi nghĩ rằng lời kêu gọi này xuất phát từ một người trước kia đã từng có liên hệ mật thiết với bà Hil-tơn: Một từ gồm: 2 con chữ E cách nhau bởi ba con chữ cái khác như trong hình (3b) thì từ đó rất có thể là ELSIE, nhất là từ này nằm ở cuối một câu. Vậy, đó có thể là một lời kêu gọi bà Elsie. Thế là tôi nắm thêm được những kí hiệu của những chữ cái L. S. và I.
Nhưng, lời kêu gọi này có thể có ý nghĩa gì? Từ đi trước từ "Elsie" chỉ có 4 con chữ và tận cùng bằng con chữ E. Từ này chắc phải là "Come" (hãy đến). Để kiểm tra xem có đúng như thế không, tôi thử tất cả những chữ khác gồm có 4 con chữ đều tận cùng bằng E, nhưngkhông có chữ nào phù hợp với ý nghĩa của câu này. Vậy là tôi nắm được kí hiệu của những chữ cái C. O. và M. Tới đây tôi có thể đọc bức hình (1). Tôi phân chia nó ra thành từng chữ và thay thế những dấu chấm vào các hình nhân chưa biết. tôi đạt được kết quả như sau:
. M . R T R . . R D L . N R .
Con chữ đầu tiên phải là chữ A thì mới có nghĩa. Đây quả là một khám phá rất quý báu, bởi vì kí hiệu này xuất hiện đến 3 lần trong câu ngắn này. Tôi thay thế những chữ cái vào chỗ các hình chưa biết thì có AM HERE ABE SLANEY (tôi đang ở đây, Abe Slaney).
Bây giờ tôi nắm được kí hiệu của rất nhiều chữ cái và có thể bắt đầu đọc đến hình (2).
Tôi có được:
A . ELRI . ES
Câu này chỉ có thể có một ý nghĩa nào đó, nếu tôi lần lượt thay chữ T và một chữ G vào chỗ của các dấu chấm và tôi có "AT ELRIGES" (ở Elriges); đây chắc hẳn là một ngôi nhà hay một cái quán, nơi tác giả của câu văn đang ở.
Thanh tra Mác-tin và tôi, cả hai cùng há mồm nghe những lời giải thích của Holmes, những lời giải thích đã giúp anh vượt qua được tất cả những khó khăn.
- Rồi sao nữa, thưa ông? - Viên thanh tra hỏi.
- Tôi có đủ lí do để cho rằng tên Abe Slaney này là một người Mỹ, bởi vì Abe là tên Mỹ, viết tắt của tên Abel, và tất cả cái bi kịch xảy đến cho ông bà Hil-tơn đều bắt nguồn từ một lá thư bên Mỹ gởi sang. Tôi cũng có những lí do mạnh mẽ để tin rằng tất cả vụ này xoay quanh một bí mật tội lỗi. Việc bà Hil-tơn nói bóng gió đến quá khứ của bà và việc bà từ chối không cho chồng biết cái quá khứ, để cho tôi kết luận như thế. Tôi bèn gởi một bức điện tín cho ông bạn Wilson Hargreave của tôi, thuộc sở cảnh sát New York, hỏi ông ta có biết cái tên Abe Slaney là ai không. Câu trả lời là: "Tên lưu manh nguy hiểm nhất ở Chicago". Ngay trong buổi sáng ngày mà tôi nhận được câu trả lời đó, ông Hil-tơn đã đến, cho tôi xem "tấm hình nhảy múa" cuối cùng của Slaney.
Thay thế những hình nhân bằng những con-chữ-cái đã biết, tôi có được câu này:
ELSIE . RE . ARE TO MEET THY GO .
Chỉ có 2 chữ P và một chữ D mới bổ sung được câu này một cách có ý nghĩa:
ELSIE PREPARE TO MEET THY GOD
(Elsie, hãy chuẩn bị về chầu Chúa).
Đó là lí do tại sao tôi tức tốc đi ngay đến Norfolk cùng với ông bạn Watson.
- Thật là có lợi vô cùng khi được làm việc với ông - Thanh tra Mác-tin nói bằng một giọng đầy phấn khởi - Tuy nhiên, nếu tên Abe Slaney này đã bỏ trốn trong khi tôi đang ngồi ở đây chắc chắn tôi sẽ bị nhiều chuyện rắc rối lớn!
- Ông đừng sợ: hắn không trốn đâu.
- Làm sao ông biết.
- Nếu hắn trốn là hắn sẽ tự thú nhận là mình có tội.
- Vậy chúng ta đi bắt hắn.
- Chốc nữa hắn sẽ đến đây.
- Tại sao hắn lại đến?
- Tại vì tôi viết thư mời hắn.
- Nhưng không thể được ông Holmes! Tại sao hắn lại chịu đến đây chỉ vì có lời yêu cầu của ông?
- Lá thư tôi viết sẽ có hiệu quả. Kìa, hắn đã đến kìa!
- Trước mắt chúng ta là những bức vẽ ngộ nghĩnh. Có thể chúng sẽ gợi ra những nụ cười, nếu chúng không phải là những dấu hiệu báo trước một bi kịch. Hầu như tôi đã biết tất cả những loại chữ viết bí mật. Tôi là tác giả của một bản chuyên khảo, trong đó tôi phân tích 160 hệ thống các chữ viết khác nhau, nhưng tôi phải thú nhận rằng hệ thống các chữ viết này hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Nhưng kẻ phát minh ra hệ thống chữ viết này chắc hẳn muốn cho người ta có cảm giác rằng đó chỉ là những hình vẽ trẻ con.
Tuy nhiên, tôi chắc rằng những hình vẽ này là kí hiệu của những chữ cái, tôi áp dụng những quy tắc thường dùng để đọc các loại chữ viết bí mật. Nhìn hình (1), tôi chưa hiểu được gì ngoài cái điều này: Kí hiệu được vẽ kế bên đây, là một chữ E. Thật vậy, bạn vui lòng nhớ kĩ cho: hình người đứng, hai bàn chân áp sát mặt đất, đôi tay đưa lên trời, na ná như hình vẽ bên đây, là chữ E. (Như các bạn đã biết, E là chữ được dùng nhiều nhất trong tiếng Anh: ngay cả trong một câu ngắn, người ta cũng thường gặp nó). Trong số 15 kí hiệu của hình (1) tôi đã thấy có tới 4 kí hiệu giống nhau. Đó là các con chữ thứ 4, thứ 6, thứ 9 và thứ 14). Vậy việc suy diễn 4 kí hiệu đó là chữ E, là một điều hợp lí).
Sự thật là trong vài trường hợp, hình vẽ có mang một lá cờ, trong những trường hợp khác thì không. Nhưng, nhìn cách phân phối những lá cờ, tôi thấy dường như chúng được dùng để phân biết những-cụm-con-chữ của một câu, nghĩa là thấy lá cờ làm nhiệm vụ của một dấu chấm câu (.) vậy.
Nhưng đến đây tôi bắt đầu **ng phải một điều khó khăn: sau chữ E, các chữ khác trong bảng chữ cái rất khó xếp hạng về sự xuất hiện nhiều hay ít trong tiếng Anh.
Trên nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đó được xếp hạng đại khái như sau: T trước, rồi tới A và kế đó là O.I.N.S.H.R.D và L. Nhưng T, A, O và I thường được dùng nhiều như nhau. Nếu tôi cố gắng thử phối hợp chúng với nhau theo nhiều cách cho đến khi nào thấy được "bức hình nhảy múa có một ý nghĩa", thì tôi sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Vậy tôi phải chờ đợi có thêm nhiều câu khác: trong các hình (2), (3) và (4) toàn là những câu ngắn. Đặc biệt hình số (4) có 5 con chữ mà tôi cho rằng nó chỉ là một từ (vì lẽ không có lá cờ).
Khi nhìn kĩ các hình nhân này, tôi thấy có 2 hình nhân là chữ E. Đó là hình thứ nhì và thứ tư. Một từ có 5 con chữ mà trong đó có 2 chữ E nằm ở vị trí thứ nhì và thứ tư, là từ nào?
Nó có thể là :
SEVER (phân chia)
LEVER (đòn bẩy)
NEVER (không bao giờ)
Không còn nghi ngờ gì nữa, vì lẽ đây là một câu trả lời: chữ NEVER (không bao giờ) là chữ có thể đúng nhất. Và trong trường hợp này, chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một câu trả lời do bà Hil-tơn viết.
Để kiểm tra lại các suy đoán của mình, tôi bèn cho rằng nếu 5 con chữ của hình (4) là NEVER thì 3 con chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm phải lần lượt là N. V. và R.
Người mang đòn: N
Người đá banh: V
Người đứng, không tay: R
Nhưng khó khăn vẫn còn nhiều. May mắn là tôi nảy ra một ý nghĩ giúp tôi nằm được chìa khoá của nhiều chữ cái khác. Tôi nghĩ rằng lời kêu gọi này xuất phát từ một người trước kia đã từng có liên hệ mật thiết với bà Hil-tơn: Một từ gồm: 2 con chữ E cách nhau bởi ba con chữ cái khác như trong hình (3b) thì từ đó rất có thể là ELSIE, nhất là từ này nằm ở cuối một câu. Vậy, đó có thể là một lời kêu gọi bà Elsie. Thế là tôi nắm thêm được những kí hiệu của những chữ cái L. S. và I.
Nhưng, lời kêu gọi này có thể có ý nghĩa gì? Từ đi trước từ "Elsie" chỉ có 4 con chữ và tận cùng bằng con chữ E. Từ này chắc phải là "Come" (hãy đến). Để kiểm tra xem có đúng như thế không, tôi thử tất cả những chữ khác gồm có 4 con chữ đều tận cùng bằng E, nhưngkhông có chữ nào phù hợp với ý nghĩa của câu này. Vậy là tôi nắm được kí hiệu của những chữ cái C. O. và M. Tới đây tôi có thể đọc bức hình (1). Tôi phân chia nó ra thành từng chữ và thay thế những dấu chấm vào các hình nhân chưa biết. tôi đạt được kết quả như sau:
. M . R T R . . R D L . N R .
Con chữ đầu tiên phải là chữ A thì mới có nghĩa. Đây quả là một khám phá rất quý báu, bởi vì kí hiệu này xuất hiện đến 3 lần trong câu ngắn này. Tôi thay thế những chữ cái vào chỗ các hình chưa biết thì có AM HERE ABE SLANEY (tôi đang ở đây, Abe Slaney).
Bây giờ tôi nắm được kí hiệu của rất nhiều chữ cái và có thể bắt đầu đọc đến hình (2).
Tôi có được:
A . ELRI . ES
Câu này chỉ có thể có một ý nghĩa nào đó, nếu tôi lần lượt thay chữ T và một chữ G vào chỗ của các dấu chấm và tôi có "AT ELRIGES" (ở Elriges); đây chắc hẳn là một ngôi nhà hay một cái quán, nơi tác giả của câu văn đang ở.
Thanh tra Mác-tin và tôi, cả hai cùng há mồm nghe những lời giải thích của Holmes, những lời giải thích đã giúp anh vượt qua được tất cả những khó khăn.
- Rồi sao nữa, thưa ông? - Viên thanh tra hỏi.
- Tôi có đủ lí do để cho rằng tên Abe Slaney này là một người Mỹ, bởi vì Abe là tên Mỹ, viết tắt của tên Abel, và tất cả cái bi kịch xảy đến cho ông bà Hil-tơn đều bắt nguồn từ một lá thư bên Mỹ gởi sang. Tôi cũng có những lí do mạnh mẽ để tin rằng tất cả vụ này xoay quanh một bí mật tội lỗi. Việc bà Hil-tơn nói bóng gió đến quá khứ của bà và việc bà từ chối không cho chồng biết cái quá khứ, để cho tôi kết luận như thế. Tôi bèn gởi một bức điện tín cho ông bạn Wilson Hargreave của tôi, thuộc sở cảnh sát New York, hỏi ông ta có biết cái tên Abe Slaney là ai không. Câu trả lời là: "Tên lưu manh nguy hiểm nhất ở Chicago". Ngay trong buổi sáng ngày mà tôi nhận được câu trả lời đó, ông Hil-tơn đã đến, cho tôi xem "tấm hình nhảy múa" cuối cùng của Slaney.
Thay thế những hình nhân bằng những con-chữ-cái đã biết, tôi có được câu này:
ELSIE . RE . ARE TO MEET THY GO .
Chỉ có 2 chữ P và một chữ D mới bổ sung được câu này một cách có ý nghĩa:
ELSIE PREPARE TO MEET THY GOD
(Elsie, hãy chuẩn bị về chầu Chúa).
Đó là lí do tại sao tôi tức tốc đi ngay đến Norfolk cùng với ông bạn Watson.
- Thật là có lợi vô cùng khi được làm việc với ông - Thanh tra Mác-tin nói bằng một giọng đầy phấn khởi - Tuy nhiên, nếu tên Abe Slaney này đã bỏ trốn trong khi tôi đang ngồi ở đây chắc chắn tôi sẽ bị nhiều chuyện rắc rối lớn!
- Ông đừng sợ: hắn không trốn đâu.
- Làm sao ông biết.
- Nếu hắn trốn là hắn sẽ tự thú nhận là mình có tội.
- Vậy chúng ta đi bắt hắn.
- Chốc nữa hắn sẽ đến đây.
- Tại sao hắn lại đến?
- Tại vì tôi viết thư mời hắn.
- Nhưng không thể được ông Holmes! Tại sao hắn lại chịu đến đây chỉ vì có lời yêu cầu của ông?
- Lá thư tôi viết sẽ có hiệu quả. Kìa, hắn đã đến kìa!