Ngày 31 tháng mười hai tuyết rơi từ sáng sớm, rồi đến trưa trời ấm lên và bắt đầu đổ mua.
Ở phòng ngoại trú hôm nay không khám bệnh, nhưng xe cấp cứu có chở đến năm người. Ba bệnh nhân bị cảm lạnh, bệnh nhân thứ tư bị thương trogn một tai nạn giao thông - người này bị giập đầu gối, còn người thứ năm bị bong gân nhẹ. Nói chung không có gì nghiêm trọng. Họ đều khám, được tiêm những thuốc cần thiết, được chỉ định cách điều trị và cho về nhà.
Đến tám giờ tối khi bắt đầu buổi đi thăm các bệnh nhân, trời tạnh mưa và quang hẳn mây, trăng sáng. Tôkyô ở giữa một vùng khí áp cao, những khối không khí từ lục địa tràn ra thành những đợt gió lạnh làm cho nhiệt độ trên thành phố hạ xuống.
Bệnh viện rất vắng: đa số bệnh nhân đều về nhà ăn Tết với gia đình, chỉ còn lại độ một phần ba.
Tết giao thừa, bệnh nhân tụ tập thành những nhóm nhỏ trong các phòng nằm ăn sôba và các món ăn ngày tết.
Đến chín giờ tối Nôrikô đi tắt các đèn trong bệnh viện. Nhiều phòng bệnh nhân không có lấy một bóng người. Trong căn phòng của cụ Isikura trước đây cũng tối om. Trong ngực Nôrikô có một cảm giác ớn lạnh khi cô ghé nhìn vào khung cửa hé mở của căn phòng này.
Ánh trăng chiếu lên cái giường của cụ Isikura nằm trước đâu. Tử thi đã đưa xuống nhà xác, chăn trải giường đã tháo hết, và trên cái đệm trần đây đó hay còn lại những chỗ lồi lõm.
Nôrikô vội vã đi qua thật nhanh, gần như chạy, quanh xuống cầu thang đến tầng thứ ba, và bước vào phòng y tá. Trong phòng điều hành có ánh đèn - như vậy tức là Naôê vẫn con ở đấy. Cô rất mừng vì có thể yên tâm đến gặp anh. Huống hồ cô y tá trực hôm nay là Unô, một cô gái hơi khờ khạo, và nếu nói với cô ta rằng mình cần gặp bác sĩ có việc cần thì cô ta sẽ không nghi ngờ gì.
Trước cửa phòng, Nôrikô phân vân đứng lại, rồi lấy hết can đảm, cô gõ cửa khe khẽ.
- Mời vào.
Nôrikô thở phào nhẹ nhõm: "May quá, giọng của Naôê".
Cô bước vào phòng điều hành và đóng cửa lại cẩn thận.
- Em vừa đi tắt hết đèn ở các phòng bệnh nhân.
- Tốt.
Naôê đặt cuốn sách xuống, thọc tay vào thúi lấy ra một bao thuốc lá.
- Anh uống trà nhé...
- Cám ơn. Không cần.
Trên chiếc bàn trước mặt Nao6ê có một chai sakê đặt cạnh một cái ly đã uống cạn một nửa.
- Lúc đi ngang căn phòng cụ Isurika nằm trước đây, em thấy rợn quá...
Naôê châm thuốc lá hút, vươn vai rồi nhìn Nôrikô nói.
- Em ngồi xuống cạnh anh đi.
- Sao ạ... - Nôrikô không dám tin ở tai mình nữa. Ở bệnh viện đây là lần đầu có nghe Naôê nói với mình như vậy.
Naôê dẹp mấy tờ báo lại để lấy chỗ cho Nôrikô ngồi. Nôrikô hối hả đi rửa cái gạt tàn và lau bàn xong rồi mới ngồi xuống cạnh Naôê.
- Em uống sakê nhé... - Naôê hỏi.
- Không, em đang làm việc...
- Thôi, hôm nay là ngày lễ. Năm hết tết đến rồi.
Naôê đưa ly rượu của mình đang uống cho Nôrikô. Nôrikô nha6'p môi một chút rồi đặt lại trên bàn.
- Mai anh đi Sappôrô ạ...
- Ừ.
- Thế bao giờ anh về...
- Sẽ ở đấy hai ba ngày.
- Chỉ thế thôi à... - Norikô quyết định ngay lập tức là nếu vậy tô sẽ rời Niigata về đây sớm hơn.
- Sappôrô chắc bây giờ tuyết phủa trắng xóa...
Naôê im lặng cầm ly lên uống.
Nôrikô tưởng tượng anh đang bước trên những đường phố phủ tuyết của thành phố Sappôrô.
- Chúng mình cùng đi đin! - Đột nhiên Naôê đề nghị.
- Hả... - Nôrikô bàng hoàng cả người: lời đề nghị này đối với cô quá bất ngờ.
- Em có muốn đi Sappôrô, đến đảo Hôkkaiđô không...
- Anh... nói thật đấy chứ... - Nôrikô sửng sốt nhìn Naôê. - Anh muốn em cùng đi với anh ư...
- Nhưng bây giờ ở đấy lạnh lắm.
"Có sao đâu. Dù tuyết rơi, dù băng igá cũng mặc, miễn là được ở bên cạnh anh! " - Nôrikô nghĩ thầm.
- Nhưng em định mai đi Niigata kia mà...
- Em không đi nữa cũng được.
- Mẹ em đợi em ở quê phải không...
- Em sẽ gặp mẹ em lúc khác: lúc nào mà chả được.
Naôê lại uống một ngụm sakê.
Nôrikô lấy làm lạ về những lời lẽ vừa rồi của mình. "Em gặp em em lúc nào mà chả được"... Làm như thể mình sẽ không bao giờ còn gặp lại Naôê nữa.
- Vậy thì mai chúng ta đi.
- Mai ư... - Nôrikô lại ngạc nhiên.
"Cái gì thế này... Một ý thích thoáng qua trong chốc lát chăng... Dù sao cũng không thể nào bỏ lỡ một cơ hội như vậy được! "
- Thế còn... Anh cũng về thăm mẹ kia mà...
- Anh sẽ ở khách sạn.
- Sao lại thế... Anh có nhà ở Sappôrô...
- Anh sẽ ở nhà với mẹ một ngày thôi.
- Em không làm phiền anh chứ...
- Không. Chỉ có điều là trong khi anh về nhà thăm mẹ, em ở lại khách sạn.
Nôrikô chưa bao giờ đến Hôkkaiđô và chưa bao giờ được đi cùng với Naôê. Niềm vui bất ngờ làm cho cô đỏ bừng mặt lên.
- Mấy giờ ta sẽ đi...
- Máy bay cất cánh lúc ba giờ. Vé của em anh sẽ gọi điện đặt ngay hôm nay.
- Thế còn phòng khách sạn...
- Gần tết chắc khách vãng lai cũng nhiều, nhưng không sao, đấy không phải là một thành phố nhỏ, thế nào cũng còn.
Nôrikô vẫn chưa dám tin vào hạnh phúc của mình.
- Anh cho em đi thật đấy à...
- Thì tôi đã nói rồi.
- Em mừng quá...
Nôrikô nhìn ra cửa sổ. Cô có cảm giác hạnh phúc đang chạy đến đón mình. Chỉ cần lắng tai một chút là có thể nghe thấy tiếng bước của nó đang lại gần. Cô không dám động đậy, sợ làm cho nó kinh động, cô sợ phải nghe một câu gì như: " Không phải, cô hiểu lầm tôi rồi... "
- Em nghĩ gì thế...
- À không... có gì đâu... - Nôrikô cười và nép vào vai Naôê.
- Đừng quên mang măng - tô nhé.
- Thế còn ủng...
- Không nhất thiết, đi bốt - tin cũng được.
Nôrikô có mỗi một chiếc áo măng - tô mỏng, chỉ thích hợp với khí hậu ở Tôkyô. Bốt - tin thì có thể mua ở Sappôrô cũng được. Cái va - li nhỏ quả hơi sờn, nhưng cũng không sao. Đáng tiếc là rốt cục cô vẫn không may bộ đồ mà cô mơ ước từ lâu. Cô định về Niigata thăm mẹ, mà về đấy thì chẳng phải diện làm gì. Nhưng Hôkkaiđô là dĩ nhiên là chuyện khác... Đágn tiếc là cô không biết trước, chứ không thì đã có thì giờ chuẩn bị cho chu đáo. Bây giờ thì dĩ nhiên là không còn kịp chuẩn bị gì nữa... Anh ấy không nói sớm hơn thì cũng đành vậy. Anh ấy xưa nay vẫn thế. Rất cóthể là cái ý mời mình nẩy ra ngay lúc ấy, thế là anh mời luôn.
- Chắc ở Sappôrô mùa đông đẹp lắm nhỉ... Nhà cửa đường sá, mọi vật đều phủ tuyết...
Nôrikô hình dung những dãy phố nhỏ yên tĩnh, những bông tuyết quay cuồng trên không; những nếp nhà, những hàng cây, những vỉa hè, những mặt đường, tất cả đều trắng xóa. Và hai người sẽ sánh vai nhau đi... Xung quanh là sự tĩnh mịch và là màu trắng lấp lánh. Nôrikô thấy chóng mặt vì hạnh phúc.
- Thế là năm đã sắp hết... - Naôê nói khe khẽ và uống nốt ly sakê.
- Kể cũng lạ...
Đâu đây có tiếng hát vọng lại. Chắc các bệnh nhân đang xem chương trình Tết trên ti - vi.
- Phải, một năm đang kết thúc... cũng như mọi sự trên thế gian đều có lúc kết thúc...
Hai tiếng sau cùng Naôê nói vơi một giọng đặc biết gay gắt. Nôrikô sợ hãi ngẩng mặt lêng.
Trong đôi mắt Naôê thoáng hiện một nụ cười. Nôrikô chưa bao giờ được trông thấy ở Naôê một nụ cười hiền dịu như vậy. Vưa ấy yếm nhìn nụ cười của Naôê, Nôrikô vừa đứng dậy.
- Thôi em đi nhé... Đem trái cây đến nhé...
- Không cần. Anh nằm ngủ một chút.
- Chúc anh ngủ ngon.
Ngày mồng một tháng giêng trời rất đẹp. Trên các đường phố tấp nập những đám người qua lại. Những người phụ nữ mặc kimômô lễ phục. Ai nấy đều rảo bước đến các đền thờ. Mọi vật đầu thắm đượm cái không khí tưng bừng của ngày hội.
Ngày thường trong bệnh viện Oriental nhân viên làm việc thành hai ca, nhưng vào ngày lễ thì theo đề nghị của các y tá, họ chỉ làm một ca; tuy phải làm việc lâu, nhưng công việc lại ít, và sau đó có thể nghỉ lâu hơn.
Những người phải trực vào ngày mùng một là Kôbasi và hai nữ y ta - Takaghi và Hakanisi.
Sau khi giao ban, Nôrikô đã toan về nhà thì Kôbasi chạy đến gặp cô.
- Naôê tiên sinh đây... - Anh hỏi, giọng xúc động.
- Chắc đang ở trong phòng của tiên sinh. Hôm nay tôi chưa gặp tiên sinh.
- Ông ấy dậy chưa...
- Tôi không biết, tiên sinh thường dậy muộn.
- Tiên sinh sặp đi nghỉ phải không...
- Hình như thế.
- Vậy thì làm thế nào đây...!
- Có việc gì thế...
- Đã ba ngày tôi không đến bệnh viện; hôm nay vừa đến thì đây, cô xem, tôi nhận được cái này...
- Cái gì thế...
- Một bức thư. Người ta khước từ việc thanh toán tiền tiếp máu cho Uênô.
- Kôkichi Uênô... Bệnh nhân bị thiếu máu ấy à...
- Vâng! Mà bà vợ già cũng không làm việc được...
- Họ khước từ kể từ sang năm ạ... - Nôrikô hỏi.
- Mà hôm nay chính là ngày bắt đầu cái "sang năm" ấy đây.
- Nhưng chúng tôi tiếp máu rồi. Lúc sáng sớm.
- Họ không chịu chi trợ cấp. Họ bảo là bệnh nhân phải trả lấy.
- Trả lấy là thế nào... Hai ông bà già làm gì có tiền...
- Dĩ nhiên. Làm sao họ có thể trả gần mộ trăm ngày yên mỗi tháng... - Kôbasi giận dữ khua khua cái phong bì.
- Tại sao bỗng dưng họ lại khước từ...
- Tôi cũng chịu!
- Có thể là một sự nhầm lẫn gì đây chăng...
- Nhầm gì mà nhầm... mọi sự đều trình bày rất rõ trong thư. Nôrikô đọc qua bức thư. Đúng thật: "... cho nên chúng tôi đề nghị kể từ ngày đầu năm chấm dứt việc truyền máu cho bệnh nhân Kôkichi Uênô".
- Họ bảo là họ không đủ phương tiện.
- Phương tiện gì thế không biết... - Nôrikô cũng phẫn. - Không truyền máu thì ông cụ chết ngay!
- Vấn đề chính là ở chỗ ấy...
- Vậy bây giờ làm thế nào...
- Tôi không biết. Tôi khôgn hiểu mấy thằng cha công chức ấy nghĩ gì.
- Phải hỏi lại cho thật chính xác.
- Nhưng hôm nay là mồng một tháng giêng rồi còn gì...
- Ôi, hôm nay dĩ nhiên là chẳng có ai làm việc.
- Đành phải đợi đến mồng bốn, - Kôbasi nói.
- Thế từ đây đến đấy thì làm gì...
- Tiếp tục truyền máu. Chính tôi sẽ trả tiền. - Kôbasi kiêu hãnh ưỡn ngực ra.
Tính cách trẻ trung và cương trực của Kôbasi không hiểu sao làm cho Nôrikô có một cảm giác bực bội âm ỉ.
- Có lẽ nên hỏi ý kiến bác sĩ Naôê - Cô đề nghị.
- Dĩ nhiên là phải hỏi chứ... - Hình như Kôbasi muốn nhờ Nôrikô đánh thức Naôê.
- Tôi chắc tiên sinh đã dậy rồi. Có thể gọi điện.
- Tôi sẽ gọi thử, - Kôbasi đáp.
Nôrikô chạy xuống cầu thang.
Chừng mười phút sau Naôê bước vào phòng y tá. Ông mặc săng - đai và vét - tông; mái tóc rối bù, gương mặt thiếu ngủ. Có thể thấy rằng ông nằm mãi không ngủ được, tuy tối qua ông đi ngủ sớm, vào khỏang mười giờ.
- Xin chúc năm mới, - Kôbasi, Akikô và Hubanisi nói.
Naôê đáp lại lời chúc tết: hình như đến bây giờ ông ta mới nhận ra rằng năm mới đã đến. Chắc hẳn đối với ông cũng thế thôi: năm mới thì mới nhưng công việc thì cũ.
- Xin lỗi tiên sinh vìe đã phải đánh thức...
- Không sao, đằng nào thì cũng đã đến lúc phải dậy.
- Tiên sinh sắp điHôkkaiđô ạ...
- Vâng. - Naôê gật đầu và thọc tay vào túi lấy thuốc lá. - Anh có việc gì cần nói với tôi phải không...
- Vâng. Có một việc... Đây, có bức thư này vừa nhận được.
- Naôê mở bức thư ra và bắt đầu đọc. Dưới ánh nắng từ cửa sổ chiếu vào, những ngón tay dài và mảnh của ông trông như trong suốt.
Đọc xong, Naôê lật phía sau xem thử mặt bên kia có viết gì nữa không, rồi nhìn lại cái phong bì một lần nữa.
- Chẳng còn ra thế nào cả! - Kôbasi lên tiếng - Khác nào ký lệnh xử tử ông già! Tôi khônghiểu được bọn công chức cần gửi cho chúng ta một bực thư như thế này làm gì.
- Ở tòa thị chính có hỏi han gì về bệnh nhân Uênô không...
- Không... Hình như không... - Kôbasi lẩm bẩm một cách thiếu quả quyết và quay về phía Akikô đang đứn gsau lưng anh, để tìm chỗ dựa.
- Đúng ạ, không có ai hỏi gì về Uênô đâu, - Akikô xác nhận.
- Anh vẫn gửi hóa đơn cho họ đấy chứ...
- Dĩ nhiên. Tháng nào tôi cũng viết hóa đơn.
- Anh thử nhớ xem, có ai hỏi gì về hiệu quả điều trị không... Qua điện thọai chẳng hạn.
Kôbasi liếc mắt về phía Akikô.
- Nói chung thì... có một lần người ta.. gọi điện thọai hỏi tôi... - Anh trả lời ngần ngừ.
- Hỏi gì...
- Hỏi xem cụ Uênô được truyền máu như vậy thì có khỏi bệnh không...
- Thế anh trả lời thế nào...
- Tôi nói rằng dĩ nhiên là không. Việc truyền mau giữ cho bệnh nhân sống, nhưng không làm khỏi bệnh được.
- Thế... Nhưng anh không biết giấy tờ gì chứ...
- Có viết ạ. Khoảng một tháng trước đây họ có gửi cho tôi một tờ phỏng vấn, và tôi đã trả lời như vừa nói.
Naôê gảy tàn thuốc lá và lắc đầu.
- Bây giờ thì rõ rồi.
- Cái gì rõ ạ...
- Bức thư này là câu trả lời cho tờ giấy của anh.
- Nhưng tôi nói đúng! Với tư cách là thầy thuốc tôi hòan tòan đúng! truyền máu chỉ làm cho bệnh nhân thấy đỡ trong một thời gian.
- Dĩ nhiên anh đúng. Nhưng bọn công chức cũng đúng.
- Thế nào ạ... - Kôbasi chống hai tay lên mép bàn.
- Có lệ cấm trả trợ cấp nếu việc điều trị không có hiệu quả mà lại kéo dài. Lại còn rất đắt nữa.
- Như vậy thì dã man quá! Vì bệnh nhân sẽ chết ngay! Không kéo lấy được một tuần.
- Đúng.
- Vậy tiên sinh thấy nên thế nào... Đành chịu à...
- Chuyện này dĩ nhiên là khủng khiếp, nhưng... cũng khá lô - gích.
- Với tư cách là thầy thuốc tôi không thể chấp nhận như vậy được!
- Đúng. Nhưng anh phải hiểu cả mặt bên kia nữa: nếu chấp thuận một cách điều trị không có hiệu quả, thì có những bác sĩ sẽ tìm cách trục lợi... Trong cách lập luận của họ cũng có cái lô-gích của nó.
- Vậy thì bây giờ phải làm gì...
Mặt Kôbasi nhợt nhạt như tờ giấy.
Akikô lo lắng quan sát hai người.
- Giá viết sai sự thật đi thì khôn ngoan hơn.
- Nói dối à...
- Nói dối. Viết rằng việc truyền máu có một hiệu quả thần diệu.
- Lẽ nào có thể làm như vậy...
- Cần phải làm như vậy.
- Ừ thì làm... Chẳng khó gì. Tôi sẽ viết ngay bây giờ.
- Không, bây giờ muộn rồi.
- Tại sao...
- Anh đã viết một lần rồi. Anh đã cho họ biết tình hình thật. Bây giờ viết khác đi họ không tin anh nữa đâu.
- Thế thì làm thế nào...
- Chẳng làm thế nào được.
Naôê thấy khô cổ; ông đứng dậy vặn vòi nước vào ly và nốc một hơi hết sạch.
Kôbasi vẫn đứng ở tư thế cũ, hai tay chống vào bàn, và im lặng.
- Thế. Rõ cả, - cuối cùng anh ta nói. Chính tôi sẽ trả tiền truyền máu.
- Làm như vậy sẽ chẳng đưa đến đâu hết.
- Không, tôi đã quyết. Vì chính tôi có lỗi.
Akikô kéo ống tay áo Kôbasi.
- Nếu không, tôi không thể nào yên tâm được. - Kôbasi nói tiếp, giọng khản đi vì xúc động.
- Nhưng anh phải hiểu rằng việc truyền máu sẽ giúp cho Uênô ssốn tthêm được một tháng, giỏi lắm là hai. Chỉ thế thôi. Anh cho rằng chỉ cần có thế là anh sẽ yên tâm hay sao...
- Vâng. Dù chỉ thêm được một tháng cũng vậy.
- Anh làm dáng một cách hoàn toàn ngu xuẩn! - Naôê nói khẽ, nhưng rất rõ ràng, làm cho mọi người sửng sốt. - Anh là một thằng công tử bột thuộc loại tệ hại nhất! - Kôbasi ngạc nhiên trố mắt nhìn ông nhưng rồi lại cụp mắt xuống. Akikô và Hakanisi quên cả công việc, kinh hãi hết nhìn Kôbasi lại nhìn sang Naôê.
Naôê cầm tập bệnh án để trên bàn, giở qua mấy tờ. Rồi ông nói, giọng khô khan:
- Bà cụ dã biết rằng chồng bà sẽ không khỏi bệnh. Đặt bình truyền đi.
- Bình truyền gì...
- Truyền glucoza nhuộm đỏ cho bệnh nhân.
- Nhuộm đỏ... Để làm gì...
- Để cho dung dịch trông giống như máu. - Naôê không che giấu nỗi bực bội.
- Nhưng như thế là lừa b... - Kôbasi bỗng im bặt giữa chừng.
Naôê khoanh hai tay trước ngủc nhìn ra cửa sổ.
- Tiên sinh đề nghị giải quyết vấn đền bằng cách lừa dối ư... Giả vờ như thể vẫn tiếp tục truyền máu chứ gì...
- Hoàn toàn đúng.
- Không được, như thế là dối trá, là bịp bợm. Như thế không xứng đáng với người thầy thuốc!
- Xứng đáng, không xứng đáng... Vấn đề không phải ở chổ ấy. Không có lối thoát nào khác.
- Nhưng... - Kôbasi nhìn Naôê như thể đang trông thấy trước mặt mình một quái vật. - Ông già sẽ chết ngay... - Giảng giải điều này cho Naôê thì thật là ngu xuẩn, nhưng Kôbasi không kìm nổi. - Chẳng lẽ tiên sinh không cần biết đến điều đó hay sao...
- Thì ngay việc tiếp máu cũng chỉ làm cho ông cụ sống thêm được vài tháng là cùng.
- Rút ngắn thời hạn ấy là bất lương!
- Bất lương ư... - Naôê sấn tới sát người Kôbasi. - Anh nói là bất lương phải không... - Ông nhìn Kôbasi từ đầu đến chân một cách căm giận đến nỗi anh bất giác lùi lại.
- Không phải sao... - Kôbasi bàng hoàng nói lắp bắp. - Nhuộm glucoza, giả làm máu mà là lương thiện ư...
- Khi không còn có thể làm gì nữa, thì phải làm sao cho người ta được chết một cách bình yên. Dĩ nhiên huyết thanh nhuôm đỏ không thể lừa được anh. Vì anh đã biết hết sự thật. Nhưng Uênô và cụ bà không biết. Phải để cho họ tin rằng chúng tra đã làm hết cách.
Kôbasi ngẫm nghĩ. Có lẽ trong những lời Naôê vừa nói có một phần sự thật chăng... Không. Đối với người thầy thuốc con đường ấy không thể chấp nhận được. Làm như vậy thì còn gì là ý thức bổn phận.
- Người thầy thuốc có bổn phận cứu giúp bệnh nhân, làm cho bệnh nhân tất cả những gì có thể làm được, - Kôbasi một mực không nhượng bộ. - Và nếu khả năng bị hạn chế thì phải cố kéo dài cuộc sống của bệnh nhân dù chỉ là một ngày.
- Câu trích dẫn ấy đúng.
- Chỉ là một câu trích dẫn thôi ư...
- Tiếc thay thế giới của chúng ta không phải là một thế giới lý tưởng.
Kôbasi cũng hiểu điều đó nhưng vẫn không sao đồng tình với Naôê được. Anh cãi tiếp:
- Người thầy thuốc trước hết phải là một con người nhân đạo.
- Chà, nhân đạo! - Naôê mỉm một nụ cười chua chát và ngồi lại cho thỏai mái, chân này ghếch lên kia. - Thế anh có biết rõ nhân đạo nghĩa là gì không...
- Tôi biết. Có nghĩa là trân trọng tính mạng của con người nói chung, có nghĩa là thương yêu đồng loại...
- Anh không lẫn lộn nhân đạo với từ bi đấy chứ...
- Không, tôi không lẫn lộn. Bất kỳ ai cũng phải tìm cách duy trì sự sống một khi nó còn thoi thóp trong con người.
- Duy trì sự sống... Hừm... - Naôê nhếch mép trong một nụ cười méo mó. - Như vậy tức là hteo anh, nhân đạo là ở chổ duy trì sự sống. Còn sống như thế nào thì không quan trọng, miễn là sống.
- Dĩ nhiên có thể có những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng về nguyên tắc tất cả những điều tôi nói đều đúng.
- Ừ... Như vậy là anh chẳng hiểu gì hết. Trong các bệnh viện đại học của anh, các anh bị cách ly ra khỏi cuộc sống thực.
- Căn cứ vào đâu mà tiên sinh kết luận như vậy... - Kôbasi mới từ bệnh viện của trường đại học chuyển về bệnh viện Oriental chưa được bao la6u, cho nên lời lẽ của Naôê làm cho anh thấy bị xúc phạm trực tiếp.
- Để trở thành một người thấy thuốc và có kiến thức về đạo đứchọc, và thuộc lòng những nguyên lý của thực tiễn y học. Ngoài ra còn phải biết cách giúp cho người ta chết.
- Giúp cho người ta chết ư...
- Chính thế. Nhiều khi cần phải giúp cho bệnh nhân chấp thuận cái chết, làm sao cho bản thân bệnh nhân cũng như những người thân của họ đừng tự trách cứ chúng ta...
- Ở trường đại học không có một giáo trình nào như vậy. Trong chương trình không thấy có...
- Nếu trong chương trình có một giáo trình như vậy, chắc chắn tôi sẽ là một chuyên gia. - Naôê đưa hai bàn tay lên xoa xoa đôi má hóp.
- Giáo trình đào tạo những kẻ sát nhân...
- Đáng tiếc là gần đúng như vậy! ... Mỗi người thầy thuốc đều có phần nào là một kẻ sát nhân; cứ như hiện nay thì trong khá nhiều trường hợp bổn phận nghề nghiệp của anh ta là làm sao thuyết phục cho bệnh nhân thấy rõ rằng mình không thể nào thoát chết được.
- Nhưng sứ mệnh của chúng ta là cứu sống! Và trên thực tế, chúng ta đang cứu người ra khỏi nanh vuốt của cái chết.
- Cứu à... - Naôê đưa về phía Kôbasi một cái nhìn đối địch. - Chúng ta không cứu đâu. Chính con người tự cứu lấy mình - người nào chưa cạn kết sức vật lộn với cái chết. Còn người thầy thuốc chỉ chìa tay ra giúp họ một chút đúng vào lúc cần thiết. Và chỉ có thế thôi.
- Dù sao thì hạ thấp vai trò của người thầy thuốc đến như vậy cũng...
- Đáng tiếc là có những lúc phải như vậy. - Naôê rời ghế đứng dậy. - Thôi, tôi đi đây.
- Thế còn Uênô thì sao... ... - Kôbasi nói, nhưng Naôê không để cho anh nói hết câu.
- Anh là bác sĩ điều trị Uênô, cho nên tôi sẽ không nói gì thêm với anh nữa. Anh thấy thế nào là đáng thì cứ thế mà làm.
- Nếu tôi... làm theo lời khuyên của tiên sinh, thì sau đó tôi biết nói thế nào với Uênô và vợ ông ấy.
- Sau một hai ngày tình trạng của bệnh nhân sẽ xấu đi. Lúc bấy giờ anh sẽ nói: chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng đáng tiếc là hoàn toàn vô hiệu.
- Thế còn cái... thứ nước đỏ ấy thì tiếp mấy lần...
- Cũng như từ trước tới nay: một lần sáng, một lần chiều. Theo tôi hai lần là đủ. Đến khi bệnh nhân bắt đầu thấy mệt nặng thì thêm lần và tăng liều lượng. Cái chính là làm sao bệnh nhân cũng như vợ ông ta đều tin chắc rằng mình đang đười điều trị đến mức tối đa.
- Không tiếp máu nữa thì bệnh nhân sẽ kéo được bao nhiêu lâu...
- Theo tôi thì độ năm sáu hôm.
- Tiên sinh sẽ trở về vào ngày mùng năm...
- Có thể.
- Có thể gọi điện cho tiên sinh ở Sappôrô được không...
- Tôi trọ ở khách sạn G., cứ hỏi ở phòng tiếp tân của khách sạn.
- Xin tiên sinh về sớm sớm.
- Vâng - vâng.
Naôê đi ra cửa, nhưng bỗng dừng lại. Ông quay về phía sau và đưa mắt nhìn mọi người - Kôbasi, Akikô, Hakanisi với một ánh mắt dịu dàng, thân ái mà không ai có thể ngờ là ông có được. Sau đó ông mở mạnh cánh cửa và đi ra hành lang.
Ở phòng ngoại trú hôm nay không khám bệnh, nhưng xe cấp cứu có chở đến năm người. Ba bệnh nhân bị cảm lạnh, bệnh nhân thứ tư bị thương trogn một tai nạn giao thông - người này bị giập đầu gối, còn người thứ năm bị bong gân nhẹ. Nói chung không có gì nghiêm trọng. Họ đều khám, được tiêm những thuốc cần thiết, được chỉ định cách điều trị và cho về nhà.
Đến tám giờ tối khi bắt đầu buổi đi thăm các bệnh nhân, trời tạnh mưa và quang hẳn mây, trăng sáng. Tôkyô ở giữa một vùng khí áp cao, những khối không khí từ lục địa tràn ra thành những đợt gió lạnh làm cho nhiệt độ trên thành phố hạ xuống.
Bệnh viện rất vắng: đa số bệnh nhân đều về nhà ăn Tết với gia đình, chỉ còn lại độ một phần ba.
Tết giao thừa, bệnh nhân tụ tập thành những nhóm nhỏ trong các phòng nằm ăn sôba và các món ăn ngày tết.
Đến chín giờ tối Nôrikô đi tắt các đèn trong bệnh viện. Nhiều phòng bệnh nhân không có lấy một bóng người. Trong căn phòng của cụ Isikura trước đây cũng tối om. Trong ngực Nôrikô có một cảm giác ớn lạnh khi cô ghé nhìn vào khung cửa hé mở của căn phòng này.
Ánh trăng chiếu lên cái giường của cụ Isikura nằm trước đâu. Tử thi đã đưa xuống nhà xác, chăn trải giường đã tháo hết, và trên cái đệm trần đây đó hay còn lại những chỗ lồi lõm.
Nôrikô vội vã đi qua thật nhanh, gần như chạy, quanh xuống cầu thang đến tầng thứ ba, và bước vào phòng y tá. Trong phòng điều hành có ánh đèn - như vậy tức là Naôê vẫn con ở đấy. Cô rất mừng vì có thể yên tâm đến gặp anh. Huống hồ cô y tá trực hôm nay là Unô, một cô gái hơi khờ khạo, và nếu nói với cô ta rằng mình cần gặp bác sĩ có việc cần thì cô ta sẽ không nghi ngờ gì.
Trước cửa phòng, Nôrikô phân vân đứng lại, rồi lấy hết can đảm, cô gõ cửa khe khẽ.
- Mời vào.
Nôrikô thở phào nhẹ nhõm: "May quá, giọng của Naôê".
Cô bước vào phòng điều hành và đóng cửa lại cẩn thận.
- Em vừa đi tắt hết đèn ở các phòng bệnh nhân.
- Tốt.
Naôê đặt cuốn sách xuống, thọc tay vào thúi lấy ra một bao thuốc lá.
- Anh uống trà nhé...
- Cám ơn. Không cần.
Trên chiếc bàn trước mặt Nao6ê có một chai sakê đặt cạnh một cái ly đã uống cạn một nửa.
- Lúc đi ngang căn phòng cụ Isurika nằm trước đây, em thấy rợn quá...
Naôê châm thuốc lá hút, vươn vai rồi nhìn Nôrikô nói.
- Em ngồi xuống cạnh anh đi.
- Sao ạ... - Nôrikô không dám tin ở tai mình nữa. Ở bệnh viện đây là lần đầu có nghe Naôê nói với mình như vậy.
Naôê dẹp mấy tờ báo lại để lấy chỗ cho Nôrikô ngồi. Nôrikô hối hả đi rửa cái gạt tàn và lau bàn xong rồi mới ngồi xuống cạnh Naôê.
- Em uống sakê nhé... - Naôê hỏi.
- Không, em đang làm việc...
- Thôi, hôm nay là ngày lễ. Năm hết tết đến rồi.
Naôê đưa ly rượu của mình đang uống cho Nôrikô. Nôrikô nha6'p môi một chút rồi đặt lại trên bàn.
- Mai anh đi Sappôrô ạ...
- Ừ.
- Thế bao giờ anh về...
- Sẽ ở đấy hai ba ngày.
- Chỉ thế thôi à... - Norikô quyết định ngay lập tức là nếu vậy tô sẽ rời Niigata về đây sớm hơn.
- Sappôrô chắc bây giờ tuyết phủa trắng xóa...
Naôê im lặng cầm ly lên uống.
Nôrikô tưởng tượng anh đang bước trên những đường phố phủ tuyết của thành phố Sappôrô.
- Chúng mình cùng đi đin! - Đột nhiên Naôê đề nghị.
- Hả... - Nôrikô bàng hoàng cả người: lời đề nghị này đối với cô quá bất ngờ.
- Em có muốn đi Sappôrô, đến đảo Hôkkaiđô không...
- Anh... nói thật đấy chứ... - Nôrikô sửng sốt nhìn Naôê. - Anh muốn em cùng đi với anh ư...
- Nhưng bây giờ ở đấy lạnh lắm.
"Có sao đâu. Dù tuyết rơi, dù băng igá cũng mặc, miễn là được ở bên cạnh anh! " - Nôrikô nghĩ thầm.
- Nhưng em định mai đi Niigata kia mà...
- Em không đi nữa cũng được.
- Mẹ em đợi em ở quê phải không...
- Em sẽ gặp mẹ em lúc khác: lúc nào mà chả được.
Naôê lại uống một ngụm sakê.
Nôrikô lấy làm lạ về những lời lẽ vừa rồi của mình. "Em gặp em em lúc nào mà chả được"... Làm như thể mình sẽ không bao giờ còn gặp lại Naôê nữa.
- Vậy thì mai chúng ta đi.
- Mai ư... - Nôrikô lại ngạc nhiên.
"Cái gì thế này... Một ý thích thoáng qua trong chốc lát chăng... Dù sao cũng không thể nào bỏ lỡ một cơ hội như vậy được! "
- Thế còn... Anh cũng về thăm mẹ kia mà...
- Anh sẽ ở khách sạn.
- Sao lại thế... Anh có nhà ở Sappôrô...
- Anh sẽ ở nhà với mẹ một ngày thôi.
- Em không làm phiền anh chứ...
- Không. Chỉ có điều là trong khi anh về nhà thăm mẹ, em ở lại khách sạn.
Nôrikô chưa bao giờ đến Hôkkaiđô và chưa bao giờ được đi cùng với Naôê. Niềm vui bất ngờ làm cho cô đỏ bừng mặt lên.
- Mấy giờ ta sẽ đi...
- Máy bay cất cánh lúc ba giờ. Vé của em anh sẽ gọi điện đặt ngay hôm nay.
- Thế còn phòng khách sạn...
- Gần tết chắc khách vãng lai cũng nhiều, nhưng không sao, đấy không phải là một thành phố nhỏ, thế nào cũng còn.
Nôrikô vẫn chưa dám tin vào hạnh phúc của mình.
- Anh cho em đi thật đấy à...
- Thì tôi đã nói rồi.
- Em mừng quá...
Nôrikô nhìn ra cửa sổ. Cô có cảm giác hạnh phúc đang chạy đến đón mình. Chỉ cần lắng tai một chút là có thể nghe thấy tiếng bước của nó đang lại gần. Cô không dám động đậy, sợ làm cho nó kinh động, cô sợ phải nghe một câu gì như: " Không phải, cô hiểu lầm tôi rồi... "
- Em nghĩ gì thế...
- À không... có gì đâu... - Nôrikô cười và nép vào vai Naôê.
- Đừng quên mang măng - tô nhé.
- Thế còn ủng...
- Không nhất thiết, đi bốt - tin cũng được.
Nôrikô có mỗi một chiếc áo măng - tô mỏng, chỉ thích hợp với khí hậu ở Tôkyô. Bốt - tin thì có thể mua ở Sappôrô cũng được. Cái va - li nhỏ quả hơi sờn, nhưng cũng không sao. Đáng tiếc là rốt cục cô vẫn không may bộ đồ mà cô mơ ước từ lâu. Cô định về Niigata thăm mẹ, mà về đấy thì chẳng phải diện làm gì. Nhưng Hôkkaiđô là dĩ nhiên là chuyện khác... Đágn tiếc là cô không biết trước, chứ không thì đã có thì giờ chuẩn bị cho chu đáo. Bây giờ thì dĩ nhiên là không còn kịp chuẩn bị gì nữa... Anh ấy không nói sớm hơn thì cũng đành vậy. Anh ấy xưa nay vẫn thế. Rất cóthể là cái ý mời mình nẩy ra ngay lúc ấy, thế là anh mời luôn.
- Chắc ở Sappôrô mùa đông đẹp lắm nhỉ... Nhà cửa đường sá, mọi vật đều phủ tuyết...
Nôrikô hình dung những dãy phố nhỏ yên tĩnh, những bông tuyết quay cuồng trên không; những nếp nhà, những hàng cây, những vỉa hè, những mặt đường, tất cả đều trắng xóa. Và hai người sẽ sánh vai nhau đi... Xung quanh là sự tĩnh mịch và là màu trắng lấp lánh. Nôrikô thấy chóng mặt vì hạnh phúc.
- Thế là năm đã sắp hết... - Naôê nói khe khẽ và uống nốt ly sakê.
- Kể cũng lạ...
Đâu đây có tiếng hát vọng lại. Chắc các bệnh nhân đang xem chương trình Tết trên ti - vi.
- Phải, một năm đang kết thúc... cũng như mọi sự trên thế gian đều có lúc kết thúc...
Hai tiếng sau cùng Naôê nói vơi một giọng đặc biết gay gắt. Nôrikô sợ hãi ngẩng mặt lêng.
Trong đôi mắt Naôê thoáng hiện một nụ cười. Nôrikô chưa bao giờ được trông thấy ở Naôê một nụ cười hiền dịu như vậy. Vưa ấy yếm nhìn nụ cười của Naôê, Nôrikô vừa đứng dậy.
- Thôi em đi nhé... Đem trái cây đến nhé...
- Không cần. Anh nằm ngủ một chút.
- Chúc anh ngủ ngon.
Ngày mồng một tháng giêng trời rất đẹp. Trên các đường phố tấp nập những đám người qua lại. Những người phụ nữ mặc kimômô lễ phục. Ai nấy đều rảo bước đến các đền thờ. Mọi vật đầu thắm đượm cái không khí tưng bừng của ngày hội.
Ngày thường trong bệnh viện Oriental nhân viên làm việc thành hai ca, nhưng vào ngày lễ thì theo đề nghị của các y tá, họ chỉ làm một ca; tuy phải làm việc lâu, nhưng công việc lại ít, và sau đó có thể nghỉ lâu hơn.
Những người phải trực vào ngày mùng một là Kôbasi và hai nữ y ta - Takaghi và Hakanisi.
Sau khi giao ban, Nôrikô đã toan về nhà thì Kôbasi chạy đến gặp cô.
- Naôê tiên sinh đây... - Anh hỏi, giọng xúc động.
- Chắc đang ở trong phòng của tiên sinh. Hôm nay tôi chưa gặp tiên sinh.
- Ông ấy dậy chưa...
- Tôi không biết, tiên sinh thường dậy muộn.
- Tiên sinh sặp đi nghỉ phải không...
- Hình như thế.
- Vậy thì làm thế nào đây...!
- Có việc gì thế...
- Đã ba ngày tôi không đến bệnh viện; hôm nay vừa đến thì đây, cô xem, tôi nhận được cái này...
- Cái gì thế...
- Một bức thư. Người ta khước từ việc thanh toán tiền tiếp máu cho Uênô.
- Kôkichi Uênô... Bệnh nhân bị thiếu máu ấy à...
- Vâng! Mà bà vợ già cũng không làm việc được...
- Họ khước từ kể từ sang năm ạ... - Nôrikô hỏi.
- Mà hôm nay chính là ngày bắt đầu cái "sang năm" ấy đây.
- Nhưng chúng tôi tiếp máu rồi. Lúc sáng sớm.
- Họ không chịu chi trợ cấp. Họ bảo là bệnh nhân phải trả lấy.
- Trả lấy là thế nào... Hai ông bà già làm gì có tiền...
- Dĩ nhiên. Làm sao họ có thể trả gần mộ trăm ngày yên mỗi tháng... - Kôbasi giận dữ khua khua cái phong bì.
- Tại sao bỗng dưng họ lại khước từ...
- Tôi cũng chịu!
- Có thể là một sự nhầm lẫn gì đây chăng...
- Nhầm gì mà nhầm... mọi sự đều trình bày rất rõ trong thư. Nôrikô đọc qua bức thư. Đúng thật: "... cho nên chúng tôi đề nghị kể từ ngày đầu năm chấm dứt việc truyền máu cho bệnh nhân Kôkichi Uênô".
- Họ bảo là họ không đủ phương tiện.
- Phương tiện gì thế không biết... - Nôrikô cũng phẫn. - Không truyền máu thì ông cụ chết ngay!
- Vấn đề chính là ở chỗ ấy...
- Vậy bây giờ làm thế nào...
- Tôi không biết. Tôi khôgn hiểu mấy thằng cha công chức ấy nghĩ gì.
- Phải hỏi lại cho thật chính xác.
- Nhưng hôm nay là mồng một tháng giêng rồi còn gì...
- Ôi, hôm nay dĩ nhiên là chẳng có ai làm việc.
- Đành phải đợi đến mồng bốn, - Kôbasi nói.
- Thế từ đây đến đấy thì làm gì...
- Tiếp tục truyền máu. Chính tôi sẽ trả tiền. - Kôbasi kiêu hãnh ưỡn ngực ra.
Tính cách trẻ trung và cương trực của Kôbasi không hiểu sao làm cho Nôrikô có một cảm giác bực bội âm ỉ.
- Có lẽ nên hỏi ý kiến bác sĩ Naôê - Cô đề nghị.
- Dĩ nhiên là phải hỏi chứ... - Hình như Kôbasi muốn nhờ Nôrikô đánh thức Naôê.
- Tôi chắc tiên sinh đã dậy rồi. Có thể gọi điện.
- Tôi sẽ gọi thử, - Kôbasi đáp.
Nôrikô chạy xuống cầu thang.
Chừng mười phút sau Naôê bước vào phòng y tá. Ông mặc săng - đai và vét - tông; mái tóc rối bù, gương mặt thiếu ngủ. Có thể thấy rằng ông nằm mãi không ngủ được, tuy tối qua ông đi ngủ sớm, vào khỏang mười giờ.
- Xin chúc năm mới, - Kôbasi, Akikô và Hubanisi nói.
Naôê đáp lại lời chúc tết: hình như đến bây giờ ông ta mới nhận ra rằng năm mới đã đến. Chắc hẳn đối với ông cũng thế thôi: năm mới thì mới nhưng công việc thì cũ.
- Xin lỗi tiên sinh vìe đã phải đánh thức...
- Không sao, đằng nào thì cũng đã đến lúc phải dậy.
- Tiên sinh sắp điHôkkaiđô ạ...
- Vâng. - Naôê gật đầu và thọc tay vào túi lấy thuốc lá. - Anh có việc gì cần nói với tôi phải không...
- Vâng. Có một việc... Đây, có bức thư này vừa nhận được.
- Naôê mở bức thư ra và bắt đầu đọc. Dưới ánh nắng từ cửa sổ chiếu vào, những ngón tay dài và mảnh của ông trông như trong suốt.
Đọc xong, Naôê lật phía sau xem thử mặt bên kia có viết gì nữa không, rồi nhìn lại cái phong bì một lần nữa.
- Chẳng còn ra thế nào cả! - Kôbasi lên tiếng - Khác nào ký lệnh xử tử ông già! Tôi khônghiểu được bọn công chức cần gửi cho chúng ta một bực thư như thế này làm gì.
- Ở tòa thị chính có hỏi han gì về bệnh nhân Uênô không...
- Không... Hình như không... - Kôbasi lẩm bẩm một cách thiếu quả quyết và quay về phía Akikô đang đứn gsau lưng anh, để tìm chỗ dựa.
- Đúng ạ, không có ai hỏi gì về Uênô đâu, - Akikô xác nhận.
- Anh vẫn gửi hóa đơn cho họ đấy chứ...
- Dĩ nhiên. Tháng nào tôi cũng viết hóa đơn.
- Anh thử nhớ xem, có ai hỏi gì về hiệu quả điều trị không... Qua điện thọai chẳng hạn.
Kôbasi liếc mắt về phía Akikô.
- Nói chung thì... có một lần người ta.. gọi điện thọai hỏi tôi... - Anh trả lời ngần ngừ.
- Hỏi gì...
- Hỏi xem cụ Uênô được truyền máu như vậy thì có khỏi bệnh không...
- Thế anh trả lời thế nào...
- Tôi nói rằng dĩ nhiên là không. Việc truyền mau giữ cho bệnh nhân sống, nhưng không làm khỏi bệnh được.
- Thế... Nhưng anh không biết giấy tờ gì chứ...
- Có viết ạ. Khoảng một tháng trước đây họ có gửi cho tôi một tờ phỏng vấn, và tôi đã trả lời như vừa nói.
Naôê gảy tàn thuốc lá và lắc đầu.
- Bây giờ thì rõ rồi.
- Cái gì rõ ạ...
- Bức thư này là câu trả lời cho tờ giấy của anh.
- Nhưng tôi nói đúng! Với tư cách là thầy thuốc tôi hòan tòan đúng! truyền máu chỉ làm cho bệnh nhân thấy đỡ trong một thời gian.
- Dĩ nhiên anh đúng. Nhưng bọn công chức cũng đúng.
- Thế nào ạ... - Kôbasi chống hai tay lên mép bàn.
- Có lệ cấm trả trợ cấp nếu việc điều trị không có hiệu quả mà lại kéo dài. Lại còn rất đắt nữa.
- Như vậy thì dã man quá! Vì bệnh nhân sẽ chết ngay! Không kéo lấy được một tuần.
- Đúng.
- Vậy tiên sinh thấy nên thế nào... Đành chịu à...
- Chuyện này dĩ nhiên là khủng khiếp, nhưng... cũng khá lô - gích.
- Với tư cách là thầy thuốc tôi không thể chấp nhận như vậy được!
- Đúng. Nhưng anh phải hiểu cả mặt bên kia nữa: nếu chấp thuận một cách điều trị không có hiệu quả, thì có những bác sĩ sẽ tìm cách trục lợi... Trong cách lập luận của họ cũng có cái lô-gích của nó.
- Vậy thì bây giờ phải làm gì...
Mặt Kôbasi nhợt nhạt như tờ giấy.
Akikô lo lắng quan sát hai người.
- Giá viết sai sự thật đi thì khôn ngoan hơn.
- Nói dối à...
- Nói dối. Viết rằng việc truyền máu có một hiệu quả thần diệu.
- Lẽ nào có thể làm như vậy...
- Cần phải làm như vậy.
- Ừ thì làm... Chẳng khó gì. Tôi sẽ viết ngay bây giờ.
- Không, bây giờ muộn rồi.
- Tại sao...
- Anh đã viết một lần rồi. Anh đã cho họ biết tình hình thật. Bây giờ viết khác đi họ không tin anh nữa đâu.
- Thế thì làm thế nào...
- Chẳng làm thế nào được.
Naôê thấy khô cổ; ông đứng dậy vặn vòi nước vào ly và nốc một hơi hết sạch.
Kôbasi vẫn đứng ở tư thế cũ, hai tay chống vào bàn, và im lặng.
- Thế. Rõ cả, - cuối cùng anh ta nói. Chính tôi sẽ trả tiền truyền máu.
- Làm như vậy sẽ chẳng đưa đến đâu hết.
- Không, tôi đã quyết. Vì chính tôi có lỗi.
Akikô kéo ống tay áo Kôbasi.
- Nếu không, tôi không thể nào yên tâm được. - Kôbasi nói tiếp, giọng khản đi vì xúc động.
- Nhưng anh phải hiểu rằng việc truyền máu sẽ giúp cho Uênô ssốn tthêm được một tháng, giỏi lắm là hai. Chỉ thế thôi. Anh cho rằng chỉ cần có thế là anh sẽ yên tâm hay sao...
- Vâng. Dù chỉ thêm được một tháng cũng vậy.
- Anh làm dáng một cách hoàn toàn ngu xuẩn! - Naôê nói khẽ, nhưng rất rõ ràng, làm cho mọi người sửng sốt. - Anh là một thằng công tử bột thuộc loại tệ hại nhất! - Kôbasi ngạc nhiên trố mắt nhìn ông nhưng rồi lại cụp mắt xuống. Akikô và Hakanisi quên cả công việc, kinh hãi hết nhìn Kôbasi lại nhìn sang Naôê.
Naôê cầm tập bệnh án để trên bàn, giở qua mấy tờ. Rồi ông nói, giọng khô khan:
- Bà cụ dã biết rằng chồng bà sẽ không khỏi bệnh. Đặt bình truyền đi.
- Bình truyền gì...
- Truyền glucoza nhuộm đỏ cho bệnh nhân.
- Nhuộm đỏ... Để làm gì...
- Để cho dung dịch trông giống như máu. - Naôê không che giấu nỗi bực bội.
- Nhưng như thế là lừa b... - Kôbasi bỗng im bặt giữa chừng.
Naôê khoanh hai tay trước ngủc nhìn ra cửa sổ.
- Tiên sinh đề nghị giải quyết vấn đền bằng cách lừa dối ư... Giả vờ như thể vẫn tiếp tục truyền máu chứ gì...
- Hoàn toàn đúng.
- Không được, như thế là dối trá, là bịp bợm. Như thế không xứng đáng với người thầy thuốc!
- Xứng đáng, không xứng đáng... Vấn đề không phải ở chổ ấy. Không có lối thoát nào khác.
- Nhưng... - Kôbasi nhìn Naôê như thể đang trông thấy trước mặt mình một quái vật. - Ông già sẽ chết ngay... - Giảng giải điều này cho Naôê thì thật là ngu xuẩn, nhưng Kôbasi không kìm nổi. - Chẳng lẽ tiên sinh không cần biết đến điều đó hay sao...
- Thì ngay việc tiếp máu cũng chỉ làm cho ông cụ sống thêm được vài tháng là cùng.
- Rút ngắn thời hạn ấy là bất lương!
- Bất lương ư... - Naôê sấn tới sát người Kôbasi. - Anh nói là bất lương phải không... - Ông nhìn Kôbasi từ đầu đến chân một cách căm giận đến nỗi anh bất giác lùi lại.
- Không phải sao... - Kôbasi bàng hoàng nói lắp bắp. - Nhuộm glucoza, giả làm máu mà là lương thiện ư...
- Khi không còn có thể làm gì nữa, thì phải làm sao cho người ta được chết một cách bình yên. Dĩ nhiên huyết thanh nhuôm đỏ không thể lừa được anh. Vì anh đã biết hết sự thật. Nhưng Uênô và cụ bà không biết. Phải để cho họ tin rằng chúng tra đã làm hết cách.
Kôbasi ngẫm nghĩ. Có lẽ trong những lời Naôê vừa nói có một phần sự thật chăng... Không. Đối với người thầy thuốc con đường ấy không thể chấp nhận được. Làm như vậy thì còn gì là ý thức bổn phận.
- Người thầy thuốc có bổn phận cứu giúp bệnh nhân, làm cho bệnh nhân tất cả những gì có thể làm được, - Kôbasi một mực không nhượng bộ. - Và nếu khả năng bị hạn chế thì phải cố kéo dài cuộc sống của bệnh nhân dù chỉ là một ngày.
- Câu trích dẫn ấy đúng.
- Chỉ là một câu trích dẫn thôi ư...
- Tiếc thay thế giới của chúng ta không phải là một thế giới lý tưởng.
Kôbasi cũng hiểu điều đó nhưng vẫn không sao đồng tình với Naôê được. Anh cãi tiếp:
- Người thầy thuốc trước hết phải là một con người nhân đạo.
- Chà, nhân đạo! - Naôê mỉm một nụ cười chua chát và ngồi lại cho thỏai mái, chân này ghếch lên kia. - Thế anh có biết rõ nhân đạo nghĩa là gì không...
- Tôi biết. Có nghĩa là trân trọng tính mạng của con người nói chung, có nghĩa là thương yêu đồng loại...
- Anh không lẫn lộn nhân đạo với từ bi đấy chứ...
- Không, tôi không lẫn lộn. Bất kỳ ai cũng phải tìm cách duy trì sự sống một khi nó còn thoi thóp trong con người.
- Duy trì sự sống... Hừm... - Naôê nhếch mép trong một nụ cười méo mó. - Như vậy tức là hteo anh, nhân đạo là ở chổ duy trì sự sống. Còn sống như thế nào thì không quan trọng, miễn là sống.
- Dĩ nhiên có thể có những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng về nguyên tắc tất cả những điều tôi nói đều đúng.
- Ừ... Như vậy là anh chẳng hiểu gì hết. Trong các bệnh viện đại học của anh, các anh bị cách ly ra khỏi cuộc sống thực.
- Căn cứ vào đâu mà tiên sinh kết luận như vậy... - Kôbasi mới từ bệnh viện của trường đại học chuyển về bệnh viện Oriental chưa được bao la6u, cho nên lời lẽ của Naôê làm cho anh thấy bị xúc phạm trực tiếp.
- Để trở thành một người thấy thuốc và có kiến thức về đạo đứchọc, và thuộc lòng những nguyên lý của thực tiễn y học. Ngoài ra còn phải biết cách giúp cho người ta chết.
- Giúp cho người ta chết ư...
- Chính thế. Nhiều khi cần phải giúp cho bệnh nhân chấp thuận cái chết, làm sao cho bản thân bệnh nhân cũng như những người thân của họ đừng tự trách cứ chúng ta...
- Ở trường đại học không có một giáo trình nào như vậy. Trong chương trình không thấy có...
- Nếu trong chương trình có một giáo trình như vậy, chắc chắn tôi sẽ là một chuyên gia. - Naôê đưa hai bàn tay lên xoa xoa đôi má hóp.
- Giáo trình đào tạo những kẻ sát nhân...
- Đáng tiếc là gần đúng như vậy! ... Mỗi người thầy thuốc đều có phần nào là một kẻ sát nhân; cứ như hiện nay thì trong khá nhiều trường hợp bổn phận nghề nghiệp của anh ta là làm sao thuyết phục cho bệnh nhân thấy rõ rằng mình không thể nào thoát chết được.
- Nhưng sứ mệnh của chúng ta là cứu sống! Và trên thực tế, chúng ta đang cứu người ra khỏi nanh vuốt của cái chết.
- Cứu à... - Naôê đưa về phía Kôbasi một cái nhìn đối địch. - Chúng ta không cứu đâu. Chính con người tự cứu lấy mình - người nào chưa cạn kết sức vật lộn với cái chết. Còn người thầy thuốc chỉ chìa tay ra giúp họ một chút đúng vào lúc cần thiết. Và chỉ có thế thôi.
- Dù sao thì hạ thấp vai trò của người thầy thuốc đến như vậy cũng...
- Đáng tiếc là có những lúc phải như vậy. - Naôê rời ghế đứng dậy. - Thôi, tôi đi đây.
- Thế còn Uênô thì sao... ... - Kôbasi nói, nhưng Naôê không để cho anh nói hết câu.
- Anh là bác sĩ điều trị Uênô, cho nên tôi sẽ không nói gì thêm với anh nữa. Anh thấy thế nào là đáng thì cứ thế mà làm.
- Nếu tôi... làm theo lời khuyên của tiên sinh, thì sau đó tôi biết nói thế nào với Uênô và vợ ông ấy.
- Sau một hai ngày tình trạng của bệnh nhân sẽ xấu đi. Lúc bấy giờ anh sẽ nói: chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng đáng tiếc là hoàn toàn vô hiệu.
- Thế còn cái... thứ nước đỏ ấy thì tiếp mấy lần...
- Cũng như từ trước tới nay: một lần sáng, một lần chiều. Theo tôi hai lần là đủ. Đến khi bệnh nhân bắt đầu thấy mệt nặng thì thêm lần và tăng liều lượng. Cái chính là làm sao bệnh nhân cũng như vợ ông ta đều tin chắc rằng mình đang đười điều trị đến mức tối đa.
- Không tiếp máu nữa thì bệnh nhân sẽ kéo được bao nhiêu lâu...
- Theo tôi thì độ năm sáu hôm.
- Tiên sinh sẽ trở về vào ngày mùng năm...
- Có thể.
- Có thể gọi điện cho tiên sinh ở Sappôrô được không...
- Tôi trọ ở khách sạn G., cứ hỏi ở phòng tiếp tân của khách sạn.
- Xin tiên sinh về sớm sớm.
- Vâng - vâng.
Naôê đi ra cửa, nhưng bỗng dừng lại. Ông quay về phía sau và đưa mắt nhìn mọi người - Kôbasi, Akikô, Hakanisi với một ánh mắt dịu dàng, thân ái mà không ai có thể ngờ là ông có được. Sau đó ông mở mạnh cánh cửa và đi ra hành lang.