Phương pháp khử độ mặn trong nước biển bằng cách kết hợp giữa năng lượng mặt trời và kỹ thuật áp suất thấp của nhóm học sinh: Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh (lớp 11 học sinh THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) đã xuất sắc giành giải nhất lĩnh vực vật liệu và kỹ thuật sinh học tại Hội thi khoa học - kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) dành cho học sinh trung học, vừa diễn ra tại Mỹ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng quang tại sự kiện khoa học uy tín này. Giải thưởng do Hội Khoa học và Công chúng Mỹ tổ chức hằng năm, có từ năm 1950. Ở lĩnh vực vật liệu và kỹ thuật sinh học năm nay có hơn 300 công trình của 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tranh tài.
Nhóm tác giả nghiên cứu bộ thiết bị khử độ mặn : Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh
Đưa ra cơ sở lý thuyết cho bộ thiết bị khử độ mặn nước biển, ý tưởng của Trung nhận được sự hỗ trợ từ các cộng sự là Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh. Trong đó, Vinh được giao đọc và tổng hợp các tài liệu nước ngoài, xây dựng cơ sở tính toán, đưa ra các thông số để nhóm cùng thảo luận trước khi quyết định đặt hàng chế tạo Ejector, bộ phận được xem như linh hồn của thiết bị khử độ mặn. Còn Bùi Thị Quỳnh Trang phụ trách theo dõi, ghi chép chi tiết các dữ liệu, hiện tượng trong các thí nghiệm, xây dựng hồ sơ tài liệu cho công trình này.
Để đi đến thành công, các thành viên phải chắt chiu tiền ăn sáng, tiết kiệm tiền tiêu vặt hằng ngày, tiền thưởng trong kỳ thi “đổ” vào làm thí nghiệm. “Ở giữa lòng Hà Nội chẳng biết lấy đâu ra nước biển. Cả nhóm lấy muối ăn pha chế thành dung dịch có độ mặn tương đương nước biển để làm thực nghiệm”, Trung kể lại.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng quang tại sự kiện khoa học uy tín này. Giải thưởng do Hội Khoa học và Công chúng Mỹ tổ chức hằng năm, có từ năm 1950. Ở lĩnh vực vật liệu và kỹ thuật sinh học năm nay có hơn 300 công trình của 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tranh tài.
Nhóm tác giả nghiên cứu bộ thiết bị khử độ mặn : Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh
Đưa ra cơ sở lý thuyết cho bộ thiết bị khử độ mặn nước biển, ý tưởng của Trung nhận được sự hỗ trợ từ các cộng sự là Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh. Trong đó, Vinh được giao đọc và tổng hợp các tài liệu nước ngoài, xây dựng cơ sở tính toán, đưa ra các thông số để nhóm cùng thảo luận trước khi quyết định đặt hàng chế tạo Ejector, bộ phận được xem như linh hồn của thiết bị khử độ mặn. Còn Bùi Thị Quỳnh Trang phụ trách theo dõi, ghi chép chi tiết các dữ liệu, hiện tượng trong các thí nghiệm, xây dựng hồ sơ tài liệu cho công trình này.
Để đi đến thành công, các thành viên phải chắt chiu tiền ăn sáng, tiết kiệm tiền tiêu vặt hằng ngày, tiền thưởng trong kỳ thi “đổ” vào làm thí nghiệm. “Ở giữa lòng Hà Nội chẳng biết lấy đâu ra nước biển. Cả nhóm lấy muối ăn pha chế thành dung dịch có độ mặn tương đương nước biển để làm thực nghiệm”, Trung kể lại.