Oan uổng quá... show truyền hình thực tế Việt!
(Zing) - Hơn một năm trở lại đây, các show truyền hình thực tế tại Việt Nam bỗng dưng bị khán giả nhìn với con mắt coi thường và nghĩ xấu. Nhưng liệu họ có đáng bị như thế?
Lần đầu xuất hiện vào năm 2006 với chương trình Phụ nữ thế kỉ 21, đến nay , truyền hình thực tế (THTT) đã trở thành cụm từ quá quen thuộc tại Việt Nam. Trong vòng 6 năm, không dưới 5 chương trình lớn của nước ngoài đã được các công ty truyền thông mua bản quyền và tiến hành Việt hóa, trong đó phải kể đến một vài phiên bản đã thu hút được lượng lớn sự quan tâm của khán giả như Vietnam Idol (Pop Idol), Bước nhảy hoàn vũ (Dancing with the star), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Vietnam’s Got Talent (Got Talent), Vietnam’s Next Top Model (America's Next Top Model)…
Tính theo đầu số đếm, nếu so với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, số lượng chương trình đã được mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam không hề thấm thía. Các chương trình trên cũng đều rất nổi tiếng, được mua bản quyền tại nhiều quốc gia trên thế giới, chứng tỏ mức độ hấp dẫn không hề thấp. Vậy điều gì đã khiến không ít người xem nhìn nhận rằng họ đang có cảm giác bội thực?
THTT Việt đang bị đối xử bất công?
Trước tiên, cần xác nhận nhận định trên trên không hề sai. Từ năm ngoái, các chương trình THTT đã nối đuôi nhau phong tỏa sóng truyền hình, bắt đầu là Bước nhảy hoàn vũ, đến Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Next Top Model và thời điểm hiện tại là Vietnam’s Got Talent, chưa kể đến các chương trình khác với quy mô nhỏ hơn khác. Một năm 12 tháng, trong đó mỗi chương trình kéo dài không dưới 3 tháng, rõ ràng với bốn chương trình trên khiến người xem thậm chí không có được giây phút "nghỉ ngơi".
Bênh cạnh đó, đa số các chương trình THTT được quan tâm hiện nay chủ yếu xoay quanh 2 mô típ: tìm kiếm tài năng (dành cho người thường) và thể hiện tài năng (dành cho người nổi tiếng), hay nói nôm na là biểu diễn và được giám khảo đánh giá, nên dù khác nhau về tên gọi và nội dung, những chương trình trên ít nhiều tạo cho người xem cảm giác như đang phải ăn hai món ăn na ná nhau. Ngoài Vietnam’s Next Top Model là chương trình dành riêng cho ngành thời trang, thì các cuộc thi còn lại đều khai thác theo hướng tài năng âm nhạc và khiêu vũ. Vietnam’s Got Talent dù là sân chơi cho tất cả các dạng tài năng, nhưng chủ yếu các tiết mục đáng chú ý cũng đều xoay quanh hai thể loại này. Trong khi đó, nước ngoài đã thực hiện những chương trình THTT xung quanh công việc của nhà thiết kế (Project Runway), đầu bếp (MasterChef, Hell’s Kitchen), nhân viên văn phòng (The Apprentice), nghệ sĩ hóa trang (Face off)…
Trở về với Việt Nam, nhiều người xem cho rằng THTT đã bị bão hòa vì có quá nhiều chương trình giống nhau, rồi bắt đầu đưa ra so sánh vì sao các công ty truyền thông không làm được những phiên bản hấp dẫn và phong phú như nước ngoài. Liệu có ai biết đây là một sự so sánh quá khập khiễng? Thứ nhất, THTT nước ngoài đã đi trước ta hơn 20 năm. Ý tưởng, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, trang thiết bị cũng mạnh hơn rất nhiều lần, nên với những chương trình được thực hiện trong trường quay chắc chắn không thể đem lại hiệu quả như phiên bản gốc. Còn với những phiên bản đòi hỏi các cảnh quay ngoại cảnh, nếu chưa có khả năng làm tốt, vì sao phải cố?
THTT cũng không chỉ gói gọn trong mô típ các cuộc thi tìm kiếm tài năng, mà còn là những chương trình “bám đuôi” một hoặc một nhóm nhân vật chính được khán giả quan tâm, ví dụ như The Simple Life, Jersey Shore, Keeping Up with the Kardashians, The Hills… Những dạng chương trình theo dạng này cũng chắc chắn chưa thể thực hiện được, nhất là đối với quan niệm sống khép kín của người Á Đông. Và nói thẳng ra là tại Việt Nam cũng chưa có nhân vật nào đủ độ nóng để kéo chân khán giả ngồi theo dõi hôm nay họ đi làm tóc ở đâu, hay cãi nhau với chồng như thế nào. Nếu nhìn dưới một góc độ tích cực, những chương trình đã và đang được phát sóng tại Việt Nam là món ăn tinh thần không thể thiếu và ít nhiều giúp khán giả tiếp cận gần hơn với nền giải trí thế giới, nhưng thực tế, nó này lại đang được nhìn dưới đôi mắt khắt khe và thiếu cảm thông
Nếu chưa có khả năng làm tốt, vì sao phải cố?
Cũng với câu hỏi THTT tại Việt Nam là “thật hay diễn?”, người xem cũng nên nhận định rõ rằng không có chương trình THTT nào hoàn toàn là thật. Tất cả những tình huống, tranh cãi, phản ứng và cả cá tính của thí sinh đều có thể bị "chạm tay" vào dưới nhiều góc độ, để tạo nên kịch tính và sự hấp dẫn. Trong chương trình MasterChef của Mỹ mùa thứ 2, khán giả nhiều dịp chứng kiến thí sinh Christian nổi đóa. Cá tính của anh được khắc họa rõ là một người hiếu chiến, nóng nảy và thường ganh tỵ với thí sinh khác. Nhưng sau khi chương trình kết thúc, một thí sinh khác đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng, sau máy quay, Christian là một người rất gần gũi và dễ thương. Tất cả những gì khán giả xe được chỉ do cách cắt xén của nhà sản xuất. Mới đây, thí sinh Alisha Bernhardt cũng lên tiếng chỉ trích chương trình American Idol vì đã cố tình điều chỉnh các cảnh quay để biến cô trở thành một kẻ “to mồm và xấu tính”. Nói vậy để biết, THTT trước giờ vẫn phải có sự can thiệp của biên tập để tạo nên các tình huống hấp dẫn hơn cho chương trình. Tất nhiên là can thiệp trên chất liệu có sẵn chứ không hề có trường hợp đưa thí sinh vào bẫy. Chẳng hạn, nếu Christian không xưng xỉa, không đạp bàn đạp ghế thì nhà đài có đi đằng trời cũng không làm cách nào biến anh thành một kẻ suốt ngày nhăn nhó. Alisha nếu không ép các thành viên trong nhóm hát theo ý của mình, liệu cô có trở thành nạn nhân bị khán giả "ném đá"? Thử hỏi nếu không cắt xén và biên tập lại, liệu khán giả có chịu xem một chương trình dài lê thê và không có điểm nhấn?
Khán giả chán ngán với những trò lố của THTT? Đúng, nhưng cũng hỏi ngược lại, ai là người khơi nguồn đa số những scandal đó? Thời gian gần đây, người đó không ai khác chính là người xem với sự khó tính và soi mói một cách kinh khủng. Còn nhớ ca sĩ Siu Black từng được phen đau đầu vì bị nghi ngờ là dàn dựng kết quả trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo. Bắt nguồn từ một đoạn clip ghi lại thời điểm công bố kết quả trong đêm Bán kết, trong đó lời phát biểu được cho là của chị “Chọn áo đỏ đúng không?”được nghe thoáng qua, ngay lập tức đoạn clip này được truyền tay nhau một cách nhanh chóng kèm theo những điều nghi ngờ. Rồi trong Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ 2, giám khảo Khánh Thy cũng phải lên báo trần tình cô không hề có hiềm khích với Thủy Tiên, tất cả cũng bắt nguồn từ nhận xét của cư dân mạng.
Mới đây, sự việc của thí sinh Quỳnh Anh tại Vietnam’s Got Talent cũng là ví dụ điển hình cho sức mạnh của cư dân mạng. Ngay sau khi được đăng tải trên mạng, clip này đã nhận được nhiều sự chú ý, và ngay lập tức vấp phải sự phản đối của người xem. Nhiều comment thậm chí không có sự tôn trọng thí sinh và người nhà của họ, để rồi báo chí lập tức vào cuộc. Nhưng ngặt nỗi, không biết vì lý do gì nhiều tờ báo thay vì giữ vững lập trường, lại trở nên lăn tăn chạy theo ý kiến của cư dân mạng, lúc đả kích cách dạy con của bà Ngọ, lúc sau bà Ngọ lên báo giải bày thì các tờ báo này lại quay ngoắt lên tiếng chê trách BTC, cho rằng đơn vị này lại cố tình tạo scandal. Scandal nào ở đây khi người khơi màn lại là khán giả? Không góp phần giải quyết hay định hướng khán giả, những bài viết lại lại như đổ dầu vào lửa. Bây giờ, cứ nghe cụm từ “Cư dân mạng cho rằng…” chắc ai cũng phải rùng mình.
“Ngu mới làm giám khảo”.
Chuyện ban giám khảo của những chương trình này cũng là vấn đề được quan tâm và bàn luận. Chỉ xin nói đơn giản, với khán giả Việt, Siu Black xởi lởi thì bị nói là vô duyên, Lê Hoàng dám nghĩ dám làm thì bị cho là khó tính, thiếu tế nhị, Thúy Hạnh thường động viên thí sinh thì được gọi là nhạt như nước ốc, là không có chuyên môn. Với lối suy nghĩ như thế này, không biết đến bao giờ dân ta mới hài lòng và tìm ra một ban giám khảo vừa ý nhất. Tất nhiên, nếu người đảm nhiệm vị trí đó không còn phù hợp, BTC không thể làm ngơ, như trường hợp của Trần Tiến với Bước nhảy hoàn vũ, hay mới đây nhất là X-Factor US đã sai thải Paula Abdul vì cô không còn đủ sức lôi cuốn và hấp dẫn. Tóm lại, BTC đủ khả năng biết mình cần phải làm những gì, còn người xem nên ủng hộ lại quay sang phê phán rồi “chê cho bõ ghét”. Và cũng đừng quá đặt nặng vấn đề những BGK này không tự nhiên như nước ngoài, vì sự thật rành rành là chúng ta đã quá thua kém họ về kĩ năng ăn nói trước đám đông. Chỉ bấy nhiêu mới thấy lời của Lê Hoàng mới đúng làm sao: “Ngu mới làm giám khảo”.
Truyền hình thực tế tại Việt Nam vừa mới chỉ ở bước đầu chập chững, nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, thử thách và sự kỳ vọng từ người xem. Chỉ mong khán giả có cái nhìn thực tế và công bằng hơn với những người đang góp phần làm mới truyền hình Việt Nam. Vì sao cứ mãi so sánh, khi sự so sánh đó là vô lý? Vì sao cứ phải chê bai khi đó là sự cố gắng? Đúng là chê lúc nào cũng dễ hơn khen!
(Zing) - Hơn một năm trở lại đây, các show truyền hình thực tế tại Việt Nam bỗng dưng bị khán giả nhìn với con mắt coi thường và nghĩ xấu. Nhưng liệu họ có đáng bị như thế?
Lần đầu xuất hiện vào năm 2006 với chương trình Phụ nữ thế kỉ 21, đến nay , truyền hình thực tế (THTT) đã trở thành cụm từ quá quen thuộc tại Việt Nam. Trong vòng 6 năm, không dưới 5 chương trình lớn của nước ngoài đã được các công ty truyền thông mua bản quyền và tiến hành Việt hóa, trong đó phải kể đến một vài phiên bản đã thu hút được lượng lớn sự quan tâm của khán giả như Vietnam Idol (Pop Idol), Bước nhảy hoàn vũ (Dancing with the star), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Vietnam’s Got Talent (Got Talent), Vietnam’s Next Top Model (America's Next Top Model)…
Tính theo đầu số đếm, nếu so với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, số lượng chương trình đã được mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam không hề thấm thía. Các chương trình trên cũng đều rất nổi tiếng, được mua bản quyền tại nhiều quốc gia trên thế giới, chứng tỏ mức độ hấp dẫn không hề thấp. Vậy điều gì đã khiến không ít người xem nhìn nhận rằng họ đang có cảm giác bội thực?
THTT Việt đang bị đối xử bất công?
Trước tiên, cần xác nhận nhận định trên trên không hề sai. Từ năm ngoái, các chương trình THTT đã nối đuôi nhau phong tỏa sóng truyền hình, bắt đầu là Bước nhảy hoàn vũ, đến Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Next Top Model và thời điểm hiện tại là Vietnam’s Got Talent, chưa kể đến các chương trình khác với quy mô nhỏ hơn khác. Một năm 12 tháng, trong đó mỗi chương trình kéo dài không dưới 3 tháng, rõ ràng với bốn chương trình trên khiến người xem thậm chí không có được giây phút "nghỉ ngơi".
Bênh cạnh đó, đa số các chương trình THTT được quan tâm hiện nay chủ yếu xoay quanh 2 mô típ: tìm kiếm tài năng (dành cho người thường) và thể hiện tài năng (dành cho người nổi tiếng), hay nói nôm na là biểu diễn và được giám khảo đánh giá, nên dù khác nhau về tên gọi và nội dung, những chương trình trên ít nhiều tạo cho người xem cảm giác như đang phải ăn hai món ăn na ná nhau. Ngoài Vietnam’s Next Top Model là chương trình dành riêng cho ngành thời trang, thì các cuộc thi còn lại đều khai thác theo hướng tài năng âm nhạc và khiêu vũ. Vietnam’s Got Talent dù là sân chơi cho tất cả các dạng tài năng, nhưng chủ yếu các tiết mục đáng chú ý cũng đều xoay quanh hai thể loại này. Trong khi đó, nước ngoài đã thực hiện những chương trình THTT xung quanh công việc của nhà thiết kế (Project Runway), đầu bếp (MasterChef, Hell’s Kitchen), nhân viên văn phòng (The Apprentice), nghệ sĩ hóa trang (Face off)…
Trở về với Việt Nam, nhiều người xem cho rằng THTT đã bị bão hòa vì có quá nhiều chương trình giống nhau, rồi bắt đầu đưa ra so sánh vì sao các công ty truyền thông không làm được những phiên bản hấp dẫn và phong phú như nước ngoài. Liệu có ai biết đây là một sự so sánh quá khập khiễng? Thứ nhất, THTT nước ngoài đã đi trước ta hơn 20 năm. Ý tưởng, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, trang thiết bị cũng mạnh hơn rất nhiều lần, nên với những chương trình được thực hiện trong trường quay chắc chắn không thể đem lại hiệu quả như phiên bản gốc. Còn với những phiên bản đòi hỏi các cảnh quay ngoại cảnh, nếu chưa có khả năng làm tốt, vì sao phải cố?
THTT cũng không chỉ gói gọn trong mô típ các cuộc thi tìm kiếm tài năng, mà còn là những chương trình “bám đuôi” một hoặc một nhóm nhân vật chính được khán giả quan tâm, ví dụ như The Simple Life, Jersey Shore, Keeping Up with the Kardashians, The Hills… Những dạng chương trình theo dạng này cũng chắc chắn chưa thể thực hiện được, nhất là đối với quan niệm sống khép kín của người Á Đông. Và nói thẳng ra là tại Việt Nam cũng chưa có nhân vật nào đủ độ nóng để kéo chân khán giả ngồi theo dõi hôm nay họ đi làm tóc ở đâu, hay cãi nhau với chồng như thế nào. Nếu nhìn dưới một góc độ tích cực, những chương trình đã và đang được phát sóng tại Việt Nam là món ăn tinh thần không thể thiếu và ít nhiều giúp khán giả tiếp cận gần hơn với nền giải trí thế giới, nhưng thực tế, nó này lại đang được nhìn dưới đôi mắt khắt khe và thiếu cảm thông
Nếu chưa có khả năng làm tốt, vì sao phải cố?
Cũng với câu hỏi THTT tại Việt Nam là “thật hay diễn?”, người xem cũng nên nhận định rõ rằng không có chương trình THTT nào hoàn toàn là thật. Tất cả những tình huống, tranh cãi, phản ứng và cả cá tính của thí sinh đều có thể bị "chạm tay" vào dưới nhiều góc độ, để tạo nên kịch tính và sự hấp dẫn. Trong chương trình MasterChef của Mỹ mùa thứ 2, khán giả nhiều dịp chứng kiến thí sinh Christian nổi đóa. Cá tính của anh được khắc họa rõ là một người hiếu chiến, nóng nảy và thường ganh tỵ với thí sinh khác. Nhưng sau khi chương trình kết thúc, một thí sinh khác đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng, sau máy quay, Christian là một người rất gần gũi và dễ thương. Tất cả những gì khán giả xe được chỉ do cách cắt xén của nhà sản xuất. Mới đây, thí sinh Alisha Bernhardt cũng lên tiếng chỉ trích chương trình American Idol vì đã cố tình điều chỉnh các cảnh quay để biến cô trở thành một kẻ “to mồm và xấu tính”. Nói vậy để biết, THTT trước giờ vẫn phải có sự can thiệp của biên tập để tạo nên các tình huống hấp dẫn hơn cho chương trình. Tất nhiên là can thiệp trên chất liệu có sẵn chứ không hề có trường hợp đưa thí sinh vào bẫy. Chẳng hạn, nếu Christian không xưng xỉa, không đạp bàn đạp ghế thì nhà đài có đi đằng trời cũng không làm cách nào biến anh thành một kẻ suốt ngày nhăn nhó. Alisha nếu không ép các thành viên trong nhóm hát theo ý của mình, liệu cô có trở thành nạn nhân bị khán giả "ném đá"? Thử hỏi nếu không cắt xén và biên tập lại, liệu khán giả có chịu xem một chương trình dài lê thê và không có điểm nhấn?
Khán giả chán ngán với những trò lố của THTT? Đúng, nhưng cũng hỏi ngược lại, ai là người khơi nguồn đa số những scandal đó? Thời gian gần đây, người đó không ai khác chính là người xem với sự khó tính và soi mói một cách kinh khủng. Còn nhớ ca sĩ Siu Black từng được phen đau đầu vì bị nghi ngờ là dàn dựng kết quả trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo. Bắt nguồn từ một đoạn clip ghi lại thời điểm công bố kết quả trong đêm Bán kết, trong đó lời phát biểu được cho là của chị “Chọn áo đỏ đúng không?”được nghe thoáng qua, ngay lập tức đoạn clip này được truyền tay nhau một cách nhanh chóng kèm theo những điều nghi ngờ. Rồi trong Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ 2, giám khảo Khánh Thy cũng phải lên báo trần tình cô không hề có hiềm khích với Thủy Tiên, tất cả cũng bắt nguồn từ nhận xét của cư dân mạng.
Mới đây, sự việc của thí sinh Quỳnh Anh tại Vietnam’s Got Talent cũng là ví dụ điển hình cho sức mạnh của cư dân mạng. Ngay sau khi được đăng tải trên mạng, clip này đã nhận được nhiều sự chú ý, và ngay lập tức vấp phải sự phản đối của người xem. Nhiều comment thậm chí không có sự tôn trọng thí sinh và người nhà của họ, để rồi báo chí lập tức vào cuộc. Nhưng ngặt nỗi, không biết vì lý do gì nhiều tờ báo thay vì giữ vững lập trường, lại trở nên lăn tăn chạy theo ý kiến của cư dân mạng, lúc đả kích cách dạy con của bà Ngọ, lúc sau bà Ngọ lên báo giải bày thì các tờ báo này lại quay ngoắt lên tiếng chê trách BTC, cho rằng đơn vị này lại cố tình tạo scandal. Scandal nào ở đây khi người khơi màn lại là khán giả? Không góp phần giải quyết hay định hướng khán giả, những bài viết lại lại như đổ dầu vào lửa. Bây giờ, cứ nghe cụm từ “Cư dân mạng cho rằng…” chắc ai cũng phải rùng mình.
“Ngu mới làm giám khảo”.
Chuyện ban giám khảo của những chương trình này cũng là vấn đề được quan tâm và bàn luận. Chỉ xin nói đơn giản, với khán giả Việt, Siu Black xởi lởi thì bị nói là vô duyên, Lê Hoàng dám nghĩ dám làm thì bị cho là khó tính, thiếu tế nhị, Thúy Hạnh thường động viên thí sinh thì được gọi là nhạt như nước ốc, là không có chuyên môn. Với lối suy nghĩ như thế này, không biết đến bao giờ dân ta mới hài lòng và tìm ra một ban giám khảo vừa ý nhất. Tất nhiên, nếu người đảm nhiệm vị trí đó không còn phù hợp, BTC không thể làm ngơ, như trường hợp của Trần Tiến với Bước nhảy hoàn vũ, hay mới đây nhất là X-Factor US đã sai thải Paula Abdul vì cô không còn đủ sức lôi cuốn và hấp dẫn. Tóm lại, BTC đủ khả năng biết mình cần phải làm những gì, còn người xem nên ủng hộ lại quay sang phê phán rồi “chê cho bõ ghét”. Và cũng đừng quá đặt nặng vấn đề những BGK này không tự nhiên như nước ngoài, vì sự thật rành rành là chúng ta đã quá thua kém họ về kĩ năng ăn nói trước đám đông. Chỉ bấy nhiêu mới thấy lời của Lê Hoàng mới đúng làm sao: “Ngu mới làm giám khảo”.
Truyền hình thực tế tại Việt Nam vừa mới chỉ ở bước đầu chập chững, nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, thử thách và sự kỳ vọng từ người xem. Chỉ mong khán giả có cái nhìn thực tế và công bằng hơn với những người đang góp phần làm mới truyền hình Việt Nam. Vì sao cứ mãi so sánh, khi sự so sánh đó là vô lý? Vì sao cứ phải chê bai khi đó là sự cố gắng? Đúng là chê lúc nào cũng dễ hơn khen!