Người nhạc sĩ của "Tàn phai" chia sẻ về nghề giáo - công việc mà anh đã bỏ lại sau lưng để đến với âm nhạc và những cuộc tình đã qua.
Nhạc sĩ Quốc Bảo
“Mười một tháng sau khi tôi ra đời, bố mất. Cái tang bố đẩy mẹ vào trạng thái trầm cảm dữ dội. Ngay sau đó, những hiềm khích xảy ra giữa mẹ và thím tôi, chị em dâu không hợp tính, không sống gần nhau được. Mẹ tôi cắn răng xin phép gia đình chồng ra ở riêng. Gia đình riêng gồm có mẹ, tôi, bà ngoại và cậu. Mẹ thuê một căn nhà lụp xụp ở đường Tôn Thất Hiệp, từ nhà thờ Thăng Long đi bộ mấy bước là tới. Tôi bập bẹ những tiếng nói đầu đời…” (Quốc Bảo, tr.10, Ấu thơ, Thị dân, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 2010).
- Trưởng thành trong hoàn cảnh vật chất khó khăn, thiếu thốn tình cảm gia đình, anh đã sống và vượt qua chúng như thế nào?
- Tôi thiếu tình cảm của bố, nhưng có mẹ và bà ngoại thương yêu. Những người bạn của mẹ tôi và gia đình bên nội cũng rất thương quý. Còn vật chất khó khăn thì khi còn bé mình cũng chẳng để ý lắm. Tôi chỉ thực sự thấy buồn vì nhà nghèo từ khi biết nghĩ, vào tuổi thiếu niên. Song lúc đó thì còn đầy lòng tin vào đời nên hẳn nhờ vậy, vẫn sống được.
- Những kỷ niệm ấu thơ nào lắng đọng trong anh để không thể nào quên?
- Một ngôi nhà nhỏ lúc nào cũng vang tiếng mẹ tôi dạy tư đám học trò tiểu học. Bóng dáng cao gầy, thong thả của bà ngoại tôi. Những món đồ chơi, những cuốn sách tôi được tặng khi ốm đau. Những bát thạch, những đĩa bánh flan vào ngày sinh nhật. Những buổi tối rảnh rỗi nằm bò đánh cờ tướng một mình rồi ngủ thiếp đi. Những ngày mưa ngập nhà.
- Vì sao anh quyết định thi và trở thành sinh viên trường Sư phạm?
- Vốn dĩ tôi không thích nghề giáo, vì lười nhai lại kiến thức. Mẹ tôi thì thích, tất nhiên. Tôi thi vào khoa Nhạc trường Sư phạm sau hai năm không đỗ được đại học do lý lịch. Tôi cần một chỗ trú chân, một điểm trú an toàn và tất nhiên, cũng thú vị. May mắn là kỳ thi tuyển năm 1985 diễn ra muộn hơn lịch thi đại học toàn quốc đến hai tháng, tôi đã có giấy báo vào hai trường Trung học Sư phạm và Kỹ thuật Cao Thắng rồi (nguyện vọng 2 nếu trượt đại học), đã đến tập trung nghe nội quy rồi, thì bên Khoa Nhạc mới chiêu sinh.
- Vậy điều gì đã thôi thúc anh sáng tác khi còn là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm?
- Tôi tập trung học hòa âm, phối khí, tập đàn và viết nhạc không lời suốt ba năm ở Cao đẳng, vì đó là các kỹ năng quan trọng số một cho người làm nhạc. Viết ca khúc chỉ là phụ thôi.
- Vì sao anh thôi nghề dạy học và trở thành nhạc sĩ như hiện nay? Điều gì đã tác động đến anh để thay đổi con đường đi của mình?
- Tôi dạy 10 năm từ năm 1990 đến 2000, thế là nhiều quá rồi ấy chứ. Thật ra không phải tôi chán ghét nghề dạy học đâu; những năm đầu mới làm giảng viên, tôi yêu nghề lắm, thương quý học trò vô cùng. Nhiều sinh viên giỏi, chăm, thông minh, có tố chất. Tôi dạy ngoài giờ, dạy thêm, gắn bó với sinh viên lắm. Nhưng từ khoảng 1998 về sau, lớp sinh viên sau không được như trước, họ học nhiều trường, qua quýt, cưỡi ngựa xem hoa. Tôi nản dần. Không khí sinh hoạt đồng nghiệp ở Khoa cũng có vấn đề, bạn biết đấy, ở đâu chả có đấu đá ganh ghét. Tôi nghĩ, việc quái gì mình phải mất thì giờ đối phó thù trong giặc ngoài ở cái chốn này, nơi lẽ ra phải hết sức lành mạnh sạch sẽ. Nên đến 2000 tôi đâm đơn nghỉ việc.
- Thời gian đầu trên chặng đường sáng tác, anh có kiếm được tiền, qua đó sống bằng chính số tiền đó bằng các ca khúc của mình không?
- Khi đồng lương giảng viên thấp, tôi làm nhiều nghề tay trái để sống và để học thêm. Tôi làm người trình bày bìa sách cho nhà xuất bản, thiết kế hộp đèn quảng cáo, kẻ nhạc thuê để in, viết báo, dạy đàn, tham gia các công việc phòng thu và chơi guitar. Lúc đó tôi không sống được bằng ca khúc, vì gần 100 bài tôi viết từ 1989 đến 1998 cứ nằm trong ngăn kéo, ai trả tác quyền mà sống! Năm 1998 tôi chính thức làm công việc producer (biên tập, hòa âm cho các CD) và mới phổ biến nhỏ giọt các ca khúc của mình. Mãi tận bây giờ, tôi mới có một khoản thu nhập “trời cho” là tác quyền hàng năm do Trung tâm Bản quyền của anh Phó Đức Phương trả. Nếu không phải nuôi con, chăm sóc gia đình, thì số tiền ấy hàng năm đủ cho tôi sống tàm tạm.
- Khi nào anh biết mình bắt đầu… nổi tiếng?
- Tôi có chút tiếng lúc làm báo Tuổi trẻ (1996 - 1999). Giới văn nghệ cũng chỉ biết tôi làm báo, thỉnh thoảng có đi nói chuyện nơi nọ nơi kia về nhạc trẻ ngoại quốc. Năm 1998, tôi có Em về tinh khôi được xếp hạng cao trên Làn sóng xanh. Năm sau đó, tôi được công chúng chú ý.
- Anh có tiêu chí gì khi lựa chọn ca sĩ để hát các ca khúc của mình?
- Thoạt đầu, ca khúc có trước (những ca khúc tôi đã viết và cất ngăn kéo), thì tôi chọn giọng hát mà tôi nghĩ phù hợp với chúng. Sau đó thì tôi viết đo ni giọng ca, để bài hát thực sự là CỦA một người cụ thể, gắn chặt với người ấy. Tôi thích những giọng hát lạnh, bình thản.
- Anh đã đem lòng yêu ca sĩ của mình bao giờ chưa?
- Có một số trường hợp!
- Cụ thể hơn được không?
- Nhiều mẩu chuyện tình yêu, tình bạn, gia đình đã được tôi kể rải rác đây đó trong các tản văn. Có thể còn một ít nữa, mà tôi chưa kể, vì kể ở lúc/ở chỗ không thích hợp như báo chí hay đem lại những ép phê âm tính. Những người đọc xấu tính thích chẻ hoe, trích dẫn ngoài ngữ cảnh, làm sai lạc hết ý tôi. Giang hồ hiểm ác mà! Tôi lại không bao giờ muốn người thân, bè bạn hay những người tôi yêu phải liên lụy. Một lúc nào đó thuận tiện, chẳng hạn khi viết hồi ký, tôi sẽ kể thêm.
- Anh yêu từ năm 14 tuổi cho đến nay, hẳn anh đã trải qua nhiều mối tình? Kỷ niệm nào anh giữ lại được?
- Tôi không quên điều gì cả. Không quên cả những chuyện lặt vặt. Ký ức, khi nó đã đủ cũ, thì rất quý. Nó chỉ làm đau khi còn mới.
- Vì sao những cô gái mười tám, đôi mươi thường làm anh rung động?
- Có hai lý do, một là sự tươi mới của họ. Hai, quan trọng hơn nhiều, là vì họ không có quá khứ phải mang vác.
- Tình yêu đã chắp cánh cho ca khúc/cảm xúc của anh như thế nào?
- Khi không có tình yêu, hoặc khi bị trơ lỳ trong tình cảm, tôi không viết được gì cả. Tình yêu là nguồn năng lượng tối cần thiết.
- Tình yêu đã lấy đi của anh điều gì và mang lại cho anh những gì?
- Tình yêu cho tôi một đời sống thực sự là đời sống, với đầy đủ cung bậc hạnh phúc và đau khổ. Nó hại tôi khi đem đến những đêm mất ngủ và những ngày đắng miệng.
- Anh có khi nào thất tình? Anh vượt qua điều ấy như thế nào?
- Có. Đôi lần. Tôi vượt qua bằng cách... không thất tình nữa.
- Anh có bắt đầu một quan hệ mới khi tim còn đang đau?
- Có lẽ không, vâng, thường là không. Tôi không chủ định tìm một kẻ thay thế, một liều thuốc giảm đau. Phần vì nó sẽ không bền, phần khác vì tôi thấy làm vậy là tổn thương người mới.
- Với người anh yêu, anh có nghĩ người đó cũng nằm trong phạm trù gia đình?
- Tôi coi người yêu như người thân. Thân thiết, thân thuộc, thân mật, thân ái. Vâng, một nét nào đó giống như người trong gia đình.
Nhạc sĩ Quốc Bảo
“Mười một tháng sau khi tôi ra đời, bố mất. Cái tang bố đẩy mẹ vào trạng thái trầm cảm dữ dội. Ngay sau đó, những hiềm khích xảy ra giữa mẹ và thím tôi, chị em dâu không hợp tính, không sống gần nhau được. Mẹ tôi cắn răng xin phép gia đình chồng ra ở riêng. Gia đình riêng gồm có mẹ, tôi, bà ngoại và cậu. Mẹ thuê một căn nhà lụp xụp ở đường Tôn Thất Hiệp, từ nhà thờ Thăng Long đi bộ mấy bước là tới. Tôi bập bẹ những tiếng nói đầu đời…” (Quốc Bảo, tr.10, Ấu thơ, Thị dân, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 2010).
- Trưởng thành trong hoàn cảnh vật chất khó khăn, thiếu thốn tình cảm gia đình, anh đã sống và vượt qua chúng như thế nào?
- Tôi thiếu tình cảm của bố, nhưng có mẹ và bà ngoại thương yêu. Những người bạn của mẹ tôi và gia đình bên nội cũng rất thương quý. Còn vật chất khó khăn thì khi còn bé mình cũng chẳng để ý lắm. Tôi chỉ thực sự thấy buồn vì nhà nghèo từ khi biết nghĩ, vào tuổi thiếu niên. Song lúc đó thì còn đầy lòng tin vào đời nên hẳn nhờ vậy, vẫn sống được.
- Những kỷ niệm ấu thơ nào lắng đọng trong anh để không thể nào quên?
- Một ngôi nhà nhỏ lúc nào cũng vang tiếng mẹ tôi dạy tư đám học trò tiểu học. Bóng dáng cao gầy, thong thả của bà ngoại tôi. Những món đồ chơi, những cuốn sách tôi được tặng khi ốm đau. Những bát thạch, những đĩa bánh flan vào ngày sinh nhật. Những buổi tối rảnh rỗi nằm bò đánh cờ tướng một mình rồi ngủ thiếp đi. Những ngày mưa ngập nhà.
- Vì sao anh quyết định thi và trở thành sinh viên trường Sư phạm?
- Vốn dĩ tôi không thích nghề giáo, vì lười nhai lại kiến thức. Mẹ tôi thì thích, tất nhiên. Tôi thi vào khoa Nhạc trường Sư phạm sau hai năm không đỗ được đại học do lý lịch. Tôi cần một chỗ trú chân, một điểm trú an toàn và tất nhiên, cũng thú vị. May mắn là kỳ thi tuyển năm 1985 diễn ra muộn hơn lịch thi đại học toàn quốc đến hai tháng, tôi đã có giấy báo vào hai trường Trung học Sư phạm và Kỹ thuật Cao Thắng rồi (nguyện vọng 2 nếu trượt đại học), đã đến tập trung nghe nội quy rồi, thì bên Khoa Nhạc mới chiêu sinh.
- Vậy điều gì đã thôi thúc anh sáng tác khi còn là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm?
- Tôi tập trung học hòa âm, phối khí, tập đàn và viết nhạc không lời suốt ba năm ở Cao đẳng, vì đó là các kỹ năng quan trọng số một cho người làm nhạc. Viết ca khúc chỉ là phụ thôi.
- Vì sao anh thôi nghề dạy học và trở thành nhạc sĩ như hiện nay? Điều gì đã tác động đến anh để thay đổi con đường đi của mình?
- Tôi dạy 10 năm từ năm 1990 đến 2000, thế là nhiều quá rồi ấy chứ. Thật ra không phải tôi chán ghét nghề dạy học đâu; những năm đầu mới làm giảng viên, tôi yêu nghề lắm, thương quý học trò vô cùng. Nhiều sinh viên giỏi, chăm, thông minh, có tố chất. Tôi dạy ngoài giờ, dạy thêm, gắn bó với sinh viên lắm. Nhưng từ khoảng 1998 về sau, lớp sinh viên sau không được như trước, họ học nhiều trường, qua quýt, cưỡi ngựa xem hoa. Tôi nản dần. Không khí sinh hoạt đồng nghiệp ở Khoa cũng có vấn đề, bạn biết đấy, ở đâu chả có đấu đá ganh ghét. Tôi nghĩ, việc quái gì mình phải mất thì giờ đối phó thù trong giặc ngoài ở cái chốn này, nơi lẽ ra phải hết sức lành mạnh sạch sẽ. Nên đến 2000 tôi đâm đơn nghỉ việc.
- Thời gian đầu trên chặng đường sáng tác, anh có kiếm được tiền, qua đó sống bằng chính số tiền đó bằng các ca khúc của mình không?
- Khi đồng lương giảng viên thấp, tôi làm nhiều nghề tay trái để sống và để học thêm. Tôi làm người trình bày bìa sách cho nhà xuất bản, thiết kế hộp đèn quảng cáo, kẻ nhạc thuê để in, viết báo, dạy đàn, tham gia các công việc phòng thu và chơi guitar. Lúc đó tôi không sống được bằng ca khúc, vì gần 100 bài tôi viết từ 1989 đến 1998 cứ nằm trong ngăn kéo, ai trả tác quyền mà sống! Năm 1998 tôi chính thức làm công việc producer (biên tập, hòa âm cho các CD) và mới phổ biến nhỏ giọt các ca khúc của mình. Mãi tận bây giờ, tôi mới có một khoản thu nhập “trời cho” là tác quyền hàng năm do Trung tâm Bản quyền của anh Phó Đức Phương trả. Nếu không phải nuôi con, chăm sóc gia đình, thì số tiền ấy hàng năm đủ cho tôi sống tàm tạm.
- Khi nào anh biết mình bắt đầu… nổi tiếng?
- Tôi có chút tiếng lúc làm báo Tuổi trẻ (1996 - 1999). Giới văn nghệ cũng chỉ biết tôi làm báo, thỉnh thoảng có đi nói chuyện nơi nọ nơi kia về nhạc trẻ ngoại quốc. Năm 1998, tôi có Em về tinh khôi được xếp hạng cao trên Làn sóng xanh. Năm sau đó, tôi được công chúng chú ý.
- Anh có tiêu chí gì khi lựa chọn ca sĩ để hát các ca khúc của mình?
- Thoạt đầu, ca khúc có trước (những ca khúc tôi đã viết và cất ngăn kéo), thì tôi chọn giọng hát mà tôi nghĩ phù hợp với chúng. Sau đó thì tôi viết đo ni giọng ca, để bài hát thực sự là CỦA một người cụ thể, gắn chặt với người ấy. Tôi thích những giọng hát lạnh, bình thản.
- Anh đã đem lòng yêu ca sĩ của mình bao giờ chưa?
- Có một số trường hợp!
- Cụ thể hơn được không?
- Nhiều mẩu chuyện tình yêu, tình bạn, gia đình đã được tôi kể rải rác đây đó trong các tản văn. Có thể còn một ít nữa, mà tôi chưa kể, vì kể ở lúc/ở chỗ không thích hợp như báo chí hay đem lại những ép phê âm tính. Những người đọc xấu tính thích chẻ hoe, trích dẫn ngoài ngữ cảnh, làm sai lạc hết ý tôi. Giang hồ hiểm ác mà! Tôi lại không bao giờ muốn người thân, bè bạn hay những người tôi yêu phải liên lụy. Một lúc nào đó thuận tiện, chẳng hạn khi viết hồi ký, tôi sẽ kể thêm.
- Anh yêu từ năm 14 tuổi cho đến nay, hẳn anh đã trải qua nhiều mối tình? Kỷ niệm nào anh giữ lại được?
- Tôi không quên điều gì cả. Không quên cả những chuyện lặt vặt. Ký ức, khi nó đã đủ cũ, thì rất quý. Nó chỉ làm đau khi còn mới.
- Vì sao những cô gái mười tám, đôi mươi thường làm anh rung động?
- Có hai lý do, một là sự tươi mới của họ. Hai, quan trọng hơn nhiều, là vì họ không có quá khứ phải mang vác.
- Tình yêu đã chắp cánh cho ca khúc/cảm xúc của anh như thế nào?
- Khi không có tình yêu, hoặc khi bị trơ lỳ trong tình cảm, tôi không viết được gì cả. Tình yêu là nguồn năng lượng tối cần thiết.
- Tình yêu đã lấy đi của anh điều gì và mang lại cho anh những gì?
- Tình yêu cho tôi một đời sống thực sự là đời sống, với đầy đủ cung bậc hạnh phúc và đau khổ. Nó hại tôi khi đem đến những đêm mất ngủ và những ngày đắng miệng.
- Anh có khi nào thất tình? Anh vượt qua điều ấy như thế nào?
- Có. Đôi lần. Tôi vượt qua bằng cách... không thất tình nữa.
- Anh có bắt đầu một quan hệ mới khi tim còn đang đau?
- Có lẽ không, vâng, thường là không. Tôi không chủ định tìm một kẻ thay thế, một liều thuốc giảm đau. Phần vì nó sẽ không bền, phần khác vì tôi thấy làm vậy là tổn thương người mới.
- Với người anh yêu, anh có nghĩ người đó cũng nằm trong phạm trù gia đình?
- Tôi coi người yêu như người thân. Thân thiết, thân thuộc, thân mật, thân ái. Vâng, một nét nào đó giống như người trong gia đình.