Trước thời điểm tìm thấy xác nạn nhân khoảng 1 giờ đồng hồ, nhiều người buôn bán ở chợ đều thấy bà M. “ngật ngưỡng” xuất hiện, trong tư thế rất lạ lùng.
Biểu hiện bất thường trước khi chết
Ít ngày sau khi tin tức về cái bất thường của nữ chánh án Trần Thị M. được phát đi trên các phương tiện thông tin, chúng tôi đã có mặt tại xã Liêm Chung (TP. Phủ Lý, Hà Nam) để tìm hiểu rõ nguồn cơn sự việc. Cái chết bất ngờ của bà M. khi đang đương chức là người đứng cao nhất cấp TAND của một huyện đã dấy lên những nghi vấn trái chiều không chỉ gói gọn trong dư luận địa phương mà đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các khu vực lân cận.
Nhiều người dân địa phương đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình quanh cái chết của bà M.. Họ nói rằng, bà M. là một chánh án rất công tâm và có uy tín, được nhiều người dân nể phục. Trong quá trình xử án của mình, bà đã không ít lần va chạm với các đối tượng “có số má”. Thậm chí có cả các băng nhóm buôn bán “hàng nóng”, ma túy… Chính vì vậy họ không loại trừ khả năng bà chết do bị trả thù.
Chị Tâm, một người dân có mặt tại hiện trường kể lại: “Sáng sớm ngày 22/5, trên đường đi làm ruộng, một người dân trong thôn 1, xã Liêm Chung, TP. Phủ Lý, Hà Nam tình cờ phát hiện xác chết cạnh ruộng lúa. Nghe tiếng hô hào của người này, tôi vội chạy ra, khi tiến lại gần, tôi vô cùng kinh hãi khi nhận ra tử thi chính bà Trần Thị M. (SN 1963). Bà M chết trong tình trạng nằm ngửa trên bờ ngòi giữa ruộng, cạnh bụi tre, cách nghĩa trang xã Liêm Chung chừng 50m, người có nhiều vết bầm tím, miệng ngậm chặt vạt áo mưa đang mặc"
Hiện trường nơi phát hiện xác bà M. nằm chết
Cũng là người có mặt tại hiện trường rất sớm, bác Lịch (1957) một người dân sinh sống gần khu nghĩa trang đã không quản ngại con đường bờ mương trơn trượt dẫn chúng tôi ra tận hiện trường án mạng rồi cho biết: “Đêm 21, rạng sáng 22, trời mưa khá to, tuy nhiên sáng ra cũng tạnh ráo nhưng con đường này vẫn vô cùng trơn trượt. Đường ở đây bẩn, cỏ mọc tứ tưng, từ trước đến nay tôi chưa thấy ai tập thể dục ở đây và cũng chưa bao giờ thấy cô M. tập thể dục ở đây. Bình thường buổi sáng tôi chỉ thấy cô ấy đi ra chợ cóc gần nghĩa trang mua đồ ăn thôi”.
Được biết, chợ cóc nói trên là chợ tạm, họp từ khoảng 6h đến 8h sáng mỗi ngày và bà M là khách quen của chợ. Trước thời điểm tìm thấy xác nạn nhân khoảng 1 giờ đồng hồ, bác Lịch và nhiều tiểu thương buôn bán ở chợ đều thấy bà M. “ngật ngưỡng” xuất hiện, trong tư thế rất lạ lùng.
“Cô ấy đi băng qua quốc lộ 21B (từ nhà bà M. đến chợ phải băng qua con đường này - PV) nhưng có vẻ không được tỉnh táo lắm. Dáng đi lảo đảo và mất phương hướng như người say thuốc, cô ấy còn suýt bị ô tô cán phải. Người lái xe còn bực mình chửi thề toáng lên giữa đường. Sau đó bà ấy đi về phía nghĩa trang nên chúng tôi không ai để ý nữa. Khi có người thông báo nhìn thấy xác người bên bờ ruộng tôi cũng chạy tới và ngay lập tức thông báo cho lực lượng công an xã”, bác Lịch kể lại.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Thảo, công an xã Liêm Chung, người có mặt sớm nhất tại hiện trường xác nhận: “Bà M. nằm chết trong tư thế nằm ngửa, miệng ngậm chặt chiếc áo mưa màu xanh thẫm, bên cạnh vẫn còn chiếc túi nhỏ đựng tiền màu nâu, chân đi dép. Xung quanh khu vực bà M. nằm không có những dấu hiệu lạ, chỉ có mấy bước chân nghi chính là của bà M. Rất có thể do loạng choạng nên bà M. đã đi xuống đó”. Về tình tiết chiếc áo mưa, ông Thảo cho biết: “Chiếc áo mưa bà M mặc là loại có cả quần lẫn áo, bà M. chỉ mặc áo. Vạt áo mưa được bà ngậm chặt đến nỗi khi chúng tôi thử dùng tay kéo ra nhưng không được, nó dính rất chặt trong miệng bà ấy”.
Khó có chuyện tự tử
Chứng kiến vụ việc, hầu hết những người dân dù không ai dám chắc chắn 100%, nhưng đều quả quyết bà M. nếu không bị giết, cũng chẳng có lý do để tự tử bởi gia đình bà đang rất đầm ấm, là niềm mơ ước của cả thôn xóm. Hơn thế nữa, bà cũng đang có một vị trí được trọng vọng ngoài xã hội. Thế nhưng, với những gì đã chứng kiến lúc bà lảo đảo sang đường, có vẻ bà đã tự chết.
Ông Lại Văn Thọ trưởng thôn 1, vừa là họ hàng của bà M., lại vừa là người quản lý về mặt hành chính, buồn bã khẳng định: “Cô M. mới lên chức Chánh án TAND huyện Thanh Liêm khoảng hơn 1 năm nay sau thời gian dài làm cấp phó. Về mặt gia đình, chồng cô M. làm ở hội thuốc Đông y của thành phố, thu nhập ổn định, hiền lành, gia đình nề nếp gia giáo. Hai con của cô cũng đều là sinh viên đại học ở Hà Nội, ngoan ngoãn lễ phép. Nếu bảo cô ấy tự tử, chúng tôi quả thực không tìm được lý do”.
Về quan hệ hàng xóm láng giềng, ông Thọ cũng cho biết, bà M. là người tốt, có lối sống rất chan hòa với người dân địa phương. Ông Thọ cũng loại trừ hết các khả năng nợ lần của bà M. với tư cách là người họ hàng, ông cũng không tin bà M liên quan đến đường dây tín dụng đen bởi ở địa phương ông quản lý trước đến nay chưa từng có “động tĩnh” gì về vấn đề này. Ông Thọ cũng khẳng định thêm, bà M. hoàn toàn bình thường, kể cả trước khi chết 1 vài ngày, bà chưa từng xuất hiện dấu hiệu của bệnh thần kinh, trầm cảm hay biểu hiện bệnh lý nào đó tương tự.
Về nơi bà M. làm việc, trao đổi với PV phó Chánh án TAND huyện Thanh Liêm, bà Trần Thị Hoa cho biết thời gian gần đây, tại TAND huyện Thanh Liêm không có vụ án nào căng thẳng hoặc có dấu hiệu bất thường. “Chiều hôm trước gặp tôi, chị M. vẫn nói chuyện vui vẻ, chỉ thấy than phiền là hồi này không được khỏe, hôm nào rảnh sẽ đi khám thôi”, bà Hoa nói. Về người lãnh đạo xấu số của mình, bà Hoa khẳng định: “chị M. là người đứng đắn, nghiêm túc, nghiệp vụ vững vàng nên anh chị em trong cơ quan rất tin tưởng. Cái chết của chị là một tổn thất lớn đối với chúng tôi”.
Để làm rõ vụ việc, chúng tôi đã cố gắng liên hệ và tìm gặp được gia đình của bà M. Ngồi tiếp PV, ông Lại Ngọc Tư (chồng bà M.) chia sẻ: “Quả thực đây là một sự việc quá đau lòng với gia đình và dòng họ. Tôi không thể ngờ được rằng vợ tôi lại mất trong hoàn cảnh đau thương và bất ngờ như thế”.
Về cái chết của bà M., ông Tư kể lại: “Khoảng 2h hôm ấy (đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22/5), vợ tôi kêu khó ngủ nên có lấy 2 viên thuốc an thần để uống, sau đó lên giường. Tôi cũng ngủ ngay sau đó. Đến 5h sáng, tôi tỉnh dậy đã không thấy vợ đâu, thấy dép và chiếc túi nhỏ đựng tiền không có trong nhà nên ngỡ rằng cô ấy đi tập thể dục rồi đi chợ như mọi khi. Mãi sau, khi nhận được điện thoại, chạy ra thì mới biết vợ mình đã mất”.
Về những biểu hiện của bà M. những ngày gần đây, ông Tư cho biết: “Bà nhà tôi hoàn toàn bình thường. Đặc biệt là trong công việc, chưa bao giờ thấy bà ấy than phiền nửa lời, bà ấy là người rất yêu nghề và hăng say với công việc. Việc vợ tôi uống 2 viên an thần là theo đơn điều trị của bác sĩ, đấy là thuốc được phát sau khi vợ tôi tham gia chữa trị tại một bệnh viện trên Hà Nội vào tháng 3 vừa rồi”.
Ngồi cạnh người anh rể trong buổi nói chuyện với chúng tôi, anh Trần Văn Hào (em ruột của bà M.) cũng không giấu được vẻ đau xót trước cái chết đột ngột của chị mình. Là người đại diện cho gia đình ký vào biên bản giám định pháp y, ông Hào cho biết: “Cơ quan công an cho biết lúc chết, trên cổ của chị M. bị quấn rất chặt bằng chính chiếc áo trong của chị ấy, toàn bộ vùng mặt có dấu hiệu phù nề, trên mu bàn tay phải có vết bầm tím. Giờ chúng tôi cũng chẳng biết làm gì khác ngoài chờ đợi kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng”.
Biểu hiện bất thường trước khi chết
Ít ngày sau khi tin tức về cái bất thường của nữ chánh án Trần Thị M. được phát đi trên các phương tiện thông tin, chúng tôi đã có mặt tại xã Liêm Chung (TP. Phủ Lý, Hà Nam) để tìm hiểu rõ nguồn cơn sự việc. Cái chết bất ngờ của bà M. khi đang đương chức là người đứng cao nhất cấp TAND của một huyện đã dấy lên những nghi vấn trái chiều không chỉ gói gọn trong dư luận địa phương mà đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các khu vực lân cận.
Nhiều người dân địa phương đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình quanh cái chết của bà M.. Họ nói rằng, bà M. là một chánh án rất công tâm và có uy tín, được nhiều người dân nể phục. Trong quá trình xử án của mình, bà đã không ít lần va chạm với các đối tượng “có số má”. Thậm chí có cả các băng nhóm buôn bán “hàng nóng”, ma túy… Chính vì vậy họ không loại trừ khả năng bà chết do bị trả thù.
Chị Tâm, một người dân có mặt tại hiện trường kể lại: “Sáng sớm ngày 22/5, trên đường đi làm ruộng, một người dân trong thôn 1, xã Liêm Chung, TP. Phủ Lý, Hà Nam tình cờ phát hiện xác chết cạnh ruộng lúa. Nghe tiếng hô hào của người này, tôi vội chạy ra, khi tiến lại gần, tôi vô cùng kinh hãi khi nhận ra tử thi chính bà Trần Thị M. (SN 1963). Bà M chết trong tình trạng nằm ngửa trên bờ ngòi giữa ruộng, cạnh bụi tre, cách nghĩa trang xã Liêm Chung chừng 50m, người có nhiều vết bầm tím, miệng ngậm chặt vạt áo mưa đang mặc"
Hiện trường nơi phát hiện xác bà M. nằm chết
Cũng là người có mặt tại hiện trường rất sớm, bác Lịch (1957) một người dân sinh sống gần khu nghĩa trang đã không quản ngại con đường bờ mương trơn trượt dẫn chúng tôi ra tận hiện trường án mạng rồi cho biết: “Đêm 21, rạng sáng 22, trời mưa khá to, tuy nhiên sáng ra cũng tạnh ráo nhưng con đường này vẫn vô cùng trơn trượt. Đường ở đây bẩn, cỏ mọc tứ tưng, từ trước đến nay tôi chưa thấy ai tập thể dục ở đây và cũng chưa bao giờ thấy cô M. tập thể dục ở đây. Bình thường buổi sáng tôi chỉ thấy cô ấy đi ra chợ cóc gần nghĩa trang mua đồ ăn thôi”.
Được biết, chợ cóc nói trên là chợ tạm, họp từ khoảng 6h đến 8h sáng mỗi ngày và bà M là khách quen của chợ. Trước thời điểm tìm thấy xác nạn nhân khoảng 1 giờ đồng hồ, bác Lịch và nhiều tiểu thương buôn bán ở chợ đều thấy bà M. “ngật ngưỡng” xuất hiện, trong tư thế rất lạ lùng.
“Cô ấy đi băng qua quốc lộ 21B (từ nhà bà M. đến chợ phải băng qua con đường này - PV) nhưng có vẻ không được tỉnh táo lắm. Dáng đi lảo đảo và mất phương hướng như người say thuốc, cô ấy còn suýt bị ô tô cán phải. Người lái xe còn bực mình chửi thề toáng lên giữa đường. Sau đó bà ấy đi về phía nghĩa trang nên chúng tôi không ai để ý nữa. Khi có người thông báo nhìn thấy xác người bên bờ ruộng tôi cũng chạy tới và ngay lập tức thông báo cho lực lượng công an xã”, bác Lịch kể lại.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Thảo, công an xã Liêm Chung, người có mặt sớm nhất tại hiện trường xác nhận: “Bà M. nằm chết trong tư thế nằm ngửa, miệng ngậm chặt chiếc áo mưa màu xanh thẫm, bên cạnh vẫn còn chiếc túi nhỏ đựng tiền màu nâu, chân đi dép. Xung quanh khu vực bà M. nằm không có những dấu hiệu lạ, chỉ có mấy bước chân nghi chính là của bà M. Rất có thể do loạng choạng nên bà M. đã đi xuống đó”. Về tình tiết chiếc áo mưa, ông Thảo cho biết: “Chiếc áo mưa bà M mặc là loại có cả quần lẫn áo, bà M. chỉ mặc áo. Vạt áo mưa được bà ngậm chặt đến nỗi khi chúng tôi thử dùng tay kéo ra nhưng không được, nó dính rất chặt trong miệng bà ấy”.
Khó có chuyện tự tử
Chứng kiến vụ việc, hầu hết những người dân dù không ai dám chắc chắn 100%, nhưng đều quả quyết bà M. nếu không bị giết, cũng chẳng có lý do để tự tử bởi gia đình bà đang rất đầm ấm, là niềm mơ ước của cả thôn xóm. Hơn thế nữa, bà cũng đang có một vị trí được trọng vọng ngoài xã hội. Thế nhưng, với những gì đã chứng kiến lúc bà lảo đảo sang đường, có vẻ bà đã tự chết.
Ông Lại Văn Thọ trưởng thôn 1, vừa là họ hàng của bà M., lại vừa là người quản lý về mặt hành chính, buồn bã khẳng định: “Cô M. mới lên chức Chánh án TAND huyện Thanh Liêm khoảng hơn 1 năm nay sau thời gian dài làm cấp phó. Về mặt gia đình, chồng cô M. làm ở hội thuốc Đông y của thành phố, thu nhập ổn định, hiền lành, gia đình nề nếp gia giáo. Hai con của cô cũng đều là sinh viên đại học ở Hà Nội, ngoan ngoãn lễ phép. Nếu bảo cô ấy tự tử, chúng tôi quả thực không tìm được lý do”.
Về quan hệ hàng xóm láng giềng, ông Thọ cũng cho biết, bà M. là người tốt, có lối sống rất chan hòa với người dân địa phương. Ông Thọ cũng loại trừ hết các khả năng nợ lần của bà M. với tư cách là người họ hàng, ông cũng không tin bà M liên quan đến đường dây tín dụng đen bởi ở địa phương ông quản lý trước đến nay chưa từng có “động tĩnh” gì về vấn đề này. Ông Thọ cũng khẳng định thêm, bà M. hoàn toàn bình thường, kể cả trước khi chết 1 vài ngày, bà chưa từng xuất hiện dấu hiệu của bệnh thần kinh, trầm cảm hay biểu hiện bệnh lý nào đó tương tự.
Về nơi bà M. làm việc, trao đổi với PV phó Chánh án TAND huyện Thanh Liêm, bà Trần Thị Hoa cho biết thời gian gần đây, tại TAND huyện Thanh Liêm không có vụ án nào căng thẳng hoặc có dấu hiệu bất thường. “Chiều hôm trước gặp tôi, chị M. vẫn nói chuyện vui vẻ, chỉ thấy than phiền là hồi này không được khỏe, hôm nào rảnh sẽ đi khám thôi”, bà Hoa nói. Về người lãnh đạo xấu số của mình, bà Hoa khẳng định: “chị M. là người đứng đắn, nghiêm túc, nghiệp vụ vững vàng nên anh chị em trong cơ quan rất tin tưởng. Cái chết của chị là một tổn thất lớn đối với chúng tôi”.
Để làm rõ vụ việc, chúng tôi đã cố gắng liên hệ và tìm gặp được gia đình của bà M. Ngồi tiếp PV, ông Lại Ngọc Tư (chồng bà M.) chia sẻ: “Quả thực đây là một sự việc quá đau lòng với gia đình và dòng họ. Tôi không thể ngờ được rằng vợ tôi lại mất trong hoàn cảnh đau thương và bất ngờ như thế”.
Về cái chết của bà M., ông Tư kể lại: “Khoảng 2h hôm ấy (đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22/5), vợ tôi kêu khó ngủ nên có lấy 2 viên thuốc an thần để uống, sau đó lên giường. Tôi cũng ngủ ngay sau đó. Đến 5h sáng, tôi tỉnh dậy đã không thấy vợ đâu, thấy dép và chiếc túi nhỏ đựng tiền không có trong nhà nên ngỡ rằng cô ấy đi tập thể dục rồi đi chợ như mọi khi. Mãi sau, khi nhận được điện thoại, chạy ra thì mới biết vợ mình đã mất”.
Về những biểu hiện của bà M. những ngày gần đây, ông Tư cho biết: “Bà nhà tôi hoàn toàn bình thường. Đặc biệt là trong công việc, chưa bao giờ thấy bà ấy than phiền nửa lời, bà ấy là người rất yêu nghề và hăng say với công việc. Việc vợ tôi uống 2 viên an thần là theo đơn điều trị của bác sĩ, đấy là thuốc được phát sau khi vợ tôi tham gia chữa trị tại một bệnh viện trên Hà Nội vào tháng 3 vừa rồi”.
Ngồi cạnh người anh rể trong buổi nói chuyện với chúng tôi, anh Trần Văn Hào (em ruột của bà M.) cũng không giấu được vẻ đau xót trước cái chết đột ngột của chị mình. Là người đại diện cho gia đình ký vào biên bản giám định pháp y, ông Hào cho biết: “Cơ quan công an cho biết lúc chết, trên cổ của chị M. bị quấn rất chặt bằng chính chiếc áo trong của chị ấy, toàn bộ vùng mặt có dấu hiệu phù nề, trên mu bàn tay phải có vết bầm tím. Giờ chúng tôi cũng chẳng biết làm gì khác ngoài chờ đợi kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng”.