Các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) đã thiết kế loại thiết bị phản lực áp suất cao để đẩy thuốc qua da vào cơ thể mà không cần chiếc kim tiêm truyền thống. Thiết bị này còn được lập trình để cung cấp các liều lượng khác qua các độ sâu khác nhau dưới da.
Thiết bị tiêm thuốc dạng này giúp bệnh nhân thường xuyên phải dùng thuốc qua đường tiêm (như bệnh đái đường lệ thuộc Insulin) sẽ đỡ cảm giác nặng nề, khó chịu. Những người có cảm giác sợ tiêm thuốc vì đau cũng sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Bên cạnh đó chính các nhân viên y tế cũng thoát khỏi vấn nạn vô ý bị kim tiêm đâm vào người, con số thống kê cho thấy mỗi năm có đến 385.000 lượt tai nạn nghề nghiệp như vậy đã xảy ra tại Mỹ.
Trong vài thập niên qua đã có những nỗ lực cung cấp thuốc qua da không cần tiêm như những miếng dán chứa nicotine cho người nghiện thuốc lá hoặc miếng dán chống cơn đau thắt ngực đối với bệnh tim mạch… Tuy nhiên, đó là sự cung cấp những phân tử thuốc nhỏ có thể vượt qua lỗ chân lông. Đối với những dược phẩm dạng protein cấu trúc phân tử lớn lại là vấn đề không đơn giản.
Thiết bị tiêm thuốc kiểu mới của các nhà nghiên cứu tại MIT được lãnh đạo bởi Ian Hunter và George N.Hatsopoulos, là hệ thống phản lực giúp đẩy thuốc qua da với những liều lượng và độ sâu khác nhau theo cơ chế có tên gọi Lorentz-force, giúp thuốc qua áp lực đi vào cơ thể với tốc độ âm thanh. Sau đó thuốc dễ dàng được hấp thu bởi các mô xung quanh.
Qua thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần lập trình cho thiết bị hoàn chỉnh hơn vì khi tiêm thuốc vào một em bé với làn da mỏng manh sẽ khác với da người lớn, do vậy phải điều chỉnh áp lực thích hợp.
Nhóm nghiên cứu của MIT đang tiếp tục phát triển một phiên bản mới của thiết bị đẩy thuốc bột qua da chứ không chỉ đơn thuần là dung dịch thuốc truyền thống. Điều này rất quan trọng đối với các loại vắc xin vì dưới dạng dung dịch thuốc chúng cần phải bảo quản ở nhiệt độ thấp, nếu chẳng may thiết bị bảo quản bị hỏng thì toàn bộ lô thuốc cũng hỏng theo. Do vậy nếu các thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc bột thì việc bảo quản sẽ dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là khi cung cấp đến các vùng miền xa xôi, hẻo lánh.
Thiết bị tiêm thuốc dạng này giúp bệnh nhân thường xuyên phải dùng thuốc qua đường tiêm (như bệnh đái đường lệ thuộc Insulin) sẽ đỡ cảm giác nặng nề, khó chịu. Những người có cảm giác sợ tiêm thuốc vì đau cũng sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Bên cạnh đó chính các nhân viên y tế cũng thoát khỏi vấn nạn vô ý bị kim tiêm đâm vào người, con số thống kê cho thấy mỗi năm có đến 385.000 lượt tai nạn nghề nghiệp như vậy đã xảy ra tại Mỹ.
Trong vài thập niên qua đã có những nỗ lực cung cấp thuốc qua da không cần tiêm như những miếng dán chứa nicotine cho người nghiện thuốc lá hoặc miếng dán chống cơn đau thắt ngực đối với bệnh tim mạch… Tuy nhiên, đó là sự cung cấp những phân tử thuốc nhỏ có thể vượt qua lỗ chân lông. Đối với những dược phẩm dạng protein cấu trúc phân tử lớn lại là vấn đề không đơn giản.
Thiết bị tiêm thuốc kiểu mới của các nhà nghiên cứu tại MIT được lãnh đạo bởi Ian Hunter và George N.Hatsopoulos, là hệ thống phản lực giúp đẩy thuốc qua da với những liều lượng và độ sâu khác nhau theo cơ chế có tên gọi Lorentz-force, giúp thuốc qua áp lực đi vào cơ thể với tốc độ âm thanh. Sau đó thuốc dễ dàng được hấp thu bởi các mô xung quanh.
Qua thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần lập trình cho thiết bị hoàn chỉnh hơn vì khi tiêm thuốc vào một em bé với làn da mỏng manh sẽ khác với da người lớn, do vậy phải điều chỉnh áp lực thích hợp.
Nhóm nghiên cứu của MIT đang tiếp tục phát triển một phiên bản mới của thiết bị đẩy thuốc bột qua da chứ không chỉ đơn thuần là dung dịch thuốc truyền thống. Điều này rất quan trọng đối với các loại vắc xin vì dưới dạng dung dịch thuốc chúng cần phải bảo quản ở nhiệt độ thấp, nếu chẳng may thiết bị bảo quản bị hỏng thì toàn bộ lô thuốc cũng hỏng theo. Do vậy nếu các thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc bột thì việc bảo quản sẽ dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là khi cung cấp đến các vùng miền xa xôi, hẻo lánh.