Thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi là các tai biến được các chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực sản khoa khẳng định là “cực kỳ hiếm gặp” với tỷ lệ 7,7/100.000 ca sinh. Vậy nhưng, hơn 1 tháng qua, trong tổng số 8 trường hợp sản phụ tử vong thì có tới 4 sản phụ được bệnh viện cho biết nguyên nhân do thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi.
được kết luận nguyên nhân là do thuyên tắc ối, thuyên tắc phối - những tai biến sản khoa được các lãnh đạo bệnh viện nơi xảy ra sự cố và các chuyên gia đầu ngành sản khẳng định là “cực kỳ hiếm gặp” không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Các sản phụ lo lắng sau khi có nhiều ca tử vong liên tiếp trong thời gian ngắn (Ảnh: VietNamNet)
Cụ thể: Trường hợp đầu tiên là trường hợp tử vong của mẹ con sản phụ Đào Thị Hạnh (31 tuổi, Hưng Yên) tử vong tại BV Đa khoa Hưng Yên ngày 20/4 và nguyên nhân được xác định là do thuyên tắc ối.
Trường hợp thứ hai là ca tử vong của mẹ con sản phụ Ngô Thị Hồng Thu (30 tuổi) xảy ra ngày 29/4 trong lúc sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM).
Ngày 9/5, hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM đã họp về trường hợp tử vong của mẹ con chị Thu. Sau khi xem xét tất cả hồ sơ bệnh án và kết quả mổ tử thi từ Trung tâm Pháp y TP.HCM thì hội đồng đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của chị Thu là do thuyên tắc ối.
Trường hợp thứ ba là của sản phụ Lê Thị Nguyệt (33 tuổi, Quế Sơn, Quảng Nam) cũng đã tử vong tại BV Đa khoa Vĩnh Đức (thị trấn Vĩnh Điện, Quảng Nam) vào ngày 6/5. Nguyên nhân dẫn tới cái chết sản phụ Nguyệt sau khi mổ cũng được cho là do bị thuyên tắc ối.
Và trường hợp thứ tư vừa xảy ra ngày 26/5 vừa qua là của sản phụ Nguyễn Thị Trang (SN 1980, ngụ tại phường 15, quận Tân Bình). Chị Trang tử vong tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau khi sinh mổ. Nguyên nhân khiến chị Trang tử vong được ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, là do thuyên tắc phổi.
Theo lý giải của các lãnh đạo bệnh viện nơi xảy ra sự cố, lãnh đạo Sở Y tế địa phương và cả các chuyên gia về sản khoa thì thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi (nước ối, tế bào, máu đông hoặc mảnh vụn của thai lưu thông vào tuần hoàn bà mẹ, gây ra sụp đổ hô hấp tuần hoàn) là tai biến cực kỳ hiếm gặp với tỉ lệ 7,7/100.000 ca sinh.
Vậy nhưng chỉ trong 8 ca tử vong vừa qua trên cả nước thì đã có tới 4 ca được xác định là tử vong vì những tai biến này.
Liệu có gì bất thường khi mà một trong những tai biến sản khoa rất hiếm gặp trên thế giới lại xảy ra với mật độ dày hơn ở Việt Nam?
“Đừng mượn danh tai biến hiếm gặp để rũ bỏ trách nhiệm”
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, một bác sỹ sản khoa dạn dày kinh nghiệm từng công tác mấy chục năm tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, hiện đã nghỉ hưu (đề nghị giấu tên - PV) cho biết, trong y văn thế giới, thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi là tai biến “cực kỳ hiếm”.
Với tỷ lệ xảy ra cực nhỏ, trong sản khoa nó không được đưa vào danh sách các tai biến thường kỳ cần phải theo dõi từ đầu.
“Hiện nay, cái khổ của người bệnh là không có cơ quan giám sát độc lập, vì thế họ không thể có ưu thế trước các bệnh viện. Muốn giảm những tai biến, cần dũng cảm nhìn vào sự thật. Đừng mượn danh tai biến hiếm gặp để rũ bỏ trách nhiệm”, vị bác sỹ khẳng định.
Theo vị bác sỹ này, chính cái sự “cực kỳ hiếm gặp” này đã dẫn đến một hiện tượng: Nhiều bệnh viện và bác sỹ gây ra sự cố cứ vin vào lý do trên mỗi khi có sự cố xảy ra. Bởi vin vào tai biến khó lường và khó xử lý nhất là cách an toàn nhất để né tránh sự bức xúc của gia đình.
“Khi đã nói sản phụ bị thuyên tắc ối hay thuyên tắc phổi thì bác sỹ sản khoa nào cũng lắc đầu bó tay. Vì thế, “trốn” vào đây là cách nhanh nhất, an toàn nhất”, vị bác sỹ thẳng thắn.
Trên thực tế, cách duy nhất để xác định xem sản phụ có bị thuyên tắc ối hay thuyên tắc phổi thật không là mổ tử thi.
“Nhưng người Việt Nam không có thói quen đó, họ không muốn giải phẫu người thân khi họ đã chết. Mặt khác, họ không đủ khả năng để mời một hội đồng độc lập, không đủ thẩm quyền để tiếp cận và yêu cầu giữ xác nguyên trạng trong phòng lạnh.
Do đó, nếu có đi tới cùng, có khi họ vẫn phải nhận phần thiệt về mình mà lại thêm tốn kém, rắc rối. Vì thế, dù rất đau đớn bức xúc nhưng phần lớn vẫn ngậm ngùi chấp nhận “đuối lý” trong cuộc đấu tranh này”, vị bác sỹ cho hay.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên
Phán đoán, nhận định của vị bác sỹ này khá trùng khớp với trường hợp ở tỉnh Phú Yên. Ngày 18/5, báo Lao động đưa tin: Trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, nhiều cử tri bức xúc đề nghị làm rõ về vụ tử vong của sản phụ Trần Thị Hưởng (SN 1980) xảy ra tại BVĐK tỉnh Phú Yên ngày 15/3.
Nguyên nhân tử vong của chị Hưởng được Hội đồng Giám định pháp y kết luận là do thuyên tắc ối.
Nhưng đoàn ĐBQH đã chỉ ra: Diễn biến thực tế điều trị và diễn biến ghi trong hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân có mâu thuẫn, có dấu hiệu thiếu trung thực. Đặc biệt là các xét nghiệm, siêu âm được tiến hành sau khi sản phụ đã tử vong; dù chưa có kết luận nguyên nhân tử vong nhưng trong hồ sơ bệnh án đều ghi sẵn là do thuyên tắc ối!
Đoàn ĐBQH cũng phát hiện việc bác sỹ của bệnh viện cùng tham gia giám định pháp y là không đảm bảo tính khách quan. Ngay sau đó, đoàn ĐBQH tỉnh đã có văn bản gửi cơ quan công an tiếp tục làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ con sản phụ Trần Thị Hưởng có phải do thuyên tắc ối hay không!
được kết luận nguyên nhân là do thuyên tắc ối, thuyên tắc phối - những tai biến sản khoa được các lãnh đạo bệnh viện nơi xảy ra sự cố và các chuyên gia đầu ngành sản khẳng định là “cực kỳ hiếm gặp” không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Các sản phụ lo lắng sau khi có nhiều ca tử vong liên tiếp trong thời gian ngắn (Ảnh: VietNamNet)
Cụ thể: Trường hợp đầu tiên là trường hợp tử vong của mẹ con sản phụ Đào Thị Hạnh (31 tuổi, Hưng Yên) tử vong tại BV Đa khoa Hưng Yên ngày 20/4 và nguyên nhân được xác định là do thuyên tắc ối.
Trường hợp thứ hai là ca tử vong của mẹ con sản phụ Ngô Thị Hồng Thu (30 tuổi) xảy ra ngày 29/4 trong lúc sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM).
Ngày 9/5, hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM đã họp về trường hợp tử vong của mẹ con chị Thu. Sau khi xem xét tất cả hồ sơ bệnh án và kết quả mổ tử thi từ Trung tâm Pháp y TP.HCM thì hội đồng đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của chị Thu là do thuyên tắc ối.
Trường hợp thứ ba là của sản phụ Lê Thị Nguyệt (33 tuổi, Quế Sơn, Quảng Nam) cũng đã tử vong tại BV Đa khoa Vĩnh Đức (thị trấn Vĩnh Điện, Quảng Nam) vào ngày 6/5. Nguyên nhân dẫn tới cái chết sản phụ Nguyệt sau khi mổ cũng được cho là do bị thuyên tắc ối.
Và trường hợp thứ tư vừa xảy ra ngày 26/5 vừa qua là của sản phụ Nguyễn Thị Trang (SN 1980, ngụ tại phường 15, quận Tân Bình). Chị Trang tử vong tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau khi sinh mổ. Nguyên nhân khiến chị Trang tử vong được ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, là do thuyên tắc phổi.
Theo lý giải của các lãnh đạo bệnh viện nơi xảy ra sự cố, lãnh đạo Sở Y tế địa phương và cả các chuyên gia về sản khoa thì thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi (nước ối, tế bào, máu đông hoặc mảnh vụn của thai lưu thông vào tuần hoàn bà mẹ, gây ra sụp đổ hô hấp tuần hoàn) là tai biến cực kỳ hiếm gặp với tỉ lệ 7,7/100.000 ca sinh.
Vậy nhưng chỉ trong 8 ca tử vong vừa qua trên cả nước thì đã có tới 4 ca được xác định là tử vong vì những tai biến này.
Liệu có gì bất thường khi mà một trong những tai biến sản khoa rất hiếm gặp trên thế giới lại xảy ra với mật độ dày hơn ở Việt Nam?
“Đừng mượn danh tai biến hiếm gặp để rũ bỏ trách nhiệm”
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, một bác sỹ sản khoa dạn dày kinh nghiệm từng công tác mấy chục năm tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, hiện đã nghỉ hưu (đề nghị giấu tên - PV) cho biết, trong y văn thế giới, thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi là tai biến “cực kỳ hiếm”.
Với tỷ lệ xảy ra cực nhỏ, trong sản khoa nó không được đưa vào danh sách các tai biến thường kỳ cần phải theo dõi từ đầu.
“Hiện nay, cái khổ của người bệnh là không có cơ quan giám sát độc lập, vì thế họ không thể có ưu thế trước các bệnh viện. Muốn giảm những tai biến, cần dũng cảm nhìn vào sự thật. Đừng mượn danh tai biến hiếm gặp để rũ bỏ trách nhiệm”, vị bác sỹ khẳng định.
Theo vị bác sỹ này, chính cái sự “cực kỳ hiếm gặp” này đã dẫn đến một hiện tượng: Nhiều bệnh viện và bác sỹ gây ra sự cố cứ vin vào lý do trên mỗi khi có sự cố xảy ra. Bởi vin vào tai biến khó lường và khó xử lý nhất là cách an toàn nhất để né tránh sự bức xúc của gia đình.
“Khi đã nói sản phụ bị thuyên tắc ối hay thuyên tắc phổi thì bác sỹ sản khoa nào cũng lắc đầu bó tay. Vì thế, “trốn” vào đây là cách nhanh nhất, an toàn nhất”, vị bác sỹ thẳng thắn.
Trên thực tế, cách duy nhất để xác định xem sản phụ có bị thuyên tắc ối hay thuyên tắc phổi thật không là mổ tử thi.
“Nhưng người Việt Nam không có thói quen đó, họ không muốn giải phẫu người thân khi họ đã chết. Mặt khác, họ không đủ khả năng để mời một hội đồng độc lập, không đủ thẩm quyền để tiếp cận và yêu cầu giữ xác nguyên trạng trong phòng lạnh.
Do đó, nếu có đi tới cùng, có khi họ vẫn phải nhận phần thiệt về mình mà lại thêm tốn kém, rắc rối. Vì thế, dù rất đau đớn bức xúc nhưng phần lớn vẫn ngậm ngùi chấp nhận “đuối lý” trong cuộc đấu tranh này”, vị bác sỹ cho hay.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên
Phán đoán, nhận định của vị bác sỹ này khá trùng khớp với trường hợp ở tỉnh Phú Yên. Ngày 18/5, báo Lao động đưa tin: Trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, nhiều cử tri bức xúc đề nghị làm rõ về vụ tử vong của sản phụ Trần Thị Hưởng (SN 1980) xảy ra tại BVĐK tỉnh Phú Yên ngày 15/3.
Nguyên nhân tử vong của chị Hưởng được Hội đồng Giám định pháp y kết luận là do thuyên tắc ối.
Nhưng đoàn ĐBQH đã chỉ ra: Diễn biến thực tế điều trị và diễn biến ghi trong hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân có mâu thuẫn, có dấu hiệu thiếu trung thực. Đặc biệt là các xét nghiệm, siêu âm được tiến hành sau khi sản phụ đã tử vong; dù chưa có kết luận nguyên nhân tử vong nhưng trong hồ sơ bệnh án đều ghi sẵn là do thuyên tắc ối!
Đoàn ĐBQH cũng phát hiện việc bác sỹ của bệnh viện cùng tham gia giám định pháp y là không đảm bảo tính khách quan. Ngay sau đó, đoàn ĐBQH tỉnh đã có văn bản gửi cơ quan công an tiếp tục làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ con sản phụ Trần Thị Hưởng có phải do thuyên tắc ối hay không!