TT - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động thị trường chợ đen mua bán nội tạng cơ thể người đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.WHO ước tính năm 2010 có tổng cộng 106.897 ca phẫu thuật ghép nội tạng, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, diễn ra ở 95 quốc gia thành viên của WHO. Trong đó khoảng 73.179 ca, chiếm 68,5%, là phẫu thuật ghép thận. Trên thực tế các con số này chỉ đáp ứng 10% nhu cầu ghép nội tạng toàn cầu.
Luc Noel, chuyên gia của WHO, ước tính khoảng 10% trên tổng số 106.897 nội tạng được cấy ghép trong năm 2010 là từ thị trường chợ đen. Điều này có nghĩa trên thế giới cứ chưa đến một giờ là có một cuộc phẫu thuật ghép nội tạng bất hợp pháp. Thận chiếm khoảng 75% các vụ mua bán nội tạng bất hợp pháp toàn cầu. Số lượng bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tăng vọt là nguyên nhân đẩy nhu cầu này vượt xa nguồn cung.
WHO khẳng định các băng nhóm buôn nội tạng trên thế giới đang khai thác con người để kiếm lợi khổng lồ. Và nạn nhân thường là người nghèo, thiếu học thức ở các nước nghèo. “Buôn bán nội tạng đang bùng nổ và liên tục tăng trưởng bởi đem lại lợi nhuận kếch sù!” - bác sĩ Noel khẳng định.
Bán thận để mua iPad
AFP đưa tin hôm 25-5, cảnh sát Israel bắt giữ 10 thành viên của một đường dây buôn nội tạng quốc tế. Trong số đó có ông trùm Moshe Harel, kẻ bị chính quyền Kosovo truy lùng vì tội tổ chức buôn lậu nội tạng và thực hiện các ca cấy ghép bất hợp pháp tại một cơ sở y tế ở Pristina năm 2008. Băng nhóm của Harel mua nội tạng từ người nghèo ở Nga, Moldova, Kazakhstan... với giá khoảng 19.000 USD và bán lại cho khách hàng với giá tới 100.000 - 125.000 USD.
Theo WHO, rất nhiều bệnh nhân giàu có đến Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Pakistan để mua nội tạng, nơi giá mỗi quả thận có thể lên tới 200.000 USD. Các băng đảng buôn nội tạng thường mua “hàng” từ những người nghèo, hoàn cảnh khốn khó với giá rẻ mạt, có khi chỉ 5.000 USD một quả thận.
Trung Quốc là nước thiếu trầm trọng nguồn nội tạng. WHO ước tính năm 2011, khoảng 1 triệu người Trung Quốc cần ghép thận, nhưng chỉ 5.253 người được cấy ghép. Bộ Y tế nước này tiết lộ 2/3 trong tổng số 1,5 triệu người cần ghép nội tạng đang chờ đợi một quả thận mới. Chính quyền Trung Quốc đã khai thác nguồn nội tạng từ tử tù, nhưng đây là nguồn dễ mắc bệnh. Hơn nữa, số lượng tử tù bị hành quyết năm 2011 lại giảm 50% so với năm 2007 (4.000 người).
Do nguồn cung thiếu hụt, nhiều người Trung Quốc đã phải tìm đến thị trường chợ đen. Nhiều khách hàng từ Trung Đông, châu Á và cả châu Âu cũng thường tìm đến Trung Quốc. Họ sẵn sàng trả 100.000 - 200.000 USD cho một bộ phận nội tạng. Nhiều người Trung Quốc đã phải bán nội tạng vì quá nghèo. Như anh Wang Wei, công nhân xây dựng ở tỉnh Sơn Đông, bán thận để có tiền chữa bệnh máu trắng cho con gái. Nhưng cũng có người bán nội tạng vì lý do khác. Đầu năm 2012, dư luận và truyền thông Trung Quốc xôn xao về vụ một thiếu niên 17 tuổi ở Hồ Nam bán thận với giá 3.500 USD để mua iPhone và iPad. Hay như mới đây, một tay môi giới bán nội tạng có biệt danh là Sư đã quảng cáo trên mạng Weibo: Nếu cần hiến nội tạng để lấy tiền mua iPad mới, sẵn sàng trả 4.000 USD cho một quả thận, nhưng người bán phải cao trên 1,65m, nặng trên 55kg và chưa quá 28 tuổi.
Theo giáo sư y khoa Jim Feehally thuộc Đại học Bệnh viện Leicester (Anh), vấn đề lớn nhất của thị trường nội tạng chợ đen là tình trạng bóc lột người bán. “Họ thường rất nghèo, các băng đảng chỉ đền bù cho họ một số tiền rất nhỏ. Và họ không được hưởng sự chăm sóc y tế đầy đủ sau phẫu thuật” - giáo sư Feehally cho biết. Theo ông, những kẻ được hưởng lợi lớn nhất luôn là các bệnh nhân giàu có, bác sĩ phẫu thuật và những kẻ trung gian mua bán nội tạng. “Đó là điều không thể chấp nhận được xét về khía cạnh đạo đức”.
Phố bán thận ở Iran
Iran hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp thức hóa việc mua bán nội tạng. Do đó, nguồn cung không thiếu và người bán phải cạnh tranh dữ dội. Trên tường các con phố gần những bệnh viện lớn luôn đầy rẫy những mẩu quảng cáo bán thận. Nhiều tờ báo phương Tây gọi các con phố này là “phố eBay bán thận”. Chính phủ Iran cho phép người dân mua bán thận thông qua hai tổ chức phi lợi nhuận là CASKP và CFSD.
Hai tổ chức này làm môi giới cho người mua và người bán. Sau phẫu thuật cấy ghép, người bán được cả chính phủ và người mua đền bù tài chính. Hãng tin Mehr dẫn lời giám đốc CASKP Mostafa Ghassemi cho biết mức giá chính thức cho mỗi quả thận là 7 triệu rial, trong đó nhà nước đóng góp hơn 1 triệu rial. Tuy nhiên qua thương lượng, mức giá thực tế có thể cao hơn. Công dân Iran không được phép bán thận cho người nước ngoài.
Bác sĩ Benjamin Hippen thuộc Trung tâm y tế Carolinas ở North Carolina (Mỹ) đánh giá hệ thống của Iran đã giúp xóa bỏ được tình trạng thiếu nguồn cung nội tạng và thị trường nội tạng chợ đen. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ trích việc người bán nội tạng ở Iran thường là người nghèo, và lợi ích họ nhận được từ bán nội tạng là khá ít ỏi, không có hiệu quả lâu dài.
SƠN HÀ (Theo Guardian)
Ngày nào cũng có người gọi bán thận
PGS.TS Trần Ngọc Sinh, trưởng khoa thận - tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết gần như ngày nào ông cũng nhận được những cuộc điện thoại gọi đến nói muốn bán thận, bác sĩ có biết ai cần mua xin chỉ giúp. Không ít ca phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện có dấu hiệu mua bán và đã bị các bác sĩ phát hiện. Có người giới thiệu là họ hàng xa, cầm theo cả giấy xác nhận của địa phương, có người kết hôn giả, cầm theo giấy kết hôn mới được 7 ngày... Nhưng thật ra lại là những cuộc mua bán.
Theo lời kể của PGS Trần Ngọc Sinh, có một trường hợp người cần ghép thận và người cho thận được địa phương xác nhận là có họ hàng với nhau. Nhưng khi bệnh nhân này được gây mê để chuẩn bị mổ thì bệnh viện nhận được một cuộc điện thoại dưới tỉnh gọi lên thông báo đây là một vụ mua bán thận. Các bác sĩ đã phải ngừng ngay ca phẫu thuật. Sau này công an đã điều tra và sự việc đúng là như vậy. Hiện các bác sĩ đang bị một áp lực lớn từ phía người đang cần ghép thận, nhưng vẫn phải từ chối khi người cho thận không chứng minh rõ được lý do như phải có mối quan hệ với người cho như vợ chồng, anh em ruột, mẹ con, cha con... Không làm chặt chẽ trước khi tiến hành ghép thận, để những vụ mua bán ngầm diễn ra trót lọt thì không ai tin bác sĩ lại không có phần sở hụi trong đó?
Luc Noel, chuyên gia của WHO, ước tính khoảng 10% trên tổng số 106.897 nội tạng được cấy ghép trong năm 2010 là từ thị trường chợ đen. Điều này có nghĩa trên thế giới cứ chưa đến một giờ là có một cuộc phẫu thuật ghép nội tạng bất hợp pháp. Thận chiếm khoảng 75% các vụ mua bán nội tạng bất hợp pháp toàn cầu. Số lượng bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tăng vọt là nguyên nhân đẩy nhu cầu này vượt xa nguồn cung.
WHO khẳng định các băng nhóm buôn nội tạng trên thế giới đang khai thác con người để kiếm lợi khổng lồ. Và nạn nhân thường là người nghèo, thiếu học thức ở các nước nghèo. “Buôn bán nội tạng đang bùng nổ và liên tục tăng trưởng bởi đem lại lợi nhuận kếch sù!” - bác sĩ Noel khẳng định.
Bán thận để mua iPad
AFP đưa tin hôm 25-5, cảnh sát Israel bắt giữ 10 thành viên của một đường dây buôn nội tạng quốc tế. Trong số đó có ông trùm Moshe Harel, kẻ bị chính quyền Kosovo truy lùng vì tội tổ chức buôn lậu nội tạng và thực hiện các ca cấy ghép bất hợp pháp tại một cơ sở y tế ở Pristina năm 2008. Băng nhóm của Harel mua nội tạng từ người nghèo ở Nga, Moldova, Kazakhstan... với giá khoảng 19.000 USD và bán lại cho khách hàng với giá tới 100.000 - 125.000 USD.
Theo WHO, rất nhiều bệnh nhân giàu có đến Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Pakistan để mua nội tạng, nơi giá mỗi quả thận có thể lên tới 200.000 USD. Các băng đảng buôn nội tạng thường mua “hàng” từ những người nghèo, hoàn cảnh khốn khó với giá rẻ mạt, có khi chỉ 5.000 USD một quả thận.
Trung Quốc là nước thiếu trầm trọng nguồn nội tạng. WHO ước tính năm 2011, khoảng 1 triệu người Trung Quốc cần ghép thận, nhưng chỉ 5.253 người được cấy ghép. Bộ Y tế nước này tiết lộ 2/3 trong tổng số 1,5 triệu người cần ghép nội tạng đang chờ đợi một quả thận mới. Chính quyền Trung Quốc đã khai thác nguồn nội tạng từ tử tù, nhưng đây là nguồn dễ mắc bệnh. Hơn nữa, số lượng tử tù bị hành quyết năm 2011 lại giảm 50% so với năm 2007 (4.000 người).
Do nguồn cung thiếu hụt, nhiều người Trung Quốc đã phải tìm đến thị trường chợ đen. Nhiều khách hàng từ Trung Đông, châu Á và cả châu Âu cũng thường tìm đến Trung Quốc. Họ sẵn sàng trả 100.000 - 200.000 USD cho một bộ phận nội tạng. Nhiều người Trung Quốc đã phải bán nội tạng vì quá nghèo. Như anh Wang Wei, công nhân xây dựng ở tỉnh Sơn Đông, bán thận để có tiền chữa bệnh máu trắng cho con gái. Nhưng cũng có người bán nội tạng vì lý do khác. Đầu năm 2012, dư luận và truyền thông Trung Quốc xôn xao về vụ một thiếu niên 17 tuổi ở Hồ Nam bán thận với giá 3.500 USD để mua iPhone và iPad. Hay như mới đây, một tay môi giới bán nội tạng có biệt danh là Sư đã quảng cáo trên mạng Weibo: Nếu cần hiến nội tạng để lấy tiền mua iPad mới, sẵn sàng trả 4.000 USD cho một quả thận, nhưng người bán phải cao trên 1,65m, nặng trên 55kg và chưa quá 28 tuổi.
Theo giáo sư y khoa Jim Feehally thuộc Đại học Bệnh viện Leicester (Anh), vấn đề lớn nhất của thị trường nội tạng chợ đen là tình trạng bóc lột người bán. “Họ thường rất nghèo, các băng đảng chỉ đền bù cho họ một số tiền rất nhỏ. Và họ không được hưởng sự chăm sóc y tế đầy đủ sau phẫu thuật” - giáo sư Feehally cho biết. Theo ông, những kẻ được hưởng lợi lớn nhất luôn là các bệnh nhân giàu có, bác sĩ phẫu thuật và những kẻ trung gian mua bán nội tạng. “Đó là điều không thể chấp nhận được xét về khía cạnh đạo đức”.
Phố bán thận ở Iran
Iran hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp thức hóa việc mua bán nội tạng. Do đó, nguồn cung không thiếu và người bán phải cạnh tranh dữ dội. Trên tường các con phố gần những bệnh viện lớn luôn đầy rẫy những mẩu quảng cáo bán thận. Nhiều tờ báo phương Tây gọi các con phố này là “phố eBay bán thận”. Chính phủ Iran cho phép người dân mua bán thận thông qua hai tổ chức phi lợi nhuận là CASKP và CFSD.
Hai tổ chức này làm môi giới cho người mua và người bán. Sau phẫu thuật cấy ghép, người bán được cả chính phủ và người mua đền bù tài chính. Hãng tin Mehr dẫn lời giám đốc CASKP Mostafa Ghassemi cho biết mức giá chính thức cho mỗi quả thận là 7 triệu rial, trong đó nhà nước đóng góp hơn 1 triệu rial. Tuy nhiên qua thương lượng, mức giá thực tế có thể cao hơn. Công dân Iran không được phép bán thận cho người nước ngoài.
Bác sĩ Benjamin Hippen thuộc Trung tâm y tế Carolinas ở North Carolina (Mỹ) đánh giá hệ thống của Iran đã giúp xóa bỏ được tình trạng thiếu nguồn cung nội tạng và thị trường nội tạng chợ đen. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ trích việc người bán nội tạng ở Iran thường là người nghèo, và lợi ích họ nhận được từ bán nội tạng là khá ít ỏi, không có hiệu quả lâu dài.
SƠN HÀ (Theo Guardian)
Ngày nào cũng có người gọi bán thận
PGS.TS Trần Ngọc Sinh, trưởng khoa thận - tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết gần như ngày nào ông cũng nhận được những cuộc điện thoại gọi đến nói muốn bán thận, bác sĩ có biết ai cần mua xin chỉ giúp. Không ít ca phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện có dấu hiệu mua bán và đã bị các bác sĩ phát hiện. Có người giới thiệu là họ hàng xa, cầm theo cả giấy xác nhận của địa phương, có người kết hôn giả, cầm theo giấy kết hôn mới được 7 ngày... Nhưng thật ra lại là những cuộc mua bán.
Theo lời kể của PGS Trần Ngọc Sinh, có một trường hợp người cần ghép thận và người cho thận được địa phương xác nhận là có họ hàng với nhau. Nhưng khi bệnh nhân này được gây mê để chuẩn bị mổ thì bệnh viện nhận được một cuộc điện thoại dưới tỉnh gọi lên thông báo đây là một vụ mua bán thận. Các bác sĩ đã phải ngừng ngay ca phẫu thuật. Sau này công an đã điều tra và sự việc đúng là như vậy. Hiện các bác sĩ đang bị một áp lực lớn từ phía người đang cần ghép thận, nhưng vẫn phải từ chối khi người cho thận không chứng minh rõ được lý do như phải có mối quan hệ với người cho như vợ chồng, anh em ruột, mẹ con, cha con... Không làm chặt chẽ trước khi tiến hành ghép thận, để những vụ mua bán ngầm diễn ra trót lọt thì không ai tin bác sĩ lại không có phần sở hụi trong đó?