Đối với hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải, Bắc Kinh đặt trọng tâm vào khả năng tấn công chớp nhoáng, đổ bộ chiếm đảo.
Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo thường niên mang tên Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 đánh giá tổng quan về quân sự Trung Quốc. Theo đó, Bắc Kinh đang phát triển hải quân theo xu hướng tăng cường khả năng chiến đấu đa nhiệm. Ba hạm đội hải quân nước này là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải mang các vai trò khác nhau trong chiến lược lâu dài của nước này
Sơ đồ bố trí các hạm đội của hải quân Trung Quốc
Hạm đội Bắc Hải đảm trách nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Bắc. Hạm đội này mang tính chất phòng vệ và sẵn sàng đối phó trước các cuộc tấn công quy mô lớn. Ngoài ra, khu vực này nằm lân cận với Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là những đồng minh thân cận của Mỹ. Vì thế, hạm đội Bắc Hải có vai trò trọng tâm trong chiến lược chống tiếp cận mà Bắc Kinh đề ra nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự dày đặc của Washington ở khu vực này. Tại đây, Trung Quốc bày bố nhiều loại tàu chiến hạng nặng. Cụ thể, hạm đội Bắc Hải được biên chế 3 tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đối hạm tầm xa. Hạm đội này còn sở hữu 10 tàu khu trục cỡ lớn. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhận định hạm đội này khó có khả năng chi viện cho 2 hạm đội còn lại.
Tâm điểm biển Đông, Đài Loan
Trong khi đó, 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải chủ yếu được biên chế các loại tàu chiến thiên về khả năng tấn công nhanh, phù hợp với các cuộc xung đột quy mô nhỏ. Nếu như hạm đội Bắc Hải chỉ có 19 tàu tấn công nhanh thì hạm đội Đông Hải và Nam Hải sở hữu tổng cộng 67 chiếc loại này. Tương tự, 2 hạm đội này có đến 44 tàu hộ tống trong khi Bắc Hải chỉ được trang bị 9 chiếc. Ngoài ra, 26 tàu mẹ đổ bộ và 18 tàu đổ bộ cỡ trung cũng được biên chế cho 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Vì thế, Lầu Năm Góc nhận định rằng Bắc Kinh đánh giá khu vực eo biển Đài Loan và biển Đông, lần lượt do hạm đội Đông Hải, Nam Hải đảm trách, ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột. Số lượng tàu đổ bộ hùng hậu có thể giúp Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công chiếm đảo bất ngờ.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường khả năng phối hợp giữa hạm đội Đông Hải với Nam Hải do có sự tương đồng trong nhiệm vụ và nguy cơ xung đột. Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá 2 hạm đội này gần như hợp nhất về vai trò trong chiến lược chung của hải quân Trung Quốc. Điển hình như căn cứ tàu ngầm Nam Á trên đảo Hải Nam vốn thuộc hạm đội Nam Hải nhưng vẫn được cho là có nhiệm vụ bao quát cả biển Đông lẫn eo biển Đài Loan vốn do hạm đội Đông Hải đảm trách.
Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo thường niên mang tên Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 đánh giá tổng quan về quân sự Trung Quốc. Theo đó, Bắc Kinh đang phát triển hải quân theo xu hướng tăng cường khả năng chiến đấu đa nhiệm. Ba hạm đội hải quân nước này là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải mang các vai trò khác nhau trong chiến lược lâu dài của nước này
Sơ đồ bố trí các hạm đội của hải quân Trung Quốc
Hạm đội Bắc Hải đảm trách nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Bắc. Hạm đội này mang tính chất phòng vệ và sẵn sàng đối phó trước các cuộc tấn công quy mô lớn. Ngoài ra, khu vực này nằm lân cận với Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là những đồng minh thân cận của Mỹ. Vì thế, hạm đội Bắc Hải có vai trò trọng tâm trong chiến lược chống tiếp cận mà Bắc Kinh đề ra nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự dày đặc của Washington ở khu vực này. Tại đây, Trung Quốc bày bố nhiều loại tàu chiến hạng nặng. Cụ thể, hạm đội Bắc Hải được biên chế 3 tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đối hạm tầm xa. Hạm đội này còn sở hữu 10 tàu khu trục cỡ lớn. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhận định hạm đội này khó có khả năng chi viện cho 2 hạm đội còn lại.
Tâm điểm biển Đông, Đài Loan
Trong khi đó, 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải chủ yếu được biên chế các loại tàu chiến thiên về khả năng tấn công nhanh, phù hợp với các cuộc xung đột quy mô nhỏ. Nếu như hạm đội Bắc Hải chỉ có 19 tàu tấn công nhanh thì hạm đội Đông Hải và Nam Hải sở hữu tổng cộng 67 chiếc loại này. Tương tự, 2 hạm đội này có đến 44 tàu hộ tống trong khi Bắc Hải chỉ được trang bị 9 chiếc. Ngoài ra, 26 tàu mẹ đổ bộ và 18 tàu đổ bộ cỡ trung cũng được biên chế cho 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Vì thế, Lầu Năm Góc nhận định rằng Bắc Kinh đánh giá khu vực eo biển Đài Loan và biển Đông, lần lượt do hạm đội Đông Hải, Nam Hải đảm trách, ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột. Số lượng tàu đổ bộ hùng hậu có thể giúp Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công chiếm đảo bất ngờ.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường khả năng phối hợp giữa hạm đội Đông Hải với Nam Hải do có sự tương đồng trong nhiệm vụ và nguy cơ xung đột. Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá 2 hạm đội này gần như hợp nhất về vai trò trong chiến lược chung của hải quân Trung Quốc. Điển hình như căn cứ tàu ngầm Nam Á trên đảo Hải Nam vốn thuộc hạm đội Nam Hải nhưng vẫn được cho là có nhiệm vụ bao quát cả biển Đông lẫn eo biển Đài Loan vốn do hạm đội Đông Hải đảm trách.