TT - Sau nhiều ngày đặt trạm thu mua khóm (dứa) với giá cao hơn giá thị trường tại Châu Thành (Tiền Giang), hai ngày qua thương lái Trung Quốc đột ngột biến mất khiến nhiều thương lái VN “khóc ròng” vì lỡ ôm hàng.
Trở lại cầu Kênh Xáng (quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, Tiền Giang) vào ngày 28-5, chúng tôi không còn chứng kiến cảnh tấp nập mua bán dứa, lựa hàng, đóng gói, xếp hàng lên container lạnh... của các thương nhân Trung Quốc (TQ) vào cuối tuần trước. Thay vào đó chỉ lác đác một số thương lái mang dứa đến bán cho Công ty CP Rau quả Tiền Giang. Khi nghe chúng tôi hỏi về những thương lái TQ, anh N. - một người chuyên gom dứa cung cấp cho công ty này - ngơ ngác cho biết “họ biến mất hai ngày nay, chẳng biết vì lý do gì...”.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, thông qua bà Nguyễn Thị Năm (xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè), người đứng tên thu mua khóm cho thương lái TQ, dứa Queen loại 1, tức từ 1,2kg/trái trở lên, được các thương lái TQ mua với giá khá cao, 4.000-4.200 đồng/kg. Ông Võ Văn Bon, giám đốc Công ty CP Rau quả Tiền Giang - đơn vị chuyên mua nguyên liệu dứa trong khu vực, cho biết do giá mua dứa bình quân của công ty chỉ 3.200-3.400 đồng/kg, nên không thể cạnh tranh với thương lái TQ tại thời điểm những thương lái này tổ chức gom hàng ngay trước nhà máy.
Theo ông Bon, trong khi nhu cầu nguyên liệu của nhà máy lên tới 110 tấn dứa/ngày, số lượng dứa mà công ty mua được trong thời gian có trạm thu mua của TQ chỉ đạt 60-70 tấn/ngày, không đáp ứng đủ công suất nhà máy. Tuy nhiên, công ty không thể nâng giá cao hơn vì giá xuất khẩu không tăng, nếu giá đầu vào tăng công ty sẽ bị lỗ. Mặc dù công ty có vùng nguyên liệu khoảng 2.700ha ở Tân Phước, nhưng không ràng buộc nông dân phải bán dứa cho công ty mà ở đâu mua giá cao thì bán.
Trong thời gian thương lái TQ đặt trạm mua dứa ngay vùng nguyên liệu của tỉnh Tiền Giang, thương lái người Việt đã đổ xô đi săn lùng dứa loại 1 ở Kiên Giang và Tân Phước (Tiền Giang) về bán. Tuy nhiên theo nông dân trồng dứa ở Tân Phước, sản lượng dứa loại này không nhiều, chỉ chiếm 10-20% nên muốn mua nhiều cũng không có. Đây là một trong những nguyên nhân thương lái TQ “biến mất” không ai hay biết. Có tin họ đến huyện Thủ Thừa (Long An) để mua, nhưng chưa có cơ quan chức năng nào xác nhận.
Theo ông Bon, các thương lái TQ mua dứa rồi đóng container lạnh chở về Quảng Đông và Quảng Tây để bán cho người tiêu dùng sử dụng tươi chứ không chế biến đóng hộp. Có điều lạ là hiện giá dứa tại Vân Nam (TQ) bình quân chỉ khoảng 3.000 đồng/kg nhưng không hiểu sao thương lái TQ lại sang VN mua dứa với giá cao như vậy. Việc họ không đăng ký kinh doanh mà nhờ thương lái người Việt đứng ra mua vài bữa rồi “biến mất” là điều không bình thường.
VÂN TRƯỜNG
Các cơ quan chức năng không thể làm ngơ
Theo một số chuyên gia nông nghiệp, không thể coi việc thương lái TQ đến tận các vùng trồng cây nông nghiệp của VN để tự do mua gom nông sản đưa về nước trong một thời gian dài vừa qua là điều bình thường trong thương mại tự do. Theo TS Võ Mai, chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại VN, trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi người TQ sang VN bằng đường du lịch vào tận vùng quê để thu gom nông sản trong thời gian dài? Nếu họ đi du lịch tại sao lại mua gom hàng, nếu mua gom hàng thì đã có giấy phép hay chưa, có giấy phép thì đánh thuế thế nào?
Để tránh những chuyện đáng tiếc lặp lại, chính quyền địa phương cần phải kiểm soát được những thương lái nước ngoài để buộc họ làm ăn theo đúng pháp luật VN, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và hạn chế rủi ro cho người nông dân.
Trở lại cầu Kênh Xáng (quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, Tiền Giang) vào ngày 28-5, chúng tôi không còn chứng kiến cảnh tấp nập mua bán dứa, lựa hàng, đóng gói, xếp hàng lên container lạnh... của các thương nhân Trung Quốc (TQ) vào cuối tuần trước. Thay vào đó chỉ lác đác một số thương lái mang dứa đến bán cho Công ty CP Rau quả Tiền Giang. Khi nghe chúng tôi hỏi về những thương lái TQ, anh N. - một người chuyên gom dứa cung cấp cho công ty này - ngơ ngác cho biết “họ biến mất hai ngày nay, chẳng biết vì lý do gì...”.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, thông qua bà Nguyễn Thị Năm (xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè), người đứng tên thu mua khóm cho thương lái TQ, dứa Queen loại 1, tức từ 1,2kg/trái trở lên, được các thương lái TQ mua với giá khá cao, 4.000-4.200 đồng/kg. Ông Võ Văn Bon, giám đốc Công ty CP Rau quả Tiền Giang - đơn vị chuyên mua nguyên liệu dứa trong khu vực, cho biết do giá mua dứa bình quân của công ty chỉ 3.200-3.400 đồng/kg, nên không thể cạnh tranh với thương lái TQ tại thời điểm những thương lái này tổ chức gom hàng ngay trước nhà máy.
Theo ông Bon, trong khi nhu cầu nguyên liệu của nhà máy lên tới 110 tấn dứa/ngày, số lượng dứa mà công ty mua được trong thời gian có trạm thu mua của TQ chỉ đạt 60-70 tấn/ngày, không đáp ứng đủ công suất nhà máy. Tuy nhiên, công ty không thể nâng giá cao hơn vì giá xuất khẩu không tăng, nếu giá đầu vào tăng công ty sẽ bị lỗ. Mặc dù công ty có vùng nguyên liệu khoảng 2.700ha ở Tân Phước, nhưng không ràng buộc nông dân phải bán dứa cho công ty mà ở đâu mua giá cao thì bán.
Trong thời gian thương lái TQ đặt trạm mua dứa ngay vùng nguyên liệu của tỉnh Tiền Giang, thương lái người Việt đã đổ xô đi săn lùng dứa loại 1 ở Kiên Giang và Tân Phước (Tiền Giang) về bán. Tuy nhiên theo nông dân trồng dứa ở Tân Phước, sản lượng dứa loại này không nhiều, chỉ chiếm 10-20% nên muốn mua nhiều cũng không có. Đây là một trong những nguyên nhân thương lái TQ “biến mất” không ai hay biết. Có tin họ đến huyện Thủ Thừa (Long An) để mua, nhưng chưa có cơ quan chức năng nào xác nhận.
Theo ông Bon, các thương lái TQ mua dứa rồi đóng container lạnh chở về Quảng Đông và Quảng Tây để bán cho người tiêu dùng sử dụng tươi chứ không chế biến đóng hộp. Có điều lạ là hiện giá dứa tại Vân Nam (TQ) bình quân chỉ khoảng 3.000 đồng/kg nhưng không hiểu sao thương lái TQ lại sang VN mua dứa với giá cao như vậy. Việc họ không đăng ký kinh doanh mà nhờ thương lái người Việt đứng ra mua vài bữa rồi “biến mất” là điều không bình thường.
VÂN TRƯỜNG
Các cơ quan chức năng không thể làm ngơ
Theo một số chuyên gia nông nghiệp, không thể coi việc thương lái TQ đến tận các vùng trồng cây nông nghiệp của VN để tự do mua gom nông sản đưa về nước trong một thời gian dài vừa qua là điều bình thường trong thương mại tự do. Theo TS Võ Mai, chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại VN, trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi người TQ sang VN bằng đường du lịch vào tận vùng quê để thu gom nông sản trong thời gian dài? Nếu họ đi du lịch tại sao lại mua gom hàng, nếu mua gom hàng thì đã có giấy phép hay chưa, có giấy phép thì đánh thuế thế nào?
Để tránh những chuyện đáng tiếc lặp lại, chính quyền địa phương cần phải kiểm soát được những thương lái nước ngoài để buộc họ làm ăn theo đúng pháp luật VN, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và hạn chế rủi ro cho người nông dân.