Tổng thống Barack Obama là người quyết định cuối cùng ai bị giết, khi nào giết. Baitullah Mehsud - thủ lĩnh của Taliban ở Pakistan - là một vụ điển hình. Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) lo ngại Mehsud đang hướng mục tiêu vào Chính phủ Pakistan, nhưng Mehsud không đáp ứng tiêu chuẩn là mục tiêu “phải giết” do không phải là mối đe dọa tức thì với Mỹ. Nhưng Pakistan lại muốn Mehsud phải chết. Tổng thống Mỹ sau đó xác định Mehsud là mối đe dọa không phải ở nước Mỹ mà với nhân sự Mỹ tại Pakistan.
Tháng 8-2009, giám đốc CIA Leon Panetta cho biết giết Mehsud không đáp ứng tiêu chuẩn “gần như chắc chắn không có người vô tội thiệt mạng”. Nhưng sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Tổng thống Obama đã ra lệnh cho CIA giết chết Mehsud cùng vợ và các thành viên gia đình của ông ta.
New York Times đã thực hiện 30 cuộc phỏng vấn với các quan chức đương nhiệm và về hưu để vẽ lên quá trình ra quyết định lấy mạng các nghi can khủng bố. Có thể hình dung: ông Obama chủ trì cuộc họp một tuần một lần với 20 quan chức an ninh ở phòng tình huống tại Nhà Trắng. Trên bàn là danh sách 15 thành viên Al-Qaeda được các cơ quan tình báo thu gom gồm ảnh chân dung và vài dòng ngắn gọn giới thiệu. Có vài gương mặt là người Mỹ, có cả thiếu niên, gồm một em gái trông trẻ hơn tuổi 17 ghi trên đó.
Tiến trình chuẩn bị cuộc họp này diễn ra tuyệt mật: Lầu Năm Góc họp trực tuyến với khoảng 100 chuyên gia chống khủng bố để “đề cử” nghi can nào ở Yemen và Somalia vào một danh sách. Tương tự, CIA “đề cử” các nghi can ở Pakistan. Danh sách các “ứng viên” này sẽ được chuyển tới tay Tổng thống Obama. Ông là người ký lệnh cho mọi cuộc tấn công vào Yemen và Somalia, đặc biệt là các vụ tấn công nhiều nguy cơ và phức tạp ở Pakistan (chiếm khoảng 1/3 tổng số các vụ). Ông cũng là người ra quyết định tiêu diệt các nghi can hàng đầu, như Anwar al-Awlaqi, công dân Mỹ, bị máy bay không người lái của Mỹ giết chết ở Yemen năm 2011. Vụ giết Awlaqi “dễ như trở bàn tay”, như mô tả của chánh văn phòng Nhà Trắng William Daley được New York Times dẫn lại.
Tuy nhiên, việc ra quyết định như vậy đang bị chỉ trích. Ngay trong nội bộ chính quyền Obama cũng đang tranh cãi về cách thức đếm thi thể. Trên thực tế, giết được một nghi can thường kèm theo tổn thất phụ là nhiều người vô tội. Không ít ý kiến cho rằng số nạn nhân bị giết trong các vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan chỉ dưới một con số do chính quyền Mỹ đưa ra là không thực tế.
Thay thế nhà tù
Đảng Cộng hòa và những người chỉ trích cho rằng ông Obama đã chọn giết nghi can khủng bố thay vì bắt giữ vì cho đó là cách tiếp cận phù hợp hơn. Máy bay không người lái đang giúp Mỹ thay thế nhà tù. Năm 2010, phát biểu trước tòa, Faisal Shahzad, người bị xét xử do âm mưu nổ bom xe ở quảng trường Thời Đại, đã biện minh cho hành động tấn công dân thường nước Mỹ của mình một cách đầy sức tố cáo như sau: “Khi máy bay không người lái tấn công, chúng cũng không thấy trẻ em”.
Dennis C. Blair, giám đốc CIA bị sa thải vào tháng 5-2010, từng tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết khi thảo luận ở Nhà Trắng về chiến lược lâu dài chống lại Al-Qaeda, biện pháp thường được chú ý nhất là tấn công bằng máy bay không người lái. “Việc Nhà Trắng chỉ giới hạn vào cách này và xem đó là cách duy nhất khiến tôi nhớ đến chuyện đếm thi thể trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam” - ông Blair nói.
Sau khi nhận Giải Nobel hòa bình tháng 12-2009, ông Obama đã cho phép tấn công bằng máy bay không người lái nhiều hơn cả thời người tiền nhiệm George W. Bush trong toàn bộ hai nhiệm kỳ. Chỉ từ tháng 4-2012 đến nay đã có 14 vụ tấn công của Mỹ ở Yemen và sáu vụ ở Pakistan.
Trong cuốn sách mới Giết hay bắt sống: cuộc chiến tranh chống khủng bố và tâm hồn thời Obama làm tổng thống, tác giả Daniel Klaidman mô tả ông Obama đã có “tiến bộ” nhanh: “được đào tạo là một luật sư, ông đã thích ứng nhanh chóng vào phần khó nhất của công việc làm tổng thống: quyết định giết ai, khi nào giết... Trong mùa bầu cử nóng bỏng này, chiến dịch của Obama là vẽ lên bức tranh một vị chỉ huy sắt đá, theo đuổi kẻ thù mà không hề nao núng”.
Tháng 8-2009, giám đốc CIA Leon Panetta cho biết giết Mehsud không đáp ứng tiêu chuẩn “gần như chắc chắn không có người vô tội thiệt mạng”. Nhưng sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Tổng thống Obama đã ra lệnh cho CIA giết chết Mehsud cùng vợ và các thành viên gia đình của ông ta.
New York Times đã thực hiện 30 cuộc phỏng vấn với các quan chức đương nhiệm và về hưu để vẽ lên quá trình ra quyết định lấy mạng các nghi can khủng bố. Có thể hình dung: ông Obama chủ trì cuộc họp một tuần một lần với 20 quan chức an ninh ở phòng tình huống tại Nhà Trắng. Trên bàn là danh sách 15 thành viên Al-Qaeda được các cơ quan tình báo thu gom gồm ảnh chân dung và vài dòng ngắn gọn giới thiệu. Có vài gương mặt là người Mỹ, có cả thiếu niên, gồm một em gái trông trẻ hơn tuổi 17 ghi trên đó.
Tiến trình chuẩn bị cuộc họp này diễn ra tuyệt mật: Lầu Năm Góc họp trực tuyến với khoảng 100 chuyên gia chống khủng bố để “đề cử” nghi can nào ở Yemen và Somalia vào một danh sách. Tương tự, CIA “đề cử” các nghi can ở Pakistan. Danh sách các “ứng viên” này sẽ được chuyển tới tay Tổng thống Obama. Ông là người ký lệnh cho mọi cuộc tấn công vào Yemen và Somalia, đặc biệt là các vụ tấn công nhiều nguy cơ và phức tạp ở Pakistan (chiếm khoảng 1/3 tổng số các vụ). Ông cũng là người ra quyết định tiêu diệt các nghi can hàng đầu, như Anwar al-Awlaqi, công dân Mỹ, bị máy bay không người lái của Mỹ giết chết ở Yemen năm 2011. Vụ giết Awlaqi “dễ như trở bàn tay”, như mô tả của chánh văn phòng Nhà Trắng William Daley được New York Times dẫn lại.
Tuy nhiên, việc ra quyết định như vậy đang bị chỉ trích. Ngay trong nội bộ chính quyền Obama cũng đang tranh cãi về cách thức đếm thi thể. Trên thực tế, giết được một nghi can thường kèm theo tổn thất phụ là nhiều người vô tội. Không ít ý kiến cho rằng số nạn nhân bị giết trong các vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan chỉ dưới một con số do chính quyền Mỹ đưa ra là không thực tế.
Thay thế nhà tù
Đảng Cộng hòa và những người chỉ trích cho rằng ông Obama đã chọn giết nghi can khủng bố thay vì bắt giữ vì cho đó là cách tiếp cận phù hợp hơn. Máy bay không người lái đang giúp Mỹ thay thế nhà tù. Năm 2010, phát biểu trước tòa, Faisal Shahzad, người bị xét xử do âm mưu nổ bom xe ở quảng trường Thời Đại, đã biện minh cho hành động tấn công dân thường nước Mỹ của mình một cách đầy sức tố cáo như sau: “Khi máy bay không người lái tấn công, chúng cũng không thấy trẻ em”.
Dennis C. Blair, giám đốc CIA bị sa thải vào tháng 5-2010, từng tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết khi thảo luận ở Nhà Trắng về chiến lược lâu dài chống lại Al-Qaeda, biện pháp thường được chú ý nhất là tấn công bằng máy bay không người lái. “Việc Nhà Trắng chỉ giới hạn vào cách này và xem đó là cách duy nhất khiến tôi nhớ đến chuyện đếm thi thể trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam” - ông Blair nói.
Sau khi nhận Giải Nobel hòa bình tháng 12-2009, ông Obama đã cho phép tấn công bằng máy bay không người lái nhiều hơn cả thời người tiền nhiệm George W. Bush trong toàn bộ hai nhiệm kỳ. Chỉ từ tháng 4-2012 đến nay đã có 14 vụ tấn công của Mỹ ở Yemen và sáu vụ ở Pakistan.
Trong cuốn sách mới Giết hay bắt sống: cuộc chiến tranh chống khủng bố và tâm hồn thời Obama làm tổng thống, tác giả Daniel Klaidman mô tả ông Obama đã có “tiến bộ” nhanh: “được đào tạo là một luật sư, ông đã thích ứng nhanh chóng vào phần khó nhất của công việc làm tổng thống: quyết định giết ai, khi nào giết... Trong mùa bầu cử nóng bỏng này, chiến dịch của Obama là vẽ lên bức tranh một vị chỉ huy sắt đá, theo đuổi kẻ thù mà không hề nao núng”.