Các nhà thiên văn học Chile vừa quan sát được bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của các thiên hà tối, Cơ quan Quan sát Nam Âu (ESO) thông báo.
“Trước đây, khoa học chỉ dự đoán về sự tồn tại của thiên hà tối trên lý thuyết mà chưa lần nào thực tế quan sát được. Tuy nhiên lần này có vẻ như chúng ta đã tìm ra chúng”, ESO cho hay.
Telegraph đưa tin, sử dụng quần thể kính Viễn vọng siêu lớn (VTL) của ESO đặt tại sa mạc Atacama, Chile, một nhóm các nhà quan sát quốc tế đã dò được được một cụm thiên hà tối nhờ quan sát thấy chúng phát sáng khi được một quasar gần đó chiếu vào. (Quasar là một chuẩn tinh thể có đường kính dưới
một năm ánh sáng nhưng lại là nguồn phát bức xạ mạnh nhất. Dù nằm ở tận
rìa vũ trụ, ánh sáng của các quasar vẫn tới được Trái đất – ND)
ESO hiện là tổ chức đang sử dụng những công nghệ quan sát thiên văn hiện đại, tân tiến nhất thế giới, với ba trạm quan sát đang hoạt động riêng tại Chile. Trong đó, quần thể VLT bao gồm 4 kính viễn vọng siêu lớn, có thể quan sát được những vật thể mờ hơn vật thể mà mắt thường nhìn được tới 4 tỷ lần.
“Cách tiếp cận của chúng tôi đối với thiên hà tối rất đơn giản: là tìm cách rọi một nguồn sáng khác vào nó”, nhà nghiên cứu Simon Lilly giải thích.
“Với nghiên cứu này, chúng ta đã tiến được một bước quan trọng
trong việc hé lộ và hiểu được những giai đoạn trứng nước của việc hình
thành thiên hà, cũng như giải thích được các thiên hà thu hút khí gas bằng cách nào”.
Quần thể kính viễn vọng siêu lớn VTL đã phát hiện được cụm thiên hà tối quanh khu vực của quasar HE0109-3518
Thiên hà tối là các thiên hà cỡ nhỏ, đậm đặc khí gas được hình thành từ thời kỳ đầu của vũ trụ. Các nhà thiên văn cho rằng chúng chính là các hợp phần cấu thành nên những hành tinh sáng, quy tụ nhiều sao và hành tinh ngày nay.“Trước đây, khoa học chỉ dự đoán về sự tồn tại của thiên hà tối trên lý thuyết mà chưa lần nào thực tế quan sát được. Tuy nhiên lần này có vẻ như chúng ta đã tìm ra chúng”, ESO cho hay.
Telegraph đưa tin, sử dụng quần thể kính Viễn vọng siêu lớn (VTL) của ESO đặt tại sa mạc Atacama, Chile, một nhóm các nhà quan sát quốc tế đã dò được được một cụm thiên hà tối nhờ quan sát thấy chúng phát sáng khi được một quasar gần đó chiếu vào. (Quasar là một chuẩn tinh thể có đường kính dưới
một năm ánh sáng nhưng lại là nguồn phát bức xạ mạnh nhất. Dù nằm ở tận
rìa vũ trụ, ánh sáng của các quasar vẫn tới được Trái đất – ND)
ESO hiện là tổ chức đang sử dụng những công nghệ quan sát thiên văn hiện đại, tân tiến nhất thế giới, với ba trạm quan sát đang hoạt động riêng tại Chile. Trong đó, quần thể VLT bao gồm 4 kính viễn vọng siêu lớn, có thể quan sát được những vật thể mờ hơn vật thể mà mắt thường nhìn được tới 4 tỷ lần.
“Cách tiếp cận của chúng tôi đối với thiên hà tối rất đơn giản: là tìm cách rọi một nguồn sáng khác vào nó”, nhà nghiên cứu Simon Lilly giải thích.
“Với nghiên cứu này, chúng ta đã tiến được một bước quan trọng
trong việc hé lộ và hiểu được những giai đoạn trứng nước của việc hình
thành thiên hà, cũng như giải thích được các thiên hà thu hút khí gas bằng cách nào”.