Diễn Đàn Tình Bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết bạn , giao lưu


You are not connected. Please login or register

Thiếu tiền,”trạm gác” thiên thạch bảo vệ Trái Đất sắp đóng cửa

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ADM☆☆๖ۣۜ[S]un๖ۣۜ☆☆

ADM☆☆๖ۣۜ[S]un๖ۣۜ☆☆
Điều Hành Diễn Đàn
Điều Hành Diễn Đàn

Nếu thiếu kính thiên văn ở Nam bán cầu, “Trái Đất có thể dễ dàng
bị một trong số các thiên thạch tấn công ở những nơi không thể lường
trước”.


Thiếu tiền,”trạm gác” thiên thạch bảo vệ Trái Đất sắp đóng cửa  14ffd06d7a7dd6.img
Kính viễn vọng tại đài quan sát Siding Spring.Nam bán cầu có thể “mù” vì thiếu tiền
Vì thiếu tiền, Siding Spring Survey, chương trình nghiên cứu duy nhất
thực hiện tại bầu trời phía Nam bán cầu nhằm tìm kiếm sao chổi và các
tiểu hành tinh đi lướt qua Trái Đất có thể phải chấm dứt. Điều này sẽ
tạo ra một điểm mù nguy hiểm trong hoạt động quan sát các vật thể vũ trụ
có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp nếu va chạm với Trái Đất.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Siding Spring Survey sử dụng hình ảnh
từ đài quan sát Siding Spring (Úc). Ở đó, các nhà thiên văn học sẽ quan
sát kĩ lưỡng những hình ảnh chụp bầu trời gần giống nhau để tìm kiếm
các vật thể chuyển động. Đây là một phần của chương trình nghiên cứu bầu
trời Catalina Sky Survey nhằm nỗ lực tìm kiếm và theo dấu những vật thể
gần Trái Đất có khả năng gây nguy hiểm.

Catalina sử dụng dữ liệu từ hàng loạt kính thiên văn ở Bắc bán cầu và
nghiên cứu Siding Spring. Tuy nhiên, hồi tháng 10 năm ngoái, chi phí
ngày càng tăng cao, một phần do những thay đổi trong tỉ giá hối đoái
giữa USD và đô la Úc, đã khiến Catalina phải ngừng đầu tư cho Siding
Spring.

Từ đó đến nay, với các khoản tài trợ tạm thời từ Đại học Quốc gia Úc,
hoạt động nghiên cứu bầu trời phía Nam bán cầu vẫn được duy trì, nhưng
rất chật vật. Khi khoản hỗ trợ mở rộng này hết hạn vào cuối tháng 7, mọi
chuyện có thể sẽ chấm dứt.

“Tôi không biết nguy sẽ cơ tăng 1%, 10% hay 20%. Nhưng chắc chắn là tăng”

Các vật thể gần Trái Đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip
và đôi khi sẽ sượt qua hoặc va chạm vào Trái Đất. Việc quan sát các vật
thể trước khi chúng đâm vào Trái Đất sẽ giúp các khu vực bị ảnh hưởng có
thời gian để sơ tán. “Trong trường hợp tốt nhất, bạn có thể dự đoán sức
thời gian và địa điểm bị ảnh hưởng tới chính xác 1 giây và trong 1 km”,
Rob McNaught, lãnh đạo chương trình Siding Spring cho biết, “bạn không
thể làm vậy với các thảm họa tự nhiên khác”.

Thiếu tiền,”trạm gác” thiên thạch bảo vệ Trái Đất sắp đóng cửa  946261_thien_thachSao chổi và các tiểu hành tinh có sức tàn phá lớn nếu đâm vào Trái Đất.
Theo Tim Spahr từ Trung tâm hành tinh nhỏ thuộc Hiệp hội Thiên văn
Quốc tế (Cambridge, Massachusetts, Mỹ), nếu không có sự phòng ngừa từ
phía Nam, không thể thấy được bất cứ vật thể nào tiếp cận Trái Đất ở khu
vực từ vĩ độ 30 xuống dưới.

Đây không phải là vấn đề đối với những vật thể khổng lồ cỡ như thiên
thạch trong vụ va chạm làm khủng long tuyệt chủng bởi chúng rất hiếm và
các nhà khoa học đang theo dõi 94% số thiên thạch này. Mối lo ngại nằm ở
các thiên thạch với bề rộng khoảng 30m có khả năng san bằng một thành
phố như vụ nổ Tunguska năm 1908.

Khoảng 1 triệu vật thể nhỏ đang trôi nổi trong vũ trụ và chúng có
nhiều khả năng đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, người ta mới xác định được
vị trí của gần 1% trong số này. Nếu thiếu kính thiên văn ở Nam bán cầu,
“bạn có thể dễ dàng bị một trong số chúng tấn công ở những nơi không thể
lường trước”, Don Yeomans, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Vật thể
gần Trái đất của NASA nói. “Tôi không biết nguy sẽ cơ tăng 1%, 10% hay
20%. Nhưng chắc chắn là tăng”, chuyên gia này khẳng định.

Hơn nữa, vì thiên thạch và sao chổi đều được theo dõi ở cả 2 bán cầu
nên những vật thể được phát hiện ở Bắc bán cầu có thể sẽ bị mất dấu nếu
không tiếp tục được giám sát ở Nam bán cầu.

McNaught ước tính chương trình Siding Spring Survey cần khoảng
180.000 USD mỗi năm để hoạt động và khoản chi một lần 30.000 USD để sửa
chữa vòm của đài quan sát. “Tôi ước có thể nói với các bạn rằng chúng
tôi có khả năng kiếm được một số tiền. Nhưng tôi không thể”, Harvey
Butcher thuộc Đại học Quốc gia Úc, đơn vị cung cấp tài trợ tạm cho
Siding Spring nói.

Nếu chương trình này bị ngừng lại, sẽ không có bất cứ kính thiên văn
nào tiếp nối được sứ mệnh của nó cho tới những năm 20 của thế kỉ này,
khi kính thiên văn Synoptic Survey lớn đi vào hoạt động.

Trong khi đó, dự án B612 Foundation với mục đích xây dựng kính thiên
văn theo dõi tiểu thiên thạch sẽ không được tiến hành trước năm 2017.

https://a2-family.123.st

OắtĐờFác

OắtĐờFác
Mod Phim Ảnh - Video Clip - Music
Mod Phim Ảnh - Video Clip - Music

hk bjk có ngày tận thế thật hk nữa...sợ quá Smile

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết