Diễn Đàn Tình Bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết bạn , giao lưu


You are not connected. Please login or register

Bên Dòng Nước ( Chương 10 )

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Bên Dòng Nước ( Chương 10 )     Empty Bên Dòng Nước ( Chương 10 ) Sun Jul 22, 2012 12:31 pm

uoı[l]ƃuı[ʞ]

uoı[l]ƃuı[ʞ]
Mod Thư Viện Forum
Mod Thư Viện Forum

Hôm ấy thật khuya, Tiểu Song mới về tới nhà. Tôi đang ngồi trước bàn học, với quyển Kế Hoạch Tuyến Tính và quyển sổ ghi chú, mà vẫn không có một chữ trong đầu. Vì tôi đang đợi Tiểu Song.

Tiểu Song bước vào da mặt rám nắng, môi đỏ. Trong chiếc áo khác màu tím nhạt, chiếc quần ống loe màu trắng tróc dài xõa vai với cánh hoa trắng trên tóc. Còn đúng mấy hôm nữa là xả tang. Tiểu Song đếm ngón tay nói với tôi.

Thế thì nhanh thật. Tiểu Song đến nhà tôi gần giáp năm. Còn nhớ lúc mới đến. Cô ấy với tôi bộ quần màu đen dáng gầy còm đứng giữa phòng khách so với bây gờ thì khác xa. Vì cái nhất cử nhất động bây giờ là của mùa xuân chứ không phải muà đông lạnh giá nữa. Tiểu Song nhìn tôi hỏi:

- Chị Bình sao giờ này còn chưa ngủ?

Tôi giả vờ thờ ơ:

- Đi Tân Trúc chơi vui không? Gặp bạn chứ? Hẳn là một người có tên tuổi?

Tiểu Song đặt tất cả chìa khoá cửa, túi ví, xách tay lên bàn vừa cười vừa nói.

- Đâu có. Chúng em không gặp ai hết, vì anh Hữu Văn chẳng có bạn ở Tân Trúc.

Tôi hỏi.

- Sao vậy? Rõ ràng giấy để lại của Tiểu Song nói thế cơ mà?

Tiểu Song đến bên giường, cởi giầy rồi năm lăn ra, cô bé nói:

- Sự thật thế này này. Mấy ngày hôm nay anh Hữu Văn chẳng viết được gì hết. Viết trang nào xong anh ấy lại xé, vì không hài lòng. Tối hôm qua anh ấy nói làm việc kiệt sức quá. Tôi cũng thấy điều đó. Con người chứ đâu phải chiếc máy đâu mà cứ nhốt mình trong gác với giấy bút hoài phải không? Chị thấy đó, trước kia Jack London viết được quyển “Sói Biển” là nhờ ông ta có kinh nghiệm thủy thủ. Còn Hemingquay viết “Chuông Gọi Hồn Ai” cũng nhờ sôùng qua mấy năm ở trận mạc. Viết văn không thể tách rời kinh nghiệm cuộc sống, nếu để anh ấy giam mãi trong nhà thì cao lắm là chỉ viết được “Ký Sự” về lũ chuột phàm ăn mà thôi.

Tôi buột miệng:

- Không ngờ mới đây mà cô đã trở thành nhà nghiên cứu tiểu thuyết rồi.

Tiểu Song cười, đưa mấy ngón tay vẽ vẽ trên thành giường:

- Nhờ em nghe anh Hữu Văn nói, anh ấy cái gì cũng biết, nhất là về thân thế và sự nghiệp các nhà văn. Có nhiều lúc em cũng nghĩ không hiểu sao óc anh lại chứa được nhiều đến thế.

Tôi cười buồn:

- Nói rằng nhà văn phải có kinh nghiệm sống mới viết được tác phẩm, vậy không lẽ nhà văn Pháp Alexandre Dumas khi viết “Trà Hoa Nữ" phải đi làm điếm qua ư?

Tiểu Song cười:

- Chị chỉ khéo nói nhảm, Alexandre Dumas là đàn ông làm sao làm điếm được.

- Còn Tolstoi phải là đàn bà mới viết được cuốn “Anna Karenine”. Còn Jack London ngoài kinh nghiệm thủy thủ ra phải có kinh nghiệm làm *** mới viết được quyển “Tiếng Gọi Nơi hoang Dã”, HEmingquay phải là ngư o ng mới viết được “Ngư Ông và Biển Cả”, ngay cả nhà văn Ngô Thừa Ân của chúng ta phải có kinh nghiệm làm khỉ...

Tiểu Song ngơ ngác nhìn tôi:

- Ngô Thừa Ân là ai vậy?

- Là tác giả Tây Du Ký đấy. Nếu không là khỉ thì làm sao ông ta tạo được nhân vật xuất sắc như Tề Thiên Đại Thánh được.

Tiểu Song cười lớn.

- Chị có óc trào phúng khá lắm, tôi ngầm hiểu chị không ưa anh Hữu Văn nên lúc nào cũng ở phía đối lập, và câu nào của anh ấy nói ra chị cũng vặn lại được.

Tôi nhún vai:

- Không bao giờ có chuyện đó. Thôi được rồi nãy giờ Song dài dòng về Jack London Hemingquay... nhưng những người này có dính dáng gì đến chuyến đi Tân Trúc của cô?

Tiểu Song quay lại nhìn tôi:

- Em chỉ lấy một vài ví dụ để minh chứng cho việc trước tác, không phải là một vấn đề khép kín, nó phải phản ảnh thực tế. Ví dụ như anh Hữu Văn lúc gần đây không đủ hứng để viết nên em đề nghị anh ấy đi nơi này nơi kia vừa giảm bớt sự căng thẳng vừa kiếm thêm một chút tư liệu, biết đâu nhờ thế chẳng viết được? Cũng vì thế mà hôm nay chúng em đến hồ Thanh Thảo, đến núi Sư Tử... đi mệt phờ người. - Tiểu Song vuốt lấy mái tóc, tuy mệt mỏi, nhưng cô bé vẫn có vẻ rạng rỡ- Hôm nay thời tiết quá tốt, không nóng quá cũng không lạnh, không hiểu sao các anh chị lại đóng kín cửa trong nhà không đi ra ngoài chơi, mùa thu là mùa lý tưởng cho picnic cơ mà.

À thì ra cô bé cũng thường đi picnic, nhưng có đi thì đi cần gì phải lý luận dài dòng như thế, tôi nhún vai:

- Thì cứ nói đại đi chơi cần gì phải nói đi thăm bạn bè.

Tiểu Song vẫn cãi:

- Đâu phải hoàn toàn đi chơi đâu, mà theo lời anh Hữu Văn là đi bắt lấy nguồn cảm hứng.

Tôi cười nhẹ:

- Như vậy từ sáng đến giờ, ông ấy hẳn đã bắt đầy một giỏ rồi chứ?

Tiểu Song cười và ngượng ngùng úp mặt vào gối. Chợt nhiên tôi cảm thấy không cần phải để cho cô ấy biết chuyện anh Thi Nghiêu tâm huyết sắp xếp một chương trình cho bản nhạc “Bên Dòng Nước”. Bây giờ có nói cũng chẳng ý nghĩa gì. Tiểu Song bận rộn quá, vừa dạy học, chuẩn bị giấy bút, rồi chép bản thảo... phải đi theo trợ lực dể bắt nguồn cảm hứng... Thế thì cô ta còn thì giờ đâu nữa mà để ý bản nhạc “Bên Dòng Nước” kia?

Vì nghĩ thế, nên tối hôm ấy, tôi không hề nhắc tới chuyện anh Nghiêu làm.

Mấy hôm sau bản nhạc “Bên Dòng Nước” lại được phát lại một lần nữa. Tiểu Song vẫn không hề hay biết. Đến lần phát lại thứ ba rồi thứ tư thì Tiểu Song mới khám phá ra, đó là trung tuần tháng mười một. Hôm ấy chương trình ca nhạc kéo dài đến tận khuya. Tình cờ Tiểu Song ở nhà. Nàng ta dang cùng nội học đan áo. Chiếc áo màu chocolat cổ cao. Nhìn chiếc áo là tôi biết Tiểu Song đan cho Hữu Văn. Tiểu Song vừa đan áo vừa xem ti vi. Lư Hữu Văn hôm ấy cũng có đến, nhưng ngồi được một chút, nói là bận viết một truyện ngắn nên cáo từ về trước, chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm thì bận đi sắm sửa đồ đạc chuẩn bị cho nhà mới, để xây dựng gia đình, nên cũng không có ở nhà, mẹ và cha ở phòng riêng. Phòng khách chỉ còn tôi, Vũ Nông, Tiểu Song và nội. Anh Thi Nghiêu giam mình trong phòng, lúc gần đây anh ấy càng ngày tự cô lập mình trong phòng riêng.

Khi bản nhac. “Bên Dòng Nước” hiên ra trên màn ảnh Tiểu Song đã giật mình. Nàng như bị cuốn hút. Nội nói:

- Cái người hát hôm nay sao lạ quá!

Nội thì chỉ biết có một vài ca sĩ quen thuộc. Lần này người trình bày bài hát này không phải là nữ, mà là giọng nam. Và trên màn ảnh, không giống cảnh mấy lần trước. Lần này ca sĩ xuất hiện trước ống kính. Chỉ có bối cảnh sau lưng của ông ta là hình ảnh một thiếu nữ, mặc áo dài trắng, tóc dài, đứng giữa trời nước mênh mông như một ảo ảnh.

Khi nam ca sĩ hát hết đoạn "Người con gái cũ giờ như nước, trôi giữa dòng đời mắt đắng cay" thì Tiểu Song quay lại nhìn tôi, mặt tái hẳn. Nàng có vẻ xúc động lắm. Tiểu Song trách:

- Chị Bình, sao chị không cho em biết? Anh Thi Nghiêu cũng thế?

Tôi hỏi

- Cho em biết để làm gì? Cho em biết là hôm nay có bản “Bên Dòng Nước” ư? Chị không biết và cả anh Thi Nghiêu cũng chưa hẳn biết, vì bản nhạc này không phải mới hát lần đầu. Lần đầu lúc mới phát, anh Nghiêu có bảo tôi nói lại cho Tiểu Song nghe, nhưng lúc bấy giờ Tiểu Song bận cùng Hữu Văn đi bắt nguồn cảm hứng. Những lần kế tiếp anh Nghiêu không cho biết nữa. Còn Tiểu Song, thì suốt ngày có ở nhà đâu? Tiểu Song lại chẳng quan tâm lắm đến truyền hình. Còn âm nhạc ư? Âm nhạc chẳng qua chỉ là trò giải trí nhảm nhí. Có cho Tiểu Song biết cũng chẳng ích lợi gì.

Tiểu Song nhìn tôi, thật lâu không nói. Sau đó nàng lẳng lặng thu dọn kim đan và len rồi đi vào phòng. Vũ Nông ngồi cạnh, níu áo tôi khẽ:

- Thôi em đừng xen vào chuyện người ta nữa. Dù gì đâu cũng vào đó cả rồi, không dảo ngược được lại đâu.

Tôi trừng mắt:

- Vây anh còn lo lắng gì nữa. Khi mà mọi sự đã đâu vào đấy?

Nội nhìn chúng tôi, rồi nhìn vào tivi.

- Hôm nay con Bình làm sao thế? Ba hồi gây với Tiểu Song, rồi ba hồi lại gây với Vũ Nông? Con cái càng ngày càng lớn, được nuông chiều riết rồi sinh hư.

Tôi nổi giận

- Nội chẳng hiểu ất giáp gì cứ la hoài, kệ con đi!

Nội nói.

- Thấy chưa. Bây giờ mày gây cả với tao nữa ư? Thôi để tao về phòng, ngồi đây mày nhìn thấy chướng mắt.

Tôi hối hận, vội bước tới nắm tay người:

- Nội làm gì thế? Con có giận nội bao giờ dâu, nội nói oan con thế?

Nội lấy tay vuốt mũi tôi với nụ cười:

- Đừng tưởng nội chẳng hiểu gì cả. Cái gì nội cũng biết hết con ạ. Trong đám con cái nhà này, con là đứa có tâm hồn trong trắng và yêu người hơn hết, vì vậy mà con hay làm chuyện bao đồng, ngu xuẩn. Nội cho con biết nhé. Ở đời cái gì cũng có định số. Người tính không bằng ông trời tính. Con muốn cãi lại, nội muốn cãi lại cũng không đuợc, con hiểu không?

Tôi cười gượng lắc đầu và nép người vào vai nội. Nội nhìn tôi với đôi mắt thật hiền và sau đó người bỏ về phòng riêng. Tôi tắt tivi, ngồi xuống ghế tựa thẫn thờ. Tám giờ sáng mai Vũ Nông bận ra toà để xử một vụ án kỳ cục, Ông già chồng cáo nàng dâu bỏ bê. Nên chàng cũng không thể ở lại chơi lâu. Nông bước tới vuốt mái tóc tôi, nói:

- Thôi đừng mãi lo chuyện người nữa, nếu có thời gian dư thừa em hãy nghĩ đến cuốc sống mai sau của đôi ta.

Tôi miễn cưỡng với nụ cười, lòng man mác không hiểu vì sao.

Vũ Nông đi rồi, tôi vẫn ngồi đó, mông lung suy nghĩ. Nghĩ gì? Vẩn vơ. Chị Thi Tịnh đi chơi về và đi thẳng vào phòng, chị có vẻ mệt mỏi. Tôi không buồn ngủ nên vẫn ngồi yên trong phòng khách. Thật lâu sau đó, Tiểu Song từ phòng ngủ bước ra:

- Chị Thi Bình, chị không đi ngủ đi.

Tôi ngước lên. Đôi mắt Tiểu Song còn đỏ, hình như cô ấy vừa mới khóc. Tại sao? Tại sao cô ấy lại khóc? Vì bản nhạc “Bên Dòng Nước” ư? Một công trình của anh Thi Nghiêu? Tôi không biết và cũng không muốn biết. Tôi đứng dậy đi vào phòng và lên giường. Chúng tôi chẳng nói gì với nhau nữa cả.

Một đêm mấy ngày sau đó, khi tôi đang bận làm bài về chế độ kế toán, và Tiểu Song đang đan áo thì đột nhiên có tiếng gõ cửa. Tôi chưa lên tiếng thì cửa đã mở và anh Thi Nghiêu xuất hiện. Mặt anh đỏ gay, mùi rượu nồng nặc. Anh ấy đã uống rượu. Khuya thế này mà còn uống rượu ư? Ký ức tôi ghi nhận anh Nghiêu không biết uống rượu cơ mà? Tôi đứng lên:

- Anh Nghiêu!

Anh Nghiêu có vẻ không để ý đến tôi. Mắt anh chằm chằm nhìn về phía Tiểu Song. Cô ấy đang bối rối. Anh bước vào kéo chiếc ghế ban nãy tôi vừa ngồi về phía Tiểu Song:

- Tiểu Song.

Anh nói và ngồi đối diện với nàng:

- Tôi có một món quà muốn tặng cho Tiểu Song. Món quà này có ích cho cả cô và Hữu Văn nữa.

Và anh Nghiêu móc trong túi ra một mảnh giấy đặt lên bàn. Tôi nhìn theo đó là một tấm chi phiếu.

Tiểu Song ngơ ngác, tròn mắt nhìn anh Nghiêu:

- Thế này là thế nào?

Anh Nghiêu nói.

- Tấm chi phiếu một vạn đồng. Cô có thể mang đến ngân hàng và lãnh bất cứ lúc nào.

Mặt Tiểu Song tái hẳn.

- Anh... Anh nghĩ là... Anh nghĩ là tụi tôi không có tiền tiêu ư?

Thi Nghiêu trịnh trọng nói.

- Vâng tôi hiểu chứ. Tôi còn biết mỗi ngày cô phải đi bộ bốn mươi phút đến nhà Hữu Văn. Trên đường còn phải ghé mua bánh lót lòng cho Văn. Bữa ăn trưa của mấy người là mì ăn liền. Rồi sau đó, cô phải đi bộ đến trường dạy nhạc vì đoạn đường này không có xe bus. Tan giờ cô phải mua thêm bánh mì, jambon, bơ đậu phọng... Để mang lại nhà Hữu Văn. Dù lương cô đã được tăng, mỗi tháng cũng chỉ có bốn ngàn đồng. Một ngàn rưỡi đã đưa cho mẹ tôi, cô còn lại được bao nhiêu chứ?

Tiểu Song thất sắc. Nàng có vẻ giận dữ.

- Anh theo dõi tôi ư?

Anh Thi Nghiêu nói.

- Chuyện đó cũng không có gì.

Không khí trong phòng đầy ngập mùi thuốc súng. Tôi thấy đầu căng thẳng. Anh Thi Nghiêu say thật rồi, say đến độ anh ấy không biết mình đang nói gì.

- Vì những điều tôi nói chỉ là sự thật, đúng không? Vì vậy với số tiền mười ngàn đồng này, cô có thể ngồi Taxi hoặc đưa bạn trai cô đi ăn cơm tiệm...

Tiểu Song ngồi thẳng lưng, mắt mở to trừng trừng, giọng giận dữ, run rẩy:

- Vì chúng tôi nghèo, nên anh có quyền sỉ nhục ư? Vì anh Văn mê viết lách nên anh xem rẻ. Chúng tôi cố phấn đấu kiếm sống... Nghèo, không có tiền, nên anh tự cho mình có quyền bố thí, ban ơn cho chúng tôi, phải không?

Anh Thi Nghiêu cắt ngang.

- Đừng nói vậy? Thi Nghiêu này có ngu có khùng, có lùng bùng cỡ nào đi nữa, cũng không đến nỗi đem tiền cho không kẻ tình địch của mình, cô nên nhớ điều đó!

Tiểu Song chau mày.

- Thế... Thế... Số tiền ở trong chi phiếu này ở đâu ra?

Anh Thi Nghiêu hét.

- Đó là tiền của cô. Tôi đã tranh đấu hết sức mình, để đòi cho được tiền bản quyền bản nhạc “Bên Dòng Nước”. Công ty Rừng Nhạc đã mua tác quyền, tất cả được một vạn đồng. Tôi không làm sao đòi họ trả cao hơn được. Tôi đã làm hết sức mình rồi cô hiểu chưa? Đây là tiền của cô, là di sản của cha cô để lại cho cô, chứ không phải của tôi. Với con người cao ngạo, tự kiêu như cô làm sao tôi dám sỉ nhục, dám bố thí, dám đưa một cắc bạc cho cô.

Tiểu Song ngớ ra. Những câu nói cuối cùng của anh Thi Nghiêu, khiến Tiểu Song bàng hoàng, nàng ấp úng.

- Không, không thể như vậy được, anh Nghiêu.

Anh Thi Nghiêu nắm lấy tay Tiểu Song, mắt long lên:

- Sao vậy? Sao lại không được? Cô nghĩ là hãng Rừng Nhạc không có quyền mua tác quyền bản nhạc đó ư?

Mắt Tiểu Song long lanh nước mắt:

- Không phải thế, em không nói hãng Rừng Nhạc mà là nói anh. Anh không được phép vì em, nghĩ đến em nhiều như thế, em không tin.

Chợt nhiên anh Thi Nghiêu nâng cằm Tiểu Song lên, xúc động:

- Em phải tin, phải tin. Tiểu Song ạ! Anh đã sai lầm nhiều thứ, anh là một thằng ngu vô cùng mới để cho Hữu Văn chen vào đời em. Từ khi em bước vào nhà đến nay, anh chẳng làm được gì cả, anh... Hãy tin anh đi em. Cuộc đời anh chưa bao giờ đau khổ hơn lúc này.

Tiểu Song ngồi yên, cố ngăn những dòng lệ chảy ra mắt nàng không nói gì hết. Trong khi anh Nghiêu lại kéo Tiểu Song gần hơn:

- Tiểu Song, hãy tin anh.

Tiểu Song cố tránh ra, nàng nhìn lên:

- Anh Nghiêu. Em... Em nào thấy anh nói năng gì đâu, em cứ ngỡ người anh yêu quý là cô Huỳnh Lệ.

Thi Nghiêu xúc động nói.

- Sao em khờ thế? Thi Bình mẹ anh và ngay cả Nội cũng đều biết, thế mà em... Em lại dám nói là mình không biết?

Tiểu Song nói như trách.

- Tại sao em phải biết? Lúc nào anh cũng lạnh lùng cao ngạo, tỉnh bơ... Nhiều lúc em nghĩ là tất cả chỉ là một sự hiểu lầm của chị Thi Bình.

Anh Thi Nghiêu run run giọng.

- Vậy thì... Vậy thì bây giờ anh nói, anh bày tỏ hẳn chưa muộn chứ? Phải không Tiểu Song?

Tiểu Song không đáp, nàng như cố tìm cách thoát khỏi cảnh bối rối. Trong khi anh Thi Nghiêu vẫn tiếp tục nói với một giọng xúc động.

- Tiểu Song, có thể anh là thằng ngu, thằng khờ, một thằng không biết cách bày tỏ lòng mình, nhưng với em, với em thì... Anh biết nói làm sao bây giờ để em hiểu. Lần đầu tiên em bước vào nhà anh, anh còn nhớ. Hôm ấy em mặc nguyên bộ áo quần màu đen, đứng giữa phòng khách, sự hiện diện của em đã khiến anh choáng từ đầu. Anh bối rối, anh buồn, anh tự ti. Em giống như một thiên thần nhỏ. Qua ngày hôm sau. Em ngồi đàn, em thử anh. Với một người nào khác là anh đã không giận nhưng là vì em. Một dáng dấp thanh cao thuần khiết, khiến anh có mặc cảm, anh nghĩ là em xem thường anh, và anh nổi giận. Thế đó cứ nhứt cử nhứt động, càng lúc anh càng tạo nên hiểu lầm. Em càng lôi cuốn, anh càng chống trả. Anh cũng không biết tại sao mình lại làm thế... Tiểu Song... Tiểu Song... Em hãy tha thứ cho anh... Tại anh chưa có kinh nghiệm của tình... anh chưa hề biết được tình yêu...

Tiểu Song vẫn yên lặng. Căn phòng tràn ngập trong yên lặng, ngoài tiéng thở hổ hển của anh Nghiêu. Tôi đứng đó mà sự hiện diện của tôi như là một số không to tướng... Một số không biết xúc động. Một lúc, tôi nghe Tiểu Song nói.

- Anh Nghiêu, em không thể... không thể...

Anh Thi Nghiêu cắt ngang.

- Tiểu Song, Nếu em mà nói không thì tốt nhất đừng nói gì cả. Em hãy suy nghĩ kỹ đi... Anh không phải là hạng người đến sau, biết em đã có người yêu rồi cố giành giựt... Mà anh là một thằng ngu, thằng khờ, tự ái dỏm... Anh yêu em không dám tỏ bày...

- Anh Thi Nghiêu!

Tiểu Song cắt ngang, không để anh Nghiêu nói tiếp. Và tôi thấy anh Nghiêu buông thõng hai tay, dáng tuyệt vọng một cách tội nghiệp. Anh ấy giống như một người sắp chết đuối, cố nắm lấy thanh gỗ mục không dám buông ra. Anh Nghiêu hỏi một cách tuyệt vọng.

- Vậy thì Tiểu Song, em hãy cho tôi biết, tôi phải làm gì? Làm gì để em đừng ghét bỏ tôi?

Tiểu Song nhỏ nhẹ.

- Em không hề ghét anh. Từ xưa đến nay và mãi sau này chẳng bao giờ có chuyện đó.

Anh Nghiêu hy vong:

- Vậy thì... Em hãy để anh được quyền chăm sóc em, yêu em, đem cả cuộc đời của mình ra bảo bọc lo lắng cho em chứ?

MẮt Tiểu Song mờ lệ:

- Không... Không... Không được... Anh Thi Nghiêu... Hẳn anh cũng không thích làm bạn gì với một... đứa con gái ăn ở hai lòng...

- Anh không hiểu?

Tiểu Song kiên quyết.

- Anh Nghiêu. Em rất xúc động trước sự chăm sóc của anh. Em cảm ơn anh lắm, cảm ơn suốt đời em. Anh có biết không, hôm nghe đài hát bản “Bên Dòng Nước” em đã xúc động dường nào không? Nhưng mà em không thể chấp nhận lời tỏ tình của anh, vì em không có quyền. Khi mà em đã nhận lời yêu một người khác. Làm thân con gái không thể có hai chồng!

Anh Thi Nghiêu đứng lặng thật lâu:

- Em muốn nói là... Người em yêu là Hữu Văn chứ chẳng phải anh, phải không?

Tim tôi chợt nhói đau. Ông anh đáng thương của tôi, tôi có thể giúp gì cho anh chứ? Bên tai tôi là lời nói nhẹ đầy lời buồn của Tiểu Song.

- Vâng, anh Nghiêu, em không dám giấu anh. Em yêu Văn, và bây giờ không còn cách nào khác...

Gian phòng chìm trong yên lặng. Tôi ngẩng đầu lên. Anh Thi Nghiêu như biến thành một pho tượng đá. Tiểu Song, cô tàn nhẫn lắm, cô tàn nhẫn quá... Đừng! Đừng! Tiểu Song... Tôi đứng chơ vơ, lòng kêu gào, nhưng chẳng biết phải phản ứng thế nào. Mắt anh Thi Nghiêu chợt đỏ lên, tôi hình như trông thấy cả những tia chỉ màu máu trong mắt.

Anh Thi Nghiêu nói.

- Được rồi Tiểu Song, Vậy thì hai người hãy làm đám cưới đi, hãy lấy nhau đi! Hãy lấy ông nhà vắn sắp lãnh giải Nobel văn học của cô... Rồi cô sẽ thấy... Cô hãy theo hắn... Mong rằng suốt đời tôi sẽ không thấy được cô nữa.

Nói xong, như một chiếc tàu hỏa, anh xồng xộc ra khỏi cửa. Tiểu Song chợt oà lên khóc, nàng ngã vào lòng tôi.

- Chị Thi Bình. Tại sao anh Nghiêu lại tàn nhẫn như vậy? Tại sao? Sao không chấp nhận tình bạn còn lại của em dành cho anh ấy?

Tôi chợt buồn thêm. Tiểu Song, cô mới thật là tàn nhẫn. Tôi nói trong lòng. Anh ấy đang gào thét, phát tiết những âm thanh cuối cùng của cuộc tình chiến bại của mình.

Anh ấy chỉ có thể làm như vậy thôi.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết