Kế hoạch di dời các trường đại học, bệnh viện, trụ sở bộ ngành khỏi trung tâm thủ đô đến năm 2030 nhằm giảm tải cho khu vực nội thành là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên thực hiện thế nào trên thực tế lại là một bài toán không hề dễ, nhất là vấn đề kinh phí.
Vừa qua, việc Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng lần lượt tuyên bố sẽ bán trụ sở đang gây sự chú ý của công luận, bởi trụ sở hiện tại của cả hai bộ này đều nằm trên những “mảnh đất vàng” ngay giữa trung tâm Hà Nội.
Trụ sở Bộ Giao thông Vận tải ở 80 Trần Hưng Đạo có diện tích khoảng 8.000 m2, còn trụ sở Bộ Xây dựng ở 37 Lê Đại Hành có diện tích 13.000m2.
Trả lời báo chí, quan chức có trách nhiệm của hai bộ đều khẳng định mọi thủ tục bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất lấy tiền mua hoặc đổi trụ sở mới đều sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Tuy nhiên điều dư luận quan tâm là số phận hai miếng “đất vàng” này rồi sẽ ra sao sau khi nó không còn thuộc quyền sử dụng của hai bộ này nữa, mà thuộc quyền sử dụng của tư nhân? Có nghĩa rằng mục đích sử dụng “đất vàng” sẽ chuyển đổi từ lĩnh vực phục vụ công ích, phi lợi nhuận sang lĩnh vực tư nhân, có lợi nhuận.
Còn nhớ cách đây chưa lâu, tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc với Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo từng tuyên bố : “Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký !”.
Ông Thảo lý giải rằng, mục đích di dời các trường học, bệnh viện hay trụ sở một số bộ ngành ra khỏi nội đô sẽ không còn ý nghĩa giảm tải một khi khoảng đất trống đó lại đem làm chung cư, khu đô thị, hoặc đem bán cho tư nhân.
Báo Tuổi trẻ trích lời ông Thảo kiến nghị “thành phố xin mua lại, giữ đúng mục đích dành cho sinh hoạt công, hình thức mua cũng từ vốn ngân sách, ghi thu, ghi chi, có vậy mới đạt được mục đích giảm ùn tắc”.
Tuyên bố của Chủ tịch Hà Nội là vậy, song dư luận vẫn không khỏi lo lắng, liệu những “mảnh đất vàng” như ở 80 Trần Hưng Đạo, 37 Lê Đại Hành, hay nhiều trụ sở bộ ngành, trường đại học, bệnh viện khác trong nội đô rồi sẽ ra sao?
Liệu chúng có lần lượt bị rơi vào tay tư nhân ? Hay chúng vẫn được tiếp tục sứ mệnh công ích phục vụ nhân dân, trở thành những không gian công cộng quý báu cho dân chúng muôn đời sau? Quy hoạch trung tâm thủ đô liệu có bị phá vỡ một khi hàng loạt khu đất vàng sẽ bị chuyển đổi công năng trong tương lai?
Nhớ lại vụ việc miếng “đất vàng” giữa thủ đô ở chợ 19-12 suýt bị thôn tính xây Trung tâm thương mại, nay đã thành một con đường tuyệt đẹp cùng tên phục vụ dân chúng, mới thấy hết giá trị cao quý của lợi ích công.
Liệu khu vực chợ 19-12 có còn được phong quang, thoáng đãng như hôm nay nếu ở đó mọc lên những cao ốc phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó thay vì phục vụ cả cộng đồng ?
Số phận những mảnh “đất vàng” giữa thủ đô sẽ ra sao ? Kiến trúc trung tâm thủ đô thế nào trong một hai thập kỷ tới ? Một phần câu trả lời tùy thuộc vào việc những mảnh đất này sẽ được dùng vào mục đích gì, phục vụ cho ai ?
Vừa qua, việc Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng lần lượt tuyên bố sẽ bán trụ sở đang gây sự chú ý của công luận, bởi trụ sở hiện tại của cả hai bộ này đều nằm trên những “mảnh đất vàng” ngay giữa trung tâm Hà Nội.
Trụ sở Bộ Giao thông Vận tải ở 80 Trần Hưng Đạo có diện tích khoảng 8.000 m2, còn trụ sở Bộ Xây dựng ở 37 Lê Đại Hành có diện tích 13.000m2.
Trả lời báo chí, quan chức có trách nhiệm của hai bộ đều khẳng định mọi thủ tục bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất lấy tiền mua hoặc đổi trụ sở mới đều sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Tuy nhiên điều dư luận quan tâm là số phận hai miếng “đất vàng” này rồi sẽ ra sao sau khi nó không còn thuộc quyền sử dụng của hai bộ này nữa, mà thuộc quyền sử dụng của tư nhân? Có nghĩa rằng mục đích sử dụng “đất vàng” sẽ chuyển đổi từ lĩnh vực phục vụ công ích, phi lợi nhuận sang lĩnh vực tư nhân, có lợi nhuận.
Còn nhớ cách đây chưa lâu, tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc với Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo từng tuyên bố : “Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký !”.
Ông Thảo lý giải rằng, mục đích di dời các trường học, bệnh viện hay trụ sở một số bộ ngành ra khỏi nội đô sẽ không còn ý nghĩa giảm tải một khi khoảng đất trống đó lại đem làm chung cư, khu đô thị, hoặc đem bán cho tư nhân.
Báo Tuổi trẻ trích lời ông Thảo kiến nghị “thành phố xin mua lại, giữ đúng mục đích dành cho sinh hoạt công, hình thức mua cũng từ vốn ngân sách, ghi thu, ghi chi, có vậy mới đạt được mục đích giảm ùn tắc”.
Tuyên bố của Chủ tịch Hà Nội là vậy, song dư luận vẫn không khỏi lo lắng, liệu những “mảnh đất vàng” như ở 80 Trần Hưng Đạo, 37 Lê Đại Hành, hay nhiều trụ sở bộ ngành, trường đại học, bệnh viện khác trong nội đô rồi sẽ ra sao?
Liệu chúng có lần lượt bị rơi vào tay tư nhân ? Hay chúng vẫn được tiếp tục sứ mệnh công ích phục vụ nhân dân, trở thành những không gian công cộng quý báu cho dân chúng muôn đời sau? Quy hoạch trung tâm thủ đô liệu có bị phá vỡ một khi hàng loạt khu đất vàng sẽ bị chuyển đổi công năng trong tương lai?
Nhớ lại vụ việc miếng “đất vàng” giữa thủ đô ở chợ 19-12 suýt bị thôn tính xây Trung tâm thương mại, nay đã thành một con đường tuyệt đẹp cùng tên phục vụ dân chúng, mới thấy hết giá trị cao quý của lợi ích công.
Liệu khu vực chợ 19-12 có còn được phong quang, thoáng đãng như hôm nay nếu ở đó mọc lên những cao ốc phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó thay vì phục vụ cả cộng đồng ?
Số phận những mảnh “đất vàng” giữa thủ đô sẽ ra sao ? Kiến trúc trung tâm thủ đô thế nào trong một hai thập kỷ tới ? Một phần câu trả lời tùy thuộc vào việc những mảnh đất này sẽ được dùng vào mục đích gì, phục vụ cho ai ?