Bây giờ xin kể sơ một chút về Khánh Hòa.
Trong những năm tháng Trương Sỏi lặn lội giữa đám bụi đời của thị xã Đông Hà, bằng một ý chí điên dại, bằng cả sự man rợ gần như thú vật để leo lên địa vị cầm đầu một tốp thanh niên hư hỏng, thì Khánh Hòa cố tình cất giữ trọn vẹn trong tâm khảm mình hình bóng một con người Nguyễn Viết Lãm cần cù, chịu khó, giàu nghị lực và bản lĩnh.
Lên rừng chưa tròn chín tháng, Khánh Hòa được chọn đi học một khóa bổ túc cán bộ an ninh ngoài Sơn Tây. Lần đầu tiên cô ra với miền Bắc, được sống những ngày thanh thản, ấm cúng trong sự đùm bọc của một tập thể thân thương. Chưa bao giờ Khánh Hòa thấy tin cậy vào con người, hy vọng vào xã hội bằng những ngày này, và thật là lạ, chưa có lúc nào cô nhớ Lãm bằng những ngày ấy.
Năm 1973, Đông Hà Quảng Trị được giải phóng. Lúc này, Khánh Hòa đang công tác ở ban B. Trong đoàn người háo hức trở về tiếp quản cái thị xã nhỏ nhoi ấy. Khánh Hòa là một trong những người đầu tiên có mặt.
Vậy là thấm thoắt đã sáu năm bây giờ Khánh Hòa mới được trở lại căn nhà lợp nứa. Căn nhà vẫn còn, cái ngõ hẻm vẫn đó, kỷ niệm xưa hầu như vẫn phảng phất đâu đây. Nhưng người bố gầy guộc đã mất trong cuộc chạy loạn. Bà mẹ với đứa em út chạy lọt vô Đà Nẵng rồi mắc kẹt luôn trong đó. Nguyễn Viết Lãm cũng biệt vô âm tín. Khánh Hòa sống chênh vênh trên những nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết. Căn nhà lợp nứa bỗng thành hoang tàn như chính cái thị xã phờ phạc vừa mới chui ra khỏi mấy chục năm bụi bặm.
Kẻ thù đã chiếm lại được thành cổ Quảng Trị. Tiếng đại bác vẫn ầm ào từ bên kia sông Thạch Hãn dội qua. Cũng như bao nhiêu người dân thị xã Đông Hà. Khánh Hòa ngày ngày ngóng về phương Nam, lòng nặng trĩu một nỗi chờ trông khắc khoải.
Cả một thị xã từ trong bụi bặm bước ra giữa ánh sáng mặt trời. Tất cả gần như phải được lật giở lên hết để phơi phóng, để sửa chữa. Những căn nhà, những đình chợ và những số phận cuộc đời. Công việc ấy đặt lên vai các chiến sĩ anh ninh thị xã trách nhiệm vô cùng nặng nề, phức tạp. Phải nắm lại từng hộ khẩu, lập lại hồ sơ từng con người, đặc biệt cần phải biết tường tận các mối quan hệ hiện còn mắc mứu giữa người đang sống ở thị xã với những ai hiện không có mặt. Công việc chẳng có gì thú vị. Nhưng trách nhiệm là trách nhiệm. Khánh Hòa cũng như các chiến sĩ an ninh không thể nào thóai thác được.
Thế rồi đột nhiên, trong mớ hồ sơ lẫn lộn thu được ở quận cảnh sát Đông Hà, có một cái tin rất thu hút sự chú ý của Khánh Hòa. Đó là tên tướng cướp “bất khả xâm phạm” Đệ nhị mải võ.
Bắt đầu bằng hai tiếng “mải võ’... Trong trí nhớ Khánh Hòa bất giác gợi về cái gánh thuốc “Sơn Nam mải võ” mà Lãm đã gửi cả cuộc đời vào đấy. Có gì liên quan giữa Đệ nhị mải võ với Sơn Nam mải võ không? Có gì liên quan giữa bọn giang hồ ấy với Lãm không?
Thực ra, những cái tên dở cổ dở kim ấy đầy rẫy trong xã hội miền Nam khiến cho người ta chẳng mấy ai để ý. Nó cũng như vết rỗ còn lại trên mặt người bị bệnh đậu mùa. Nhưng riêng Khánh Hòa thì tất cả những gì gợi đến bóng dáng của Lãm, những gì gợi về được trong cô những năm tháng tha thiết ấy, cô đều lặng lẽ thu nhận và cất giữ. Tình yêu khiến người ta chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của nhau, có khi thực chất chỉ là sự bâng quơ vô tình cũng đều được suy diễn thành tín hiệu trao thương đổi nhớ. Vì thế mà cái gánh thuốc Sơn Nam đáng ra đã chết lụi trong trí nhớ của mọi người dân Đông Hà trước bao sự biến động khủng khiếp của thời cuộc thì bỗng nhiên lại lấp loáng thường xuyên trong giấc ngủ của Khánh Hòa. Lãm có còn ở đó không? Anh theo chúng nó học võ để làm chi? Dù sao anh vẫn khác tất cả. Đúng, anh không thể thành một kẻ đồ đệ của bọn ấy được. Đừng bao giờ gắn thêm vào đời mình hai tiếng mải võ, nghe anh!
Mùa xuân 1975. Đồng thời với ngọn thác quân chủ lực ào ạt lướt dọc theo chiều xuôi vào Nam truy kích kẻ thù, thì những dòng người trước đây chạy tị nạn vào đằng trong nay nườm nượp kéo nhau trở lại quê hương.
Khánh Hòa đã gặp lại mẹ và đứa em út. Cả ba đều khóc. Bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương, bao nhiêu uẩn khúc oan trái đổ òa ra như trận mưa đầu mùa xối sạch những bụi bậm. Chỉ còn có một người chưa đoàn tụ. Còn một nỗi thấp thỏm chờ trông. Khánh Hòa không thể tự dối lòng mình. Người ấy chưa có mặt thì Đông Hà dưới con mắt của Khánh Hòa vẫn chưa hoàn toàn hội ngộ.
Trong ngổn ngang cơ man những chuyện do người mẹ kể lại, Khánh Hòa đặc biệt lưu ý đến sự kiện Lãm đã đánh tan tụi cướp để cứu thoát gia đình. Câu chuyện làm cô hết sức cảm kích, xen lẫn chút tự hào, đồng thời cũng thấp thỏm một nỗi lo âu không rõ rệt. Như vậy, Lãm đã “đắc đạo” về võ nghệ. Sự thành đạt ấy bao giờ cũng ngấp nghé bên bờ của một biên giới khắc nghiệt. Hoặc trở thành người hữu ích, hoặc trở nên mối hiểm họa.
- Chao, mỗi lần nhớ lại cái đêm đó, tao cứ thấy hãi hùng...
Bà mẹ thở dài thườn thượt, quờ quờ tay xua muỗi rồi kể lại từng chi tiết y như chuyện vừa xảy ra đêm qua.
- Tao như chết đi rồi sống lại khi nhận ra tiếng thằng Lãm. Nó kéo chiếc ghế ngồi chỗ kia kìa... Thằng cướp máu me đầy mồm cúi lạy dưới chân nó... Trời ơi, lúc đó mới thấy thằng Lãm nó oai vệ kinh khủng chứ... Nó không to tiếng, không hò hét, giọng nó chỉ hơi rít lại một tí thôi. À, nó bảo với thằng cướp thế này này. Từ nay trở đi hễ còn đụng đến nhà này thì đừng trách tao độc ác. Dù tao ở nhà hay đi vắng cũng thế. Tao là Trương Sỏi, cháu ruột của chú thím đây...
Khánh Hòa bật cười:
- Sao, anh ấy lại bịa ra được cái tên Trương Sỏi à?
Bà mẹ cũng lắc lắc cổ cười theo:
- Ừ. Nó còn bảo cái tên chi nữa kia... nghe xủng xoảng buồn cười lắm. Thế mà tên cướp lại run lên như thằn lằn đứt đuôi... À, phải rồi. Đệ nhị mải võ...
Khánh Hòa bật dậy như bị điện giật, cô chồm người về phía mẹ:
- Cái chi? Mạ vừa bảo tên chi?
- Thì thằng anh mày nó bịa lung tung ra cốt để dọa chúng nó thôi?
- Nhưng mà... có đúng mạ nghe anh ta tự xưng Đệ nhị mải võ không?
- Cả nhà cùng nghe chứ có riêng gì mình tao đâu. Nó còn bảo là cánh tay đắc lực của băng chủ gì đó mải võ nữa...
Khánh Hòa bỗng thấy nghẹt thở như có bàn tay ai đó đang đè chặt lên ngực. Cô vùng người chạy ra ngoài. Tiếng bà mẹ ơi ới gọi phía trong buồng. Ngõ phố tối om. Khánh Hòa lao thẳng lên hướng phòng công an thị xã. Sắp đặt chân lên mặt đường 9, cô bỗng bước chậm lại. Bình tĩnh đã nào!... Thử lần lại mọi chi tiết xem sao... Đã chắc gì! Nhưng yếu tố vô lý ở đâu? Không thấy ở đâu cả. Nhưng vẫn cứ vô lý. Vô lý trong niềm tin chờ đời của cô. Lẽ nào lại thế?... ừ, có thể là... có thể là... sau đó thằng cướp được tha sẽ vớ luôn cái danh hiệu “Đệ nhị mải võ” để dọa nạt bọn đàn em. Có thể lắm. Lãm không thể nào thành kẻ cướp được. Bởi vì ít ra đời anh đã có trên hai lần là nạn nhân của bọn cướp. Anh căm thù nó, không đội chung trời với đám bụi đời ấy...
Khánh Hòa dừng hẳn lại. Hy vọng lập lờ như vệt sáng đom đóm. Nhưng cô không dám xua đuổi nó. Cô quay trở về nhà, bước thấp bước cao lật đật, loạng choạng.
Dạo mới giải phóng Đông Hà, năm 1972, tình hình an ninh thị xã không phức tạp như bữa nay. Hồi đó những phần tử thù địch chống đối lưu manh xã hội đa số dạt theo đám di tản vào phía trong. Còn bây giờ cả miền Nam đều được giải phóng, không còn “lãnh địa” riêng cho lực lượng thù địch ẩn náu, chúng tản ra và vật vờ trên hầu khắp các địa bàn. Đại thể kẻ nào vốn ở đâu lại quay về chỗ đó. Do khả năng thực tế của lực lượng an ninh mà trong suốt năm 1973 qua nửa đầu 1976, công tác lớn nhất, bao trùm mọi suy nghĩ của công an thị xã là nhiệm vụ truy tìm bọn ác ôn nợ máu, những hang ổ tình báo Mỹ cài lại. Bọn lưu manh xã hội vì choáng váng trước biến cố lớn của cách mạng nên hầu hết nằm im. Tình hình cướp bóc rất ít xảy ra. Thỉnh thoảng lắm mới có vài vụ móc túi. Vì tất cả những lẽ trên mà những tên tướng cướp tạm thời chưa trở thành trọng điểm tấn công của cơ quan công an thị xã, và cái tên “Đệ nhị mải võ” chưa gây sự chú ý lớn của mọi người, trừ Khánh Hòa. Cô cũng không muốn ai xới móc vào việc ấy. Một điều gì đó xâm lấn lòng cô trĩu nặng như một nỗi oan ức, một sự đổ vỡ, mặc dù tất cả đều chưa rõ ràng. Và vẫn còn hy vọng. Thực lạ lùng, nhưng cũng rất dễ hiểu, Khánh Hòa luôn luôn cố tìm ra sự vô lý trong cách lập luận của mình. Rồi cô ao ước sẽ đến một lúc nào đó, sự thật sẽ mở toang ra. Mọi nghi hoặc về Lãm sẽ được giải đáp. Sau đó thế nào thì cô không dám nghĩ tiếp. Có thể chẳng thế nào cả, nhưng chỉ cần thế thôi, cuộc đời của cô sẽ thanh thản, cởi mở biết chừng nào!
Một buổi sáng chủ nhật đầu tháng tư năm 1976, Khánh Hòa vào ăn bún giò trong một nhà quán không lấy gì làm đắt khách cho lắm ở một hẻm phố phường nhỏ. Khánh Hòa vừa bê bát bún lên thì bất ngờ có một người đàn ông tiến vào ngồi xuống sát bên cạnh. Như một phản ứng nghề nghiệp, Khánh Hòa đặt ngay bát bún xuống. Mắt cô hoa lên trong sự kinh ngạc:
- Anh Lãm!
Đúng là Lãm. Mặt hơi cúi xuống, đôi mắt khẽ chớp. Chao ôi, năm tháng mới tàn ác làm sao, Lãm trông già đi rõ rệt. Mái tóc sém vàng và quăn tít lại. Những vệt chàm sạm sịt trên gò má nhô cao. Hai con mắt không còn rực sáng như xưa mà đang vằn lên từng tia đỏ như sắc trời trước cơn lũ.
Khánh Hòa ngồi như chết lặng. Mọi cảm giác đều không rõ rệt. Cảm xúc vừa trào lên đã lặng hẳn xuống. Nỗi lòng bàng hoàng xen lẫn sự hoang mang. Tất cả mọi tưởng tượng của cô trước đây và giây phút gặp lại Lãm đều bị hẫng. Có lẽ cái còn lại duy nhất là một sự mủi lòng... Phải đến vài phút câm lặng cô mới lên tiếng được:
- Anh vừa về khi nào?
- Vừa ở Đà Nẵng ra chiều qua...
- Mấy năm nay anh ở Đà Nẵng à?
- Ở lung tung.
- Làm việc chi?
- Bán thuốc... diễn võ.
- À, Khánh Hòa nửa như mừng rỡ, nửa như ngạc nhiên – anh vẫn ở với lão Sơn Nam ấy à?
- Ừ, Hòa còn nhớ ông ta ư?
Khánh Hòa khẽ khép mắt lại, gật nhẹ đầu. Bất giác cô xoay hẳn người lại.
- Em nghe nói anh học võ giỏi lắm, được thầy Sơn Nam nhắc lên hạng đệ nhị phải không?
“Nghĩa là cô ta đã lần được tung tích mình”. Một phản ứng tự vệ bất ngờ xuất hiện làm cho Sỏi hơi co vai lại.
- Tôi học không đến nỗi xoàng, nhưng cái danh hiệu “đệ nhị” thì đã từ lâu không có trong gánh thuốc tụi này nữa. Ở đó chỉ có đệ nhất rồi đến đệ tam thôi.
Khánh Hòa khẽ chau mày.
- Sao thế?
- Là vì cái thằng cha được xếp ngôi “đệ nhị” bỏ thầy tôi từ lâu, chuyện ấy trở thành bài học mỗi lần Sơn Nam dạy tụi này.
- Chuyện thế nào, anh? À, mà chủ hàng cho em xin bát bún nữa nghe.
Chị chủ quán bê ra thêm một bát bún nóng. Khánh Hòa đỡ tay chị đặt ngay trước mặt Sỏi. Trương Sỏi khẽ thở dài. Có lẽ anh đang nhớ lại quá khứ.
- Chuyện ấy bắt đầu rất vớ vẩn, trai gái bồ bịch nhau ấy mà. Đại để là cả thầy Sơn Nam lẫn thằng Đệ nhị ấy cùng yêu một cô. Cô ấy hiện vẫn còn, đó chính là Kiều Loan. Còn Sơn Nam với Đệ nhị thì phải tỉ võ với nhau. Hôm đó anh em bọn tôi được bữa hết hồn...
Và rất khoan thai, bình tĩnh, Sỏi đã kể lại câu chuyện bi thảm ngày trước của chính mình bằng cách gán nó cho một nhân vật khác. Câu chuyện hấp dẫn Khánh Hòa một cách đặc biệt... Cô lắng nghe không bỏ sót một chi tiết nào.
- Thế là nó bị đánh chết hả anh? Khánh Hòa mở tròn mắt hỏi vậy khi nghe Sỏi kể đến đoạn kết thúc hiệp đầu.
- Chúng tôi đứa nào cũng nghĩ là nó chết. Mãi sau mấy tháng có dịp ra diễn lại ở Huế mới hay tin thằng cha ấy trở thành một tên trấn lột nổi tiếng. Có lần chính tôi với một cậu nữa bị một thằng vớ vẩn nào đó đẩy ra chân đường ở chỗ cầu Phú Thứ, hắn tự xưng là Đệ nhị mải võ. Đương nhiên hôm đó nó gặp rủi, thằng bạn tôi đã cho nó một cú đá lăn xuống mố cầu. Buồn cười thật. Ai ngờ về sau chính tôi lại có lần cũng mạo xưng Đệ nhị mải võ để dọa vía một bọn cướp. Càng nghĩ càng buồn cười... à, Khánh Hòa về nhà có nghe bố mẹ kể chuyện mất cướp không?
Khánh Hòa lặng lẽ gật đầu. Trong trí não cô đang diễn ra dồn dập những lời đối thoại trái ngược nhau. Cái gì có lý cái gì không có lý, lòng tin bản năng và ý thức nghề nghiệp liệu có lấn ép nhau không?
- Anh có ý định về thăm nhà... không? (Khánh Hòa định nói thăm nhà mình không, nhưng cô đã ghìm lại được).
- Thì mục đích anh là về thăm nhà mình đây chứ. Hơn nữa anh cũng đoán chừng, nếu em còn sống chắc cũng về quê rồi...
Khánh Hòa bỗng thấy nghèn nghẹn.
- Ba mất rồi, anh biết không?
Sỏi đột ngột nhìn găm vào Khánh Hòa, miệng lắp bắp:
- Em nói chi vậy? Bác...
Cả hai bất giác cùng cúi mặt. Cả hai đều tự hiểu, trên mảnh đất này với ngần ấy tháng năm dữ dội thì không một điều rủi ro nào mà không có khả năng xẩy ra.
Giọng Sỏi trầm hẳn xuống như một người có lỗi:
- Sau khi em đi khoảng một năm thì vùng này chiến sự bỗng trở nên căng thẳng. Thầy Sơn Nam thấy khó sống nên nhổ trại vào Phan Rang. Ở Phan Rang một thời gian thầy lại lôi cả gánh vào Sài Gòn. Cứ đi, đi miết thành chẳng có cách chi về quê được... Nhớ Đông Hà không kể xiết...
Khánh Hòa đột ngột đứng dậy nhanh nhẩu khác thường:
- Rứa chừ ta về nhà, đi anh. Mạ cũng trông anh ghê lắm...
Sỏi hơi bị bất ngờ, hắn liếc vội lên đồng hồ rồi làm ra vẻ suy nghĩ.
- Khánh Hòa về trước đi. Sáng mai anh đến. Hôm nay anh lỡ hẹn với một thằng bạn. Bố nó chết bệnh ở trong Đà Nẵng, nay đưa cốt về táng ở làng. Anh đang phải giúp nó một tay.
Khánh Hòa chần chừ một tý rồi chớp chơp mắt nhìn Sỏi.
- Rứa mai anh đến hí, đừng để mạ chờ.
Đã gần bốn năm nay Trương Sỏi cố tâm xa lánh hẳn tội lỗi. Sự kiện giải phóng Đông Hà, Quảng Trị 1972 như một cơn lũ cuốn sạch những bụi bặm rác rưởi trên mảnh đất đầu cầu này. Sỏi cùng cả đảng cướp chạy giạt vào Huế. Trong lúc cả bọn hoảng loạn, khiếp đảm vì áp lực của Việt cộng thì thật kỳ lạ, từ sâu thẳm trong tâm thức Sỏi có một nỗi tự hào cựa quậy trỗi lên. Miền Bắc đã ra tay! Miền Bắc đã cho bọn trong này biết mặt! Mặc dầu không đủ dũng cảm – mà chẳng bao giờ Sỏi có được sự dũng cảm ấy - ở lại sống với người miền Bắc, nhưng bốn năm qua cái ý thức miền Bắc sống lại day dứt hơn bao giờ hết. hắn tránh mặt tất cả bè đảng, âm thầm chôn vùi cái danh hiệu Trương đại ca. Đệ nhị mải võ, cố gắng thực hiện hoài bão từ lâu cồn gào gan ruột hắn. Bằng một số vốn dành dụm được, Trương Sỏi chuyển qua chạy hàng. Sự nghiệp bắt đầu từ một chiếc máy khâu mua lại từ dưới Phú Thứ chuyển lên chợ Đông Ba đã cho Sỏi một số tiền gấp rưỡi. Nó hào hứng ra mặt. Cũng có đôi lần vớ bở. Nhiều lần thất bại. Nói chung ở lĩnh vực này Sỏi không thể cạnh tranh nổi bọn chợ trời lão luyện. Sỏi không bao giờ giành được đại vị anh chị. Tuy vậy hắn vẫn hy vọng và tự an ủi rằng đây là một nghề lương thiện. Sỏi vốn hay nghĩ ngợi. Có một lần thắng được một cú hàng gỗ khá to hắn đã uống rượu một mình và mơ tưởng. Hắn mơ trở thành triệu phú. Hắn sẽ cho thuê tất cả những người miền Bắc vì đủ mọi lí do đã chạy vào Nam, vào làm việc trong nhà hắn. Hắn sẽ tổ chức thành một vương quốc riêng bất khả xâm phạm. Rồi từ trong nhà hắn. Sỏi sẽ liên lạc với Việt Cộng, sẽ gửi tiền, thuốc thang, gạo thóc cho quân đội Bắc Việt. Dần dần lâu dài hắn sẽ là nơi tụ hội những cánh quân biệt động... rồi hắn sẽ chỉ huy một cánh đánh thẳng vào lao Thừa Phủ, đánh vào dinh tỉnh trưởng vân vân...
Nhưng Sỏi chưa kịp giàu thì miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Sự kiện choáng ngập ấy đã ném bạt giấc mơ của hắn xuống thực tại. Bộ đội miền Bắc tràn vào, cán bộ các ngành vào tiếp quản, người dân thường cũng lũ lượt vào ra thăm viếng bà con hàng xóm. Mỗi một ngày trôi qua. Sỏi lại càng cảm thấy bất ổn. Mỗi một sự nhích lại gần trong quan hệ Nam – Bắc, chan hòa tình cảm ruột thịt quê hương càng làm cho Sỏi thấy mình trơ trọi ra, cô độc lẻ loi hơn bao giờ hết.
Cũng có lần Sỏi chợt nẩy ra ý miến liều mạng ra thăm lại Vĩnh Hòa. Nhưng hắn cương quyết dập tắt ý định ấy. Xung quanh hắn rất nhiều kẻ liên lạc đã tìm lại được bà con. Có người chạy vào Nam theo “chúa”. Có kẻ bỏ kháng chiến chiêu hồi. Lại có không ít người tay chân của Pháp. Họ đã lần lượt tự lộ diện ra trước tình cảm quê hương thôi thúc. Tất cả đều bình an vô sự. Thế mà riêng Sỏi vẫn không dám.
Chưa bao giờ Sỏi thèm khát một sự nương tựa như bây giờ. Ước chi có được một tổ ấm... Thôi thì miền Nam hay miền Bắc cũng được miễn là có một gia đình. Đã gần ba mươi tuổi rồi, ăn chơi trác táng cũng chán chường rồi, giàu nghèo cũng nếm đủ mọi mùi món rồi, chừ thfi cần có căn nhà của riêng mình, có một hộ khẩu tồn tại như bao nhiêu con người khác. Sỏi tính đủ cách. Nhưng khốn thay không có một căn nhà nào, một cặp vợ chồng nào lập ra mà khôgn cần đến một gốc gác. Không có sự hiện diện nào mà lại bỗng dưng cả. Cái xã hội bỗng dưng ấy qua rồi, vĩnh viễn qua rồi. Từ ngày cách mạng làm chủ đến nay, mọi người trên mảnh đất này đều được ghi nhận lại, có trước có sau như một sự tồn tại tất yếu. Thế cho nên chưa bao giờ Sỏi thấy hốt hoảng, chới với như những ngày này. Hắn cuống quýt tìm kiếm cho mình một gốc gác... Sự hốt hoảng đó đã xúi Sỏi nghĩ đến Khánh Hòa. Và mặc dù còn chập chờn những tính toán nguy hiểm hắn vẫn liều mạng ra Đông Hà. Hắn phát hiện được Khánh Hòa làm việc ở phòng Công an. Sỏi rùng mình định tháo chạy. Nhưng rồi đột ngột hắn thay đổi ý định. Biết đâu phòng Công an lại là nơi che chắn tốt nhất cho cuộc đời hắn. Thế là Sỏi đánh liều xuất hiện.
Cuộc gặp gỡ trong quán bún giò đã diễn ra khôgn như trong tưởng tượng của Sỏi. Khánh Hòa vẫn như xưa, vừa ratá thân thương vừa rất xa lạ. Khánh Hòa hôm nay lại còn có vẻ điềm tĩnh hơn, lí trí hơn cô gái hàng sắt ngày xưa mặc dù trên khóe mắt cô không che giấu được nỗi xúc động bồng bột khi nhìn thấy Sỏi. Sỏi đọc được tất cả những dấu hiệu ấy. Hắn đã từ chối không cùng về nhà với Khánh Hòa. Nhưng hắn lại hẹn một cuộc đến thăm ngày mai. Tự trong thâm tâm hắn cũng chưa có câu trả lời cuối cùng.
Sỏi đi lang thang một mình. Xưa nay hắn vẫn thích thế. Nhưng chiều hôm nay, bước chân của hắn không thong thả, vẩn vơ như những lần đắc chí trước đây mà lại bồn chồn, thấp thỏm. Sỏi vào quán cà phê uống một chén rồi lại bước ra, lại vào một quán giải khát khác, định gọi chai nước ngọt nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Có lúc Sỏi đứng sững ra giữa một ngã ba đường suýt nữa bị chiếc xích lô thúc vào đít. Một câu chửi tục của người đạp xích lô khiến hắn giật bắn mình. Sỏi quay đầu trở lại, lại đi về hướng cũ, lại rẽ vào một quán cà phê. hắn quyết định ngồi yên một chỗ. Ngồi thật yên để ngẫm nghĩ, để tưởng tượng. Hắn đang cố hình dung ra một tổ ấm... Những phút ái ân. Hắn đi làm về, Khánh Hòa chạy ra dodns, theo sau là một cậu con trai... Cả ba vào nhà, mâm cơm đã dọn sẵn. Tiếng đũa so lóc cóc trên mặt mâm... Bỗng cánh cửa bị xô tung, một người công an xuất hiện... hắn chưa kịp đối phó thì đột ngột vợ hắn chìa ra khẩu súng... Sỏi bật người dậy vung nhanh một quả đấm...
Cốc cà phê chao hẳn trên tay Sỏi, đổ nhòe ra mặt bàn. Sỏi hốt hoảng nhìn xung quanh. May quá không ai để ý.
Đêm hôm đó Sỏi bí mật đột nhập vào nhà Khánh Hòa. Làm thế, để làm gì, hắn không giải thích được cho mình một cách rành rọt. Trong ý nghĩ của hắn niềm hy vọng và sự ngờ vực hầu như cân bằng nhau. Hắn cũng hơi thấy xấu hổ cho hành động vụng lén của mình, nhưng liền đó lại tự bào chữa rằng nếu xác định được một cách chắc chắn Khánh Hòa không nghi kỵ gì mình cả thì mình sẽ sống suốt đời chân thật với cô ta.
Sỏi nép người vào sát tấm phên liếp nơi có kê chiếc giường của bà mẹ. Còn giường của khánh Hòa trước đây cũng kê ở gian này nhưng sát với phên liếp phía ngoài sân. Không có chỗ nấp nào thuận tiện ở gần chiếc giường ấy cả. Nhà vẫn đỏ đèn, nhưng cả hai mẹ con đều đã lên giường. Sỏi đứng như chết ở phía ngoài. Đã khá lâu vẫn không thấy ai lên tiếng.
“Hay là không ai trong họ quan tâm đến sự có mặt của mình ở Đông Hà? Nghĩa là Khánh Hòa không có nghi gì? Thế thì tốt. Nhưng còn tình cảm thì sao? Chẳng lẽ cả hai người không có chút xốn xang nào về việc gặp lại mình, về chuyện ngày mai mình đến thăm ư? Nghĩa là mình không còn vị trí gì trong nhà này nữa. Mình như kẻ đã chết rồi, chết rất lâu rồi...
Có tiếng trở mình, Sỏi nín thở. Tiếng loạc xoạc như xua muỗi. Rồi một tiếng thở dài kín đáo. Thế nghĩa là thế nào?
- Con nên báo với các anh, thử bàn với họ coi ra răng...
Người Sỏi run lên, vừa căm uất, vừa tủi thân. Thế là hết. Trong đầu hắn lởn vởn hiện lên khuôn mặt người mẹ ấy cái hôm cảnh sát đến khám nhà... Hôm đó Sỏi đã nhìn sâu vào mắt bà và đọc được từ trong đáy mắt ấy những ân tình vô hạn... Sao mà chóng đổi thay thế? Sao có thể độc ác đến như vậy?
Đột ngột Khánh Hòa phì cười. Bây giờ Sỏi mới biết cô ngủ chung giường với mẹ. Nhưng cười cái gì? Khoái chí với âm mưu của mẹ ư?
- Cái con này... cứ như con nít.
- Mạ chi lạ.
- Lạ răng? Tao nói vậy không trúng à?
- Trúng... (Sỏi hình dung thấy môi cô từa dài ra) người ta cười cho méo mặt.
- Ơ hay, cười là cười thế nào? Chuyện trăm năm chớ có phải...
- Nhưng... anh ta đã nói chi với con đâu mà...
- Hừ, mi nói xuôi cũng được, ngược cũng xong. Khi nẫy thì nói, anh ấy coi bộ thương con lắm...
Khánh Hòa lại rúc rích cười:
- Đó là con đoán bụng anh thôi.
- Thôi được rồi, ngày mai nó đến đây tao cứ hỏi thẳng.
Khánh Hòa chợt hét lên:
- Ôi, con cấm mạ nghe, ngượng thối mặt.
Bà mẹ cười khì khì. Sỏi đờ đẫn cả tay chân như một người mất trí, Hắn loạng choạng bước ra ngõ. Tất cả thế gian với hắn lúc này đều như là biển cả, như một rạp xiếc, như một cuộc rượu túy lúy ngả nghiêng. Cái phản xạ căm uất lúc đầu tan biến đâu mất, nhường chỗ cho cơn say đến ngột ngạt. Chao ôi là hạnh phúc! Lẽ nào lại thế? Có thật là thế không?...
Sáng hôm sau khi Sỏi bước ra tới ngõ phố rẽ vào nhà Khánh Hòa mới nhận ra rằng mình đến quá sớm. Người hai bên phố lúc ấy vừa thức dậy. Tự ngượng với mình, hắn quay trở lại phía chợ. Cũng chưa có quán cà phê nào mở cửa. Sỏi dõi mắt nhìn bao quát motọ vòng rồi nưh rối trí, hắn quay ngược trở về ngõ phố Khánh Hòa. Đã đến trước cửa nhưng Sỏi không dừng bước. Hắn liếc mắt vào phía trong nhưng hai chân vẫn bước nhanh như sợ mẹ con Khánh Hòa trông thấy. Còn sớm quá, chưa thể vào được. Đừng hạ thấp mình như vậy. sỏi tự lầm rầm trong miệng và đi thẳng tới ngõ phố trước mặt.
Chợt Sỏi dừng sững lại. Trước mặt là một chiếc hố tròn. Trong thị xã này những chiếc hố như vậy rất nhiều, người ta đào nó để tránh pháo khích. Nhưng chiếc hố này, phải rồi, ở góc phố này, vào một đêm nào đó Sỏi không thể nhớ kỹ, hắn chỉ nhớ nhắn đã nấp dưới đó và bất thần nhào lên đá tung vào một cậu con trai lúc đó đang đẩy chiếc xe Hon–đa từ trong ngõ sân nhà kia bước ra. Hắn không hề biết cậu con trai kia sống chết thế nào vì sau khi giật được chiếc xe, hắn đã đẩy chạy với tốc độ nhanh, rồi nhảy lên cài số, hắn phóng bạt tử trên đường quốc lộ I. Sáng hôm sau chiếc xe được bán ở chợ Thành Cổ Quảng Trị.
Có cảm giác như ai đó đang găm cái nhìn vào gáy mình, Soi không dám ngoảnh lại, hắn cứ gằm mặt bước nhanh lên hướng đường Chính. Đang băm bổ bước, Sỏi lại hốt hoảng dừng bặt chân lại như có người chặn phía trước. Đấy là ngôi nhà hai tầng, nơi đầu tiên Sỏi hùng hổ lao vào tội ác. Ngoài đó một chút là đường Chín, người đàn bà xấu số nào đó đã bị hắn xô ngã. Tội ác mở đầu cho hàng ngàn tội ác về sau. Sỏi vã mồ hôi trán. Hắn hớt hải rẽ ngoặt lối phố chui tọt vào một quán cà phê.
Thực là lạ. Suốt mấy năm đầu vào con đường cướp bóc, Sỏi đã quá quen với cảm giác mạnh, mỗi một ngày hắn càng trơ lì ra, mỗi một năm hắn càng ít rung động. Đến nỗi về sau hắn không nhớ được cụ thể rằng mình đã cướp ở đâu, lúc nào... Tất cả đều chồng chéo lên nhau, hỗn độn và nháo nhác. Hắn sống như một đêm dài chồng chất ác mộng của con bệnh tâm thần.
Thế mà sáng nay, trong cái chếnh choáng của hơi men hạnh phúc, trong lối đi ngột ngạt niềm khao khát yêu đương, hắn bỗng gặp lại hình hài tội ác hắn, rõ ràng từng điểm một, cặn kè từng sự việc y như tất cả đều đang mai phục đâu đó chờ đợi hắn. Thế là thế nào tổ cha cái năm tháng ấy!
Sỏi gục đầu xuống bàn. Một câu hỏi chập chờn hiện ra trước mắt. “Liệu rồi có yên ổn không nếu ta định gửi gắm cuộc đời vào ngõ phố này?” Nhấp một ngụm cà phê vào cho đầu óc tỉnh táo, hắn bắt đầu lần gỡ từng mét một. Nào thử tưởng tượng xem cái gì sẽ xảy ra?
Sáng nay mình sẽ đến nhà, người ta sẽ đón mình rất cảm động. Được rồi. Sau đó là hỏi han, cũng cho xong đi. Sau đó sẽ thổ lộ tình cảm. Rồi. Tiếp đến là quyết định... Hãy khoan đã! Dứt khoát Khánh Hòa sẽ hỏi ý kiến cơ quan cô ta... Người ta sẽ hỏi lí lịch của mình... Khánh Hòa đương nhiên sẽ kể... người ta sẽ tìm gặp gánh thuốc Sơn Nam để hỏi về tên Đệ nhị. Đến đó không ổn rồi. Sơn Nam và Kiều Loan sẽ khai rằng tên Đệ nhị kia là Nguyễn Viết Lãm. Đ.mạ hắn, thế là hỏng.
Xán một nắm đấm xuống mặt bàn, Sỏi đứng bật dậy bước ra ngòai. Lòng hắn rệu rã một nỗi buồn tuyệt vọng. Xa xa đằng kia ngõ rẽ vào căn nhà lợp nứa. Hắn biết chỗ đó mẹ con Khánh Hòa đang đợi hắn. Hạnh phúc đang chờ hắn. Thôi, vĩnh biệt. Một cái gì đó trào lên chẹn cứng cuống họng Sỏi. Hắn rất muốn nói thành lừoi mà không nói được. Vĩnh biệt em! Em có biết anh khao khát tương lai biết chừng nào không? Em có biết anh thù didchj với quá khứ đến mức nào không? Phải, anh thù quá khứ nhưng không thể đối chất với quá khứ được. Anh không đủ dũng cảm chịu trách nhiệm với những gì trong quá khứ. Vĩnh biệt!
2
Đoàn tàu chợ ì ạch rời ga Hà Thanh, trễ nải bò về phía Đông Hà. Trên một toa xe ngổn ngang những bao bì, hòm xiểng. Người và hàng lẫn lộn nhau, đề lên nhau. Một bóng đèn treo vật vờ phía trong cùng le lói màu sáng tỏa lởn vởn những khuôn mặt đang ngủ li bì. Có lẽ sắp sáng rồi. Gió lạnh ào ào tuồn qua cửa sổ. Hành khách ngủ như một đám đông bị ngộ độc, những mái đầu cúi gục, những thân người vắt chéo lên nhau, gác chân lên cổ nhau, mồm bá toang hoác. Vào giờ này hình như tất cả đều bị cơn gió lạnh và cái tiết điệu xình xịch ê chề của con tàu ru ngủ. Ai cẩn thận hơn một chút thì nằm đè lên hàng, có người quàng túi xách vào cổ, ôm khư khư trước bụng. Nhưng đến khi ngủ rồi thì tất cả đều trễ nải ra, xệch xoạc ra. Đó chính là thời điểm hành động của toán cướp.
Chúng nó có tất cả năm đứa, đều rất trẻ và to xác. Nhưng năm đứa ngồi và nằm ở năm vị trí khác nhau trong toa tàu, cũng ngủ gà ngủ gật, cũng gác cằm, nghẻo cổ như bao hành khách khác. Chỉ có ai tinh ý nhất mới thấy khi tàu lắc mạnh, đứa nào trong bọn ấy cũng mở nhanh mắt ra, khóe mắt nhìn ráo hoảnh, long lanh sắc như dao chém. Rồi rất nhanh những mi mắt ấy khép lại, cổ lắc lư theo nhịp tàu. Không ai nhận ra nét khác nhau giữa chúng với khách hàng, cũng không ai hiểu được rằng năm đứa con trai ngồi rất xa nhau ở trong một toa tàu kia lại là một. Tàu chầm chậm vào ga Đông Hà. Trời lờ mờ sáng. Nhoáng một cái năm tên thanh niên kia đã đùn lại ở cửa toa. Và cũng nhoáng một cái, bọn đó biến mất. Vài phút sau tàu mới dừng bánh hẳn và tới lúc đó mới bắt đầu nghe những tiếng kêu hớt hải trên tàu.
- Nó rạch cái túi của tôi rồ...ồi...
- Trời ơi là trời... Nó cắt mất cái bọc rồi...
- Cái đồng hồ... Trời ơi đồng hồ tôi đâu?...
Người trong tàu nhốn nháo hẳn lên. Ai cũng cuống quýt lục lại đồ đạc của mình. Chỉ duy nhất có một người bình tâm hút thuốc. Mắt anh ta nhìn găm qua cửa sổ, soi hút vào trong đám người nhộn nhạo trên sân ga. Rồi anh ta đứng dậy và cũng chỉ trong vài giây sau đã biến mất trong bụi bặm và tiếng rao hàng nháo nhác.
Hai giờ sau, một khung cảnh tương tự như vậy xảy ra ở bến xe khách Đông Hà. Năm tên móc túi chèn vào chỗ người xếp hàng mua vé Huế. Đến khi những người khách phát hiện thấy túi mình bị rạch thì cả bọn lưu manh kia đã biến hút. Tuy vậy những sự việc trên vẫn không lọt khỏi đôi mắt của cậu thanh niên bận chiếc áo sơ mi màu *** ngựa, dáng người thâm thấp, mặt lúc nào cũng cúi xuống. Cậu thanh niên lặng lẽ rời phòng bán vé, hai tay đút túi quần, mặt vẫn cúi thấp, đi những bước dài lách qua các đầu xe tiến ra mặt đường Một. Anh ta dừng lại một tý như chờ để qua đường rồi đột ngột rẽ trái, xuôi xuống bờ đất thấp, tiến thẳng tới mép ao cá. Ở đó năm tên lưu manh đang chụm đầu chia tiền.
Nhoáng thấy có người sắp tới gần, cả năm đứa đều lập tức đứng bật dậy. Tất cả tiền bạc và đồ vật cướp được đều biến mất vào trong các túi quần thụng thịnh. Cả năm đứa đều găm thẳng luồng mắt vào người thanh niên vừa xuất hiện. Có một thời gian câm lặng. Người thanh niên đảo mắt một lượt qua các khuôn mặt. Đám trẻ này chắc chắn ở xa đến. Từ phía nào? Căn cứ vào lối ăn mặc thì có thể bọn họ từ ngoài Bắc vào.
- Anh em ở đâu đến đây?
Im lặng. Thằng đứng giữa nhếch nhẹ mép một cái gần như cười. Có lẽ tên này là toán trưởng. Tóc nó hơi quăn, da thịt trắng như con gái. Bốn đứa còn lại đều có vẻ dữ tợn. Có một đứa râu quai nón đen kịt cằm.
- Này... các anh em giỏi lắm. Trên tàu đã khá... xuống bến xe còn giỏi hơn... Được hên hí?
Vẫn im lặng. Những ánh mắt vằn lên. Mấy cơ hàm giật giật. Toán lưu manh đã khẳng định được rằng kẻ đang đứng trước mặt là người đã phát giác ra toàn bộ hành động của chúng nó. Tình thế dồn ép đến một sự trả giá.
- Nhưng mà... tớ cũng đang đói... đói lắm. Các anh em cho tớ vay tạm một ít... độ trăm đồng thôi... Rồi tớ sẽ tìm cách trả lại cho.
Người thanh niên mang áo màu *** ngựa vừa nói vừa chìa bàn tay ra, mặt vẫn hơi cúi xuống. Tên mặt trắng trợt bật cười. Hắn lấy cùi tay hất nhẹ vào thằng râu quai nón bên cạnh. Thằng râu quai nón lừ lừ tiến ra.
- Muốn gì?
- Tiền! Tớ vay thôi.
- Đây! Này...
“Úc” Một quả đấm phóng vụt tới. Người thanh niên mang áo màu *** ngựa không kịp đỡ, hoặc có vẻ như không muốn đỡ. Người anh ta hơi bị đẩy ra một chút nhưng bàn tay ăn xin vẫn không nhụt lại.
- Đừng đánh nhau... Cho tớ vay một phần thôi mà...
Tên mặt trắng đột ngột bổ choàng tới. Một quả đấm móc bị trượt. Thằng râu quai nón lập tức bổ vào. Rồi cả năm thằng đồng loạt nhảy xổ đến. Thâm tâm chúng muốn cho kẻ thù gục nhanh để tẩu. Đấy là lối công theo kiểu trâu bò bất kể luật lệ. Bất ngờ người thanh niên mang áo *** ngựa ngồi thụp xuống. Cả năm tên kia đều lỡ đà xô đẩy lên nhau. Người thanh niên tung đầu lên đồng thời với cả hai tay phóng hai cú đấm theo hình vòng cung đuổi nhau. Ở thế võ này, một quả đấm được tính bằng hai vì cùng với nắm tay phía trước thì cùi tay phía sau cũng tạo nên sức chấn thương mạnh cho đối thủ. Một lúc bốn tên đều bị đánh đau, lùi hẳn lại. Tên mặt trắng co gọn người định thủ thế thì gã thanh niên mang áo *** ngựa đã bay đến đá bốp vào ngực hắn. Hắn bổ ngửa nghe đánh “ực” một tiếng. Gã thanh niên chồm tới đạp một chân lên ngực, giọng anh ra rít lên một cách tàn ác.
- Đ.mạ, bọn bay tới đất Đông Hà nầy phải nể mặt ông nội bay chứ. Đưa hết tiền ra đây không tao đạp bét ngực thằng này. Mau lên! Cố nội bay! Lần khác nhớ phải học lễ phép trước khi gặp tao nghe. Thôi cút!
Sự việc xảy ra đối với Trương Sỏi đáng buồn hơn là vui. Phải như trước đây chắc Sỏi sẽ xưng danh xưng tước, sẽ phải bắt bọn kia quỳ lạy bái phục. Nhưng giờ tất cả chuyện đó đều vô nghĩa.
Đã có một thời gian dài Sỏi cùng bè bạn sống lạc quan ngoài dòng đời, tự tưởng tượng ra một vương quốc riêng, tự thiết lập một trật tự kiểu như trong sách “chưởng”. Chừ nghĩ lại hắn chỉ thấy nực cười. Trong lòng Sỏi giờ này trống rỗng một cách kỳ lạ, y như mới tỉnh dậy sau cơn ốm thần kinh kéo dài, hoặc như phút rã rời chán chường, sau cơn hoan lạc với kẻ làm tình không biết. Ước mơ có một tổ ấm đã tan như bọt bèo. Nhưng nỗi thèm khát vẫn không chịu mất hẳn, cứ đọng lại đôi giọt mật đủ làm cháy rát vết thương trong tâm khảm hắn. Một sự thua thiệt với đời thường không gì so sánh nổi. Khác với những năm trước hắn uất ức, quay cuồng, vật lộn để trèo lên đầu kẻ khác, giờ đây hắn chán nản đến tuyệt vọng. Và lần đầu tiên trong đời Trương Sỏi nghĩ đến cái chết.
Kể ra muốn có một cái chết đến thật nhanh đối với Sỏi không phải chuyện khó. Trong cạp quần hắn lúc nào cũng dắt hai khẩu súng ngắn. Một khẩu nhặt được của cảnh sát dạo nọ, một khẩu hắn giật từ tay của một đại úy ngụy trong cuộc chạy loạn năm 1972. Trương Sỏi đã tập sử dụng súng bằng cả hai tay một cách khá thành thạo. Tuy vậy hắn chưa bao giờ dám gây án mạng.
Sỏi không đủ dũng cảm nhận cái chết từ chính tay mình. Hắn không thể chĩa thẳng nòng súng vào số phận hắn cũng như không thể nào chĩa sự ghê tởm của mình vào quá khứ của chính đời mình.
Sỏi lần mò ra ga tàu. Đêm bảng lảng một không gian vô giới hạn. Gió Lào đầu mùa thổi xao xác. Hành khách ra vào ga lặng lẽ, cần mẫn. Ai cũng có công việc của họ, ai cũng đang đuổi theo cuộc sống đầy ý nghĩa với tất cả mọi lo toan thiết thực. Có lẽ chỉ có hắn thôi, chơ vơ lạc lõng trong từng bước đi, từng hướng nhìn. Chỉ có hắn tự biết tâm trạng hắn lúc này. Không ai thèm để ý đến hắn cả. Bất giác Sỏi thở dài. Thôi được. Thôi được, ngày mai nhất định người đời sẽ buộc phải quan tâm đến hắn. Một xác chết trên đường ray. Một tai nạn khủng khiếp! Thử xem các người có lảng tránh ta được mãi không?
Sỏi bước nhanh lại phía đường tàu. Ý nghĩ mỗi lúc một dồn dập. Ngày mai người ta sẽ chú ý. Cái câu chuyện vỉa hè sẽ tah hồ rộm rã. Đêm qua một tai nạn đã xảy ra... Ai rứa? Hắn là... Sỏi chợt dừng chân lại. Cái chết đó có khả năng làm hắn lộ nguyên hình. Ồ, tên đệ nhị mải võ đã chết rồi! À, chắc là nó nhảy tàu ăn cướp chứ gì? Đáng đời lắm, đáng kiếp lắm! Lẽ nào sự kết thúc lại như vậy!
Con tàu chợ ngược ra phía Bắc đã từ từ vào ga. Sỏi vẫn đứng nguyên bên lề đường. Không thể chết ở đây được. Chết mà quá khứ vẫn bám theo là không chấp nhận được. Chết mà để người đời kết tột là đáng kiếp là không ổn. Chao, thế mới biết chết cũng khó lắm thay.
Sỏi đi một mình lang thang trong sân ga, cố tránh mặt tất cả mọi hành khách đang vội vã lên xuống. Hắn vừa đi vừa lập luận cho phương án chết của mình. Đúng là không thể chết chỗ này. Cần phải đi thật xa khu vực Đông Hà đến một nơi nào đó... Ừ, ở đó người ta sẽ coi xác chết của mình như là một hành khách xấu số gặp tai nạn. Người ta sẽ than vãn đôi lời cho số kiếp. Rồi người ta chôn hắn đi. Mấy đời sau không ai quan tâm đến nấm mồ vô chủ ấy, ở đâu đến không biết, vì sao chết không hay... Đẹp quá. Đó mới thật là sự kết thúc dành sẵn cho mình.
Đoàn tàu chợ từ từ rời ga. Hàng ngàn hành khách lại được dịp ngủ gà ngủ gật. Vượt qua sông Đông Hà, đoàn tàu tiến ra cánh đồng bỏ hoang lâu ngày bời bời cỏ dại. Đêm mung lung, thăm thẳm. Đầu tàu trút một hồi còi dài như muốn báo cho nhà ga phía trước. Trương Sỏi cũng lặng lẽ trút một hơi thở dài.
Trong những năm tháng Trương Sỏi lặn lội giữa đám bụi đời của thị xã Đông Hà, bằng một ý chí điên dại, bằng cả sự man rợ gần như thú vật để leo lên địa vị cầm đầu một tốp thanh niên hư hỏng, thì Khánh Hòa cố tình cất giữ trọn vẹn trong tâm khảm mình hình bóng một con người Nguyễn Viết Lãm cần cù, chịu khó, giàu nghị lực và bản lĩnh.
Lên rừng chưa tròn chín tháng, Khánh Hòa được chọn đi học một khóa bổ túc cán bộ an ninh ngoài Sơn Tây. Lần đầu tiên cô ra với miền Bắc, được sống những ngày thanh thản, ấm cúng trong sự đùm bọc của một tập thể thân thương. Chưa bao giờ Khánh Hòa thấy tin cậy vào con người, hy vọng vào xã hội bằng những ngày này, và thật là lạ, chưa có lúc nào cô nhớ Lãm bằng những ngày ấy.
Năm 1973, Đông Hà Quảng Trị được giải phóng. Lúc này, Khánh Hòa đang công tác ở ban B. Trong đoàn người háo hức trở về tiếp quản cái thị xã nhỏ nhoi ấy. Khánh Hòa là một trong những người đầu tiên có mặt.
Vậy là thấm thoắt đã sáu năm bây giờ Khánh Hòa mới được trở lại căn nhà lợp nứa. Căn nhà vẫn còn, cái ngõ hẻm vẫn đó, kỷ niệm xưa hầu như vẫn phảng phất đâu đây. Nhưng người bố gầy guộc đã mất trong cuộc chạy loạn. Bà mẹ với đứa em út chạy lọt vô Đà Nẵng rồi mắc kẹt luôn trong đó. Nguyễn Viết Lãm cũng biệt vô âm tín. Khánh Hòa sống chênh vênh trên những nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết. Căn nhà lợp nứa bỗng thành hoang tàn như chính cái thị xã phờ phạc vừa mới chui ra khỏi mấy chục năm bụi bặm.
Kẻ thù đã chiếm lại được thành cổ Quảng Trị. Tiếng đại bác vẫn ầm ào từ bên kia sông Thạch Hãn dội qua. Cũng như bao nhiêu người dân thị xã Đông Hà. Khánh Hòa ngày ngày ngóng về phương Nam, lòng nặng trĩu một nỗi chờ trông khắc khoải.
Cả một thị xã từ trong bụi bặm bước ra giữa ánh sáng mặt trời. Tất cả gần như phải được lật giở lên hết để phơi phóng, để sửa chữa. Những căn nhà, những đình chợ và những số phận cuộc đời. Công việc ấy đặt lên vai các chiến sĩ anh ninh thị xã trách nhiệm vô cùng nặng nề, phức tạp. Phải nắm lại từng hộ khẩu, lập lại hồ sơ từng con người, đặc biệt cần phải biết tường tận các mối quan hệ hiện còn mắc mứu giữa người đang sống ở thị xã với những ai hiện không có mặt. Công việc chẳng có gì thú vị. Nhưng trách nhiệm là trách nhiệm. Khánh Hòa cũng như các chiến sĩ an ninh không thể nào thóai thác được.
Thế rồi đột nhiên, trong mớ hồ sơ lẫn lộn thu được ở quận cảnh sát Đông Hà, có một cái tin rất thu hút sự chú ý của Khánh Hòa. Đó là tên tướng cướp “bất khả xâm phạm” Đệ nhị mải võ.
Bắt đầu bằng hai tiếng “mải võ’... Trong trí nhớ Khánh Hòa bất giác gợi về cái gánh thuốc “Sơn Nam mải võ” mà Lãm đã gửi cả cuộc đời vào đấy. Có gì liên quan giữa Đệ nhị mải võ với Sơn Nam mải võ không? Có gì liên quan giữa bọn giang hồ ấy với Lãm không?
Thực ra, những cái tên dở cổ dở kim ấy đầy rẫy trong xã hội miền Nam khiến cho người ta chẳng mấy ai để ý. Nó cũng như vết rỗ còn lại trên mặt người bị bệnh đậu mùa. Nhưng riêng Khánh Hòa thì tất cả những gì gợi đến bóng dáng của Lãm, những gì gợi về được trong cô những năm tháng tha thiết ấy, cô đều lặng lẽ thu nhận và cất giữ. Tình yêu khiến người ta chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của nhau, có khi thực chất chỉ là sự bâng quơ vô tình cũng đều được suy diễn thành tín hiệu trao thương đổi nhớ. Vì thế mà cái gánh thuốc Sơn Nam đáng ra đã chết lụi trong trí nhớ của mọi người dân Đông Hà trước bao sự biến động khủng khiếp của thời cuộc thì bỗng nhiên lại lấp loáng thường xuyên trong giấc ngủ của Khánh Hòa. Lãm có còn ở đó không? Anh theo chúng nó học võ để làm chi? Dù sao anh vẫn khác tất cả. Đúng, anh không thể thành một kẻ đồ đệ của bọn ấy được. Đừng bao giờ gắn thêm vào đời mình hai tiếng mải võ, nghe anh!
Mùa xuân 1975. Đồng thời với ngọn thác quân chủ lực ào ạt lướt dọc theo chiều xuôi vào Nam truy kích kẻ thù, thì những dòng người trước đây chạy tị nạn vào đằng trong nay nườm nượp kéo nhau trở lại quê hương.
Khánh Hòa đã gặp lại mẹ và đứa em út. Cả ba đều khóc. Bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương, bao nhiêu uẩn khúc oan trái đổ òa ra như trận mưa đầu mùa xối sạch những bụi bậm. Chỉ còn có một người chưa đoàn tụ. Còn một nỗi thấp thỏm chờ trông. Khánh Hòa không thể tự dối lòng mình. Người ấy chưa có mặt thì Đông Hà dưới con mắt của Khánh Hòa vẫn chưa hoàn toàn hội ngộ.
Trong ngổn ngang cơ man những chuyện do người mẹ kể lại, Khánh Hòa đặc biệt lưu ý đến sự kiện Lãm đã đánh tan tụi cướp để cứu thoát gia đình. Câu chuyện làm cô hết sức cảm kích, xen lẫn chút tự hào, đồng thời cũng thấp thỏm một nỗi lo âu không rõ rệt. Như vậy, Lãm đã “đắc đạo” về võ nghệ. Sự thành đạt ấy bao giờ cũng ngấp nghé bên bờ của một biên giới khắc nghiệt. Hoặc trở thành người hữu ích, hoặc trở nên mối hiểm họa.
- Chao, mỗi lần nhớ lại cái đêm đó, tao cứ thấy hãi hùng...
Bà mẹ thở dài thườn thượt, quờ quờ tay xua muỗi rồi kể lại từng chi tiết y như chuyện vừa xảy ra đêm qua.
- Tao như chết đi rồi sống lại khi nhận ra tiếng thằng Lãm. Nó kéo chiếc ghế ngồi chỗ kia kìa... Thằng cướp máu me đầy mồm cúi lạy dưới chân nó... Trời ơi, lúc đó mới thấy thằng Lãm nó oai vệ kinh khủng chứ... Nó không to tiếng, không hò hét, giọng nó chỉ hơi rít lại một tí thôi. À, nó bảo với thằng cướp thế này này. Từ nay trở đi hễ còn đụng đến nhà này thì đừng trách tao độc ác. Dù tao ở nhà hay đi vắng cũng thế. Tao là Trương Sỏi, cháu ruột của chú thím đây...
Khánh Hòa bật cười:
- Sao, anh ấy lại bịa ra được cái tên Trương Sỏi à?
Bà mẹ cũng lắc lắc cổ cười theo:
- Ừ. Nó còn bảo cái tên chi nữa kia... nghe xủng xoảng buồn cười lắm. Thế mà tên cướp lại run lên như thằn lằn đứt đuôi... À, phải rồi. Đệ nhị mải võ...
Khánh Hòa bật dậy như bị điện giật, cô chồm người về phía mẹ:
- Cái chi? Mạ vừa bảo tên chi?
- Thì thằng anh mày nó bịa lung tung ra cốt để dọa chúng nó thôi?
- Nhưng mà... có đúng mạ nghe anh ta tự xưng Đệ nhị mải võ không?
- Cả nhà cùng nghe chứ có riêng gì mình tao đâu. Nó còn bảo là cánh tay đắc lực của băng chủ gì đó mải võ nữa...
Khánh Hòa bỗng thấy nghẹt thở như có bàn tay ai đó đang đè chặt lên ngực. Cô vùng người chạy ra ngoài. Tiếng bà mẹ ơi ới gọi phía trong buồng. Ngõ phố tối om. Khánh Hòa lao thẳng lên hướng phòng công an thị xã. Sắp đặt chân lên mặt đường 9, cô bỗng bước chậm lại. Bình tĩnh đã nào!... Thử lần lại mọi chi tiết xem sao... Đã chắc gì! Nhưng yếu tố vô lý ở đâu? Không thấy ở đâu cả. Nhưng vẫn cứ vô lý. Vô lý trong niềm tin chờ đời của cô. Lẽ nào lại thế?... ừ, có thể là... có thể là... sau đó thằng cướp được tha sẽ vớ luôn cái danh hiệu “Đệ nhị mải võ” để dọa nạt bọn đàn em. Có thể lắm. Lãm không thể nào thành kẻ cướp được. Bởi vì ít ra đời anh đã có trên hai lần là nạn nhân của bọn cướp. Anh căm thù nó, không đội chung trời với đám bụi đời ấy...
Khánh Hòa dừng hẳn lại. Hy vọng lập lờ như vệt sáng đom đóm. Nhưng cô không dám xua đuổi nó. Cô quay trở về nhà, bước thấp bước cao lật đật, loạng choạng.
Dạo mới giải phóng Đông Hà, năm 1972, tình hình an ninh thị xã không phức tạp như bữa nay. Hồi đó những phần tử thù địch chống đối lưu manh xã hội đa số dạt theo đám di tản vào phía trong. Còn bây giờ cả miền Nam đều được giải phóng, không còn “lãnh địa” riêng cho lực lượng thù địch ẩn náu, chúng tản ra và vật vờ trên hầu khắp các địa bàn. Đại thể kẻ nào vốn ở đâu lại quay về chỗ đó. Do khả năng thực tế của lực lượng an ninh mà trong suốt năm 1973 qua nửa đầu 1976, công tác lớn nhất, bao trùm mọi suy nghĩ của công an thị xã là nhiệm vụ truy tìm bọn ác ôn nợ máu, những hang ổ tình báo Mỹ cài lại. Bọn lưu manh xã hội vì choáng váng trước biến cố lớn của cách mạng nên hầu hết nằm im. Tình hình cướp bóc rất ít xảy ra. Thỉnh thoảng lắm mới có vài vụ móc túi. Vì tất cả những lẽ trên mà những tên tướng cướp tạm thời chưa trở thành trọng điểm tấn công của cơ quan công an thị xã, và cái tên “Đệ nhị mải võ” chưa gây sự chú ý lớn của mọi người, trừ Khánh Hòa. Cô cũng không muốn ai xới móc vào việc ấy. Một điều gì đó xâm lấn lòng cô trĩu nặng như một nỗi oan ức, một sự đổ vỡ, mặc dù tất cả đều chưa rõ ràng. Và vẫn còn hy vọng. Thực lạ lùng, nhưng cũng rất dễ hiểu, Khánh Hòa luôn luôn cố tìm ra sự vô lý trong cách lập luận của mình. Rồi cô ao ước sẽ đến một lúc nào đó, sự thật sẽ mở toang ra. Mọi nghi hoặc về Lãm sẽ được giải đáp. Sau đó thế nào thì cô không dám nghĩ tiếp. Có thể chẳng thế nào cả, nhưng chỉ cần thế thôi, cuộc đời của cô sẽ thanh thản, cởi mở biết chừng nào!
Một buổi sáng chủ nhật đầu tháng tư năm 1976, Khánh Hòa vào ăn bún giò trong một nhà quán không lấy gì làm đắt khách cho lắm ở một hẻm phố phường nhỏ. Khánh Hòa vừa bê bát bún lên thì bất ngờ có một người đàn ông tiến vào ngồi xuống sát bên cạnh. Như một phản ứng nghề nghiệp, Khánh Hòa đặt ngay bát bún xuống. Mắt cô hoa lên trong sự kinh ngạc:
- Anh Lãm!
Đúng là Lãm. Mặt hơi cúi xuống, đôi mắt khẽ chớp. Chao ôi, năm tháng mới tàn ác làm sao, Lãm trông già đi rõ rệt. Mái tóc sém vàng và quăn tít lại. Những vệt chàm sạm sịt trên gò má nhô cao. Hai con mắt không còn rực sáng như xưa mà đang vằn lên từng tia đỏ như sắc trời trước cơn lũ.
Khánh Hòa ngồi như chết lặng. Mọi cảm giác đều không rõ rệt. Cảm xúc vừa trào lên đã lặng hẳn xuống. Nỗi lòng bàng hoàng xen lẫn sự hoang mang. Tất cả mọi tưởng tượng của cô trước đây và giây phút gặp lại Lãm đều bị hẫng. Có lẽ cái còn lại duy nhất là một sự mủi lòng... Phải đến vài phút câm lặng cô mới lên tiếng được:
- Anh vừa về khi nào?
- Vừa ở Đà Nẵng ra chiều qua...
- Mấy năm nay anh ở Đà Nẵng à?
- Ở lung tung.
- Làm việc chi?
- Bán thuốc... diễn võ.
- À, Khánh Hòa nửa như mừng rỡ, nửa như ngạc nhiên – anh vẫn ở với lão Sơn Nam ấy à?
- Ừ, Hòa còn nhớ ông ta ư?
Khánh Hòa khẽ khép mắt lại, gật nhẹ đầu. Bất giác cô xoay hẳn người lại.
- Em nghe nói anh học võ giỏi lắm, được thầy Sơn Nam nhắc lên hạng đệ nhị phải không?
“Nghĩa là cô ta đã lần được tung tích mình”. Một phản ứng tự vệ bất ngờ xuất hiện làm cho Sỏi hơi co vai lại.
- Tôi học không đến nỗi xoàng, nhưng cái danh hiệu “đệ nhị” thì đã từ lâu không có trong gánh thuốc tụi này nữa. Ở đó chỉ có đệ nhất rồi đến đệ tam thôi.
Khánh Hòa khẽ chau mày.
- Sao thế?
- Là vì cái thằng cha được xếp ngôi “đệ nhị” bỏ thầy tôi từ lâu, chuyện ấy trở thành bài học mỗi lần Sơn Nam dạy tụi này.
- Chuyện thế nào, anh? À, mà chủ hàng cho em xin bát bún nữa nghe.
Chị chủ quán bê ra thêm một bát bún nóng. Khánh Hòa đỡ tay chị đặt ngay trước mặt Sỏi. Trương Sỏi khẽ thở dài. Có lẽ anh đang nhớ lại quá khứ.
- Chuyện ấy bắt đầu rất vớ vẩn, trai gái bồ bịch nhau ấy mà. Đại để là cả thầy Sơn Nam lẫn thằng Đệ nhị ấy cùng yêu một cô. Cô ấy hiện vẫn còn, đó chính là Kiều Loan. Còn Sơn Nam với Đệ nhị thì phải tỉ võ với nhau. Hôm đó anh em bọn tôi được bữa hết hồn...
Và rất khoan thai, bình tĩnh, Sỏi đã kể lại câu chuyện bi thảm ngày trước của chính mình bằng cách gán nó cho một nhân vật khác. Câu chuyện hấp dẫn Khánh Hòa một cách đặc biệt... Cô lắng nghe không bỏ sót một chi tiết nào.
- Thế là nó bị đánh chết hả anh? Khánh Hòa mở tròn mắt hỏi vậy khi nghe Sỏi kể đến đoạn kết thúc hiệp đầu.
- Chúng tôi đứa nào cũng nghĩ là nó chết. Mãi sau mấy tháng có dịp ra diễn lại ở Huế mới hay tin thằng cha ấy trở thành một tên trấn lột nổi tiếng. Có lần chính tôi với một cậu nữa bị một thằng vớ vẩn nào đó đẩy ra chân đường ở chỗ cầu Phú Thứ, hắn tự xưng là Đệ nhị mải võ. Đương nhiên hôm đó nó gặp rủi, thằng bạn tôi đã cho nó một cú đá lăn xuống mố cầu. Buồn cười thật. Ai ngờ về sau chính tôi lại có lần cũng mạo xưng Đệ nhị mải võ để dọa vía một bọn cướp. Càng nghĩ càng buồn cười... à, Khánh Hòa về nhà có nghe bố mẹ kể chuyện mất cướp không?
Khánh Hòa lặng lẽ gật đầu. Trong trí não cô đang diễn ra dồn dập những lời đối thoại trái ngược nhau. Cái gì có lý cái gì không có lý, lòng tin bản năng và ý thức nghề nghiệp liệu có lấn ép nhau không?
- Anh có ý định về thăm nhà... không? (Khánh Hòa định nói thăm nhà mình không, nhưng cô đã ghìm lại được).
- Thì mục đích anh là về thăm nhà mình đây chứ. Hơn nữa anh cũng đoán chừng, nếu em còn sống chắc cũng về quê rồi...
Khánh Hòa bỗng thấy nghèn nghẹn.
- Ba mất rồi, anh biết không?
Sỏi đột ngột nhìn găm vào Khánh Hòa, miệng lắp bắp:
- Em nói chi vậy? Bác...
Cả hai bất giác cùng cúi mặt. Cả hai đều tự hiểu, trên mảnh đất này với ngần ấy tháng năm dữ dội thì không một điều rủi ro nào mà không có khả năng xẩy ra.
Giọng Sỏi trầm hẳn xuống như một người có lỗi:
- Sau khi em đi khoảng một năm thì vùng này chiến sự bỗng trở nên căng thẳng. Thầy Sơn Nam thấy khó sống nên nhổ trại vào Phan Rang. Ở Phan Rang một thời gian thầy lại lôi cả gánh vào Sài Gòn. Cứ đi, đi miết thành chẳng có cách chi về quê được... Nhớ Đông Hà không kể xiết...
Khánh Hòa đột ngột đứng dậy nhanh nhẩu khác thường:
- Rứa chừ ta về nhà, đi anh. Mạ cũng trông anh ghê lắm...
Sỏi hơi bị bất ngờ, hắn liếc vội lên đồng hồ rồi làm ra vẻ suy nghĩ.
- Khánh Hòa về trước đi. Sáng mai anh đến. Hôm nay anh lỡ hẹn với một thằng bạn. Bố nó chết bệnh ở trong Đà Nẵng, nay đưa cốt về táng ở làng. Anh đang phải giúp nó một tay.
Khánh Hòa chần chừ một tý rồi chớp chơp mắt nhìn Sỏi.
- Rứa mai anh đến hí, đừng để mạ chờ.
Đã gần bốn năm nay Trương Sỏi cố tâm xa lánh hẳn tội lỗi. Sự kiện giải phóng Đông Hà, Quảng Trị 1972 như một cơn lũ cuốn sạch những bụi bặm rác rưởi trên mảnh đất đầu cầu này. Sỏi cùng cả đảng cướp chạy giạt vào Huế. Trong lúc cả bọn hoảng loạn, khiếp đảm vì áp lực của Việt cộng thì thật kỳ lạ, từ sâu thẳm trong tâm thức Sỏi có một nỗi tự hào cựa quậy trỗi lên. Miền Bắc đã ra tay! Miền Bắc đã cho bọn trong này biết mặt! Mặc dầu không đủ dũng cảm – mà chẳng bao giờ Sỏi có được sự dũng cảm ấy - ở lại sống với người miền Bắc, nhưng bốn năm qua cái ý thức miền Bắc sống lại day dứt hơn bao giờ hết. hắn tránh mặt tất cả bè đảng, âm thầm chôn vùi cái danh hiệu Trương đại ca. Đệ nhị mải võ, cố gắng thực hiện hoài bão từ lâu cồn gào gan ruột hắn. Bằng một số vốn dành dụm được, Trương Sỏi chuyển qua chạy hàng. Sự nghiệp bắt đầu từ một chiếc máy khâu mua lại từ dưới Phú Thứ chuyển lên chợ Đông Ba đã cho Sỏi một số tiền gấp rưỡi. Nó hào hứng ra mặt. Cũng có đôi lần vớ bở. Nhiều lần thất bại. Nói chung ở lĩnh vực này Sỏi không thể cạnh tranh nổi bọn chợ trời lão luyện. Sỏi không bao giờ giành được đại vị anh chị. Tuy vậy hắn vẫn hy vọng và tự an ủi rằng đây là một nghề lương thiện. Sỏi vốn hay nghĩ ngợi. Có một lần thắng được một cú hàng gỗ khá to hắn đã uống rượu một mình và mơ tưởng. Hắn mơ trở thành triệu phú. Hắn sẽ cho thuê tất cả những người miền Bắc vì đủ mọi lí do đã chạy vào Nam, vào làm việc trong nhà hắn. Hắn sẽ tổ chức thành một vương quốc riêng bất khả xâm phạm. Rồi từ trong nhà hắn. Sỏi sẽ liên lạc với Việt Cộng, sẽ gửi tiền, thuốc thang, gạo thóc cho quân đội Bắc Việt. Dần dần lâu dài hắn sẽ là nơi tụ hội những cánh quân biệt động... rồi hắn sẽ chỉ huy một cánh đánh thẳng vào lao Thừa Phủ, đánh vào dinh tỉnh trưởng vân vân...
Nhưng Sỏi chưa kịp giàu thì miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Sự kiện choáng ngập ấy đã ném bạt giấc mơ của hắn xuống thực tại. Bộ đội miền Bắc tràn vào, cán bộ các ngành vào tiếp quản, người dân thường cũng lũ lượt vào ra thăm viếng bà con hàng xóm. Mỗi một ngày trôi qua. Sỏi lại càng cảm thấy bất ổn. Mỗi một sự nhích lại gần trong quan hệ Nam – Bắc, chan hòa tình cảm ruột thịt quê hương càng làm cho Sỏi thấy mình trơ trọi ra, cô độc lẻ loi hơn bao giờ hết.
Cũng có lần Sỏi chợt nẩy ra ý miến liều mạng ra thăm lại Vĩnh Hòa. Nhưng hắn cương quyết dập tắt ý định ấy. Xung quanh hắn rất nhiều kẻ liên lạc đã tìm lại được bà con. Có người chạy vào Nam theo “chúa”. Có kẻ bỏ kháng chiến chiêu hồi. Lại có không ít người tay chân của Pháp. Họ đã lần lượt tự lộ diện ra trước tình cảm quê hương thôi thúc. Tất cả đều bình an vô sự. Thế mà riêng Sỏi vẫn không dám.
Chưa bao giờ Sỏi thèm khát một sự nương tựa như bây giờ. Ước chi có được một tổ ấm... Thôi thì miền Nam hay miền Bắc cũng được miễn là có một gia đình. Đã gần ba mươi tuổi rồi, ăn chơi trác táng cũng chán chường rồi, giàu nghèo cũng nếm đủ mọi mùi món rồi, chừ thfi cần có căn nhà của riêng mình, có một hộ khẩu tồn tại như bao nhiêu con người khác. Sỏi tính đủ cách. Nhưng khốn thay không có một căn nhà nào, một cặp vợ chồng nào lập ra mà khôgn cần đến một gốc gác. Không có sự hiện diện nào mà lại bỗng dưng cả. Cái xã hội bỗng dưng ấy qua rồi, vĩnh viễn qua rồi. Từ ngày cách mạng làm chủ đến nay, mọi người trên mảnh đất này đều được ghi nhận lại, có trước có sau như một sự tồn tại tất yếu. Thế cho nên chưa bao giờ Sỏi thấy hốt hoảng, chới với như những ngày này. Hắn cuống quýt tìm kiếm cho mình một gốc gác... Sự hốt hoảng đó đã xúi Sỏi nghĩ đến Khánh Hòa. Và mặc dù còn chập chờn những tính toán nguy hiểm hắn vẫn liều mạng ra Đông Hà. Hắn phát hiện được Khánh Hòa làm việc ở phòng Công an. Sỏi rùng mình định tháo chạy. Nhưng rồi đột ngột hắn thay đổi ý định. Biết đâu phòng Công an lại là nơi che chắn tốt nhất cho cuộc đời hắn. Thế là Sỏi đánh liều xuất hiện.
Cuộc gặp gỡ trong quán bún giò đã diễn ra khôgn như trong tưởng tượng của Sỏi. Khánh Hòa vẫn như xưa, vừa ratá thân thương vừa rất xa lạ. Khánh Hòa hôm nay lại còn có vẻ điềm tĩnh hơn, lí trí hơn cô gái hàng sắt ngày xưa mặc dù trên khóe mắt cô không che giấu được nỗi xúc động bồng bột khi nhìn thấy Sỏi. Sỏi đọc được tất cả những dấu hiệu ấy. Hắn đã từ chối không cùng về nhà với Khánh Hòa. Nhưng hắn lại hẹn một cuộc đến thăm ngày mai. Tự trong thâm tâm hắn cũng chưa có câu trả lời cuối cùng.
Sỏi đi lang thang một mình. Xưa nay hắn vẫn thích thế. Nhưng chiều hôm nay, bước chân của hắn không thong thả, vẩn vơ như những lần đắc chí trước đây mà lại bồn chồn, thấp thỏm. Sỏi vào quán cà phê uống một chén rồi lại bước ra, lại vào một quán giải khát khác, định gọi chai nước ngọt nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Có lúc Sỏi đứng sững ra giữa một ngã ba đường suýt nữa bị chiếc xích lô thúc vào đít. Một câu chửi tục của người đạp xích lô khiến hắn giật bắn mình. Sỏi quay đầu trở lại, lại đi về hướng cũ, lại rẽ vào một quán cà phê. hắn quyết định ngồi yên một chỗ. Ngồi thật yên để ngẫm nghĩ, để tưởng tượng. Hắn đang cố hình dung ra một tổ ấm... Những phút ái ân. Hắn đi làm về, Khánh Hòa chạy ra dodns, theo sau là một cậu con trai... Cả ba vào nhà, mâm cơm đã dọn sẵn. Tiếng đũa so lóc cóc trên mặt mâm... Bỗng cánh cửa bị xô tung, một người công an xuất hiện... hắn chưa kịp đối phó thì đột ngột vợ hắn chìa ra khẩu súng... Sỏi bật người dậy vung nhanh một quả đấm...
Cốc cà phê chao hẳn trên tay Sỏi, đổ nhòe ra mặt bàn. Sỏi hốt hoảng nhìn xung quanh. May quá không ai để ý.
Đêm hôm đó Sỏi bí mật đột nhập vào nhà Khánh Hòa. Làm thế, để làm gì, hắn không giải thích được cho mình một cách rành rọt. Trong ý nghĩ của hắn niềm hy vọng và sự ngờ vực hầu như cân bằng nhau. Hắn cũng hơi thấy xấu hổ cho hành động vụng lén của mình, nhưng liền đó lại tự bào chữa rằng nếu xác định được một cách chắc chắn Khánh Hòa không nghi kỵ gì mình cả thì mình sẽ sống suốt đời chân thật với cô ta.
Sỏi nép người vào sát tấm phên liếp nơi có kê chiếc giường của bà mẹ. Còn giường của khánh Hòa trước đây cũng kê ở gian này nhưng sát với phên liếp phía ngoài sân. Không có chỗ nấp nào thuận tiện ở gần chiếc giường ấy cả. Nhà vẫn đỏ đèn, nhưng cả hai mẹ con đều đã lên giường. Sỏi đứng như chết ở phía ngoài. Đã khá lâu vẫn không thấy ai lên tiếng.
“Hay là không ai trong họ quan tâm đến sự có mặt của mình ở Đông Hà? Nghĩa là Khánh Hòa không có nghi gì? Thế thì tốt. Nhưng còn tình cảm thì sao? Chẳng lẽ cả hai người không có chút xốn xang nào về việc gặp lại mình, về chuyện ngày mai mình đến thăm ư? Nghĩa là mình không còn vị trí gì trong nhà này nữa. Mình như kẻ đã chết rồi, chết rất lâu rồi...
Có tiếng trở mình, Sỏi nín thở. Tiếng loạc xoạc như xua muỗi. Rồi một tiếng thở dài kín đáo. Thế nghĩa là thế nào?
- Con nên báo với các anh, thử bàn với họ coi ra răng...
Người Sỏi run lên, vừa căm uất, vừa tủi thân. Thế là hết. Trong đầu hắn lởn vởn hiện lên khuôn mặt người mẹ ấy cái hôm cảnh sát đến khám nhà... Hôm đó Sỏi đã nhìn sâu vào mắt bà và đọc được từ trong đáy mắt ấy những ân tình vô hạn... Sao mà chóng đổi thay thế? Sao có thể độc ác đến như vậy?
Đột ngột Khánh Hòa phì cười. Bây giờ Sỏi mới biết cô ngủ chung giường với mẹ. Nhưng cười cái gì? Khoái chí với âm mưu của mẹ ư?
- Cái con này... cứ như con nít.
- Mạ chi lạ.
- Lạ răng? Tao nói vậy không trúng à?
- Trúng... (Sỏi hình dung thấy môi cô từa dài ra) người ta cười cho méo mặt.
- Ơ hay, cười là cười thế nào? Chuyện trăm năm chớ có phải...
- Nhưng... anh ta đã nói chi với con đâu mà...
- Hừ, mi nói xuôi cũng được, ngược cũng xong. Khi nẫy thì nói, anh ấy coi bộ thương con lắm...
Khánh Hòa lại rúc rích cười:
- Đó là con đoán bụng anh thôi.
- Thôi được rồi, ngày mai nó đến đây tao cứ hỏi thẳng.
Khánh Hòa chợt hét lên:
- Ôi, con cấm mạ nghe, ngượng thối mặt.
Bà mẹ cười khì khì. Sỏi đờ đẫn cả tay chân như một người mất trí, Hắn loạng choạng bước ra ngõ. Tất cả thế gian với hắn lúc này đều như là biển cả, như một rạp xiếc, như một cuộc rượu túy lúy ngả nghiêng. Cái phản xạ căm uất lúc đầu tan biến đâu mất, nhường chỗ cho cơn say đến ngột ngạt. Chao ôi là hạnh phúc! Lẽ nào lại thế? Có thật là thế không?...
Sáng hôm sau khi Sỏi bước ra tới ngõ phố rẽ vào nhà Khánh Hòa mới nhận ra rằng mình đến quá sớm. Người hai bên phố lúc ấy vừa thức dậy. Tự ngượng với mình, hắn quay trở lại phía chợ. Cũng chưa có quán cà phê nào mở cửa. Sỏi dõi mắt nhìn bao quát motọ vòng rồi nưh rối trí, hắn quay ngược trở về ngõ phố Khánh Hòa. Đã đến trước cửa nhưng Sỏi không dừng bước. Hắn liếc mắt vào phía trong nhưng hai chân vẫn bước nhanh như sợ mẹ con Khánh Hòa trông thấy. Còn sớm quá, chưa thể vào được. Đừng hạ thấp mình như vậy. sỏi tự lầm rầm trong miệng và đi thẳng tới ngõ phố trước mặt.
Chợt Sỏi dừng sững lại. Trước mặt là một chiếc hố tròn. Trong thị xã này những chiếc hố như vậy rất nhiều, người ta đào nó để tránh pháo khích. Nhưng chiếc hố này, phải rồi, ở góc phố này, vào một đêm nào đó Sỏi không thể nhớ kỹ, hắn chỉ nhớ nhắn đã nấp dưới đó và bất thần nhào lên đá tung vào một cậu con trai lúc đó đang đẩy chiếc xe Hon–đa từ trong ngõ sân nhà kia bước ra. Hắn không hề biết cậu con trai kia sống chết thế nào vì sau khi giật được chiếc xe, hắn đã đẩy chạy với tốc độ nhanh, rồi nhảy lên cài số, hắn phóng bạt tử trên đường quốc lộ I. Sáng hôm sau chiếc xe được bán ở chợ Thành Cổ Quảng Trị.
Có cảm giác như ai đó đang găm cái nhìn vào gáy mình, Soi không dám ngoảnh lại, hắn cứ gằm mặt bước nhanh lên hướng đường Chính. Đang băm bổ bước, Sỏi lại hốt hoảng dừng bặt chân lại như có người chặn phía trước. Đấy là ngôi nhà hai tầng, nơi đầu tiên Sỏi hùng hổ lao vào tội ác. Ngoài đó một chút là đường Chín, người đàn bà xấu số nào đó đã bị hắn xô ngã. Tội ác mở đầu cho hàng ngàn tội ác về sau. Sỏi vã mồ hôi trán. Hắn hớt hải rẽ ngoặt lối phố chui tọt vào một quán cà phê.
Thực là lạ. Suốt mấy năm đầu vào con đường cướp bóc, Sỏi đã quá quen với cảm giác mạnh, mỗi một ngày hắn càng trơ lì ra, mỗi một năm hắn càng ít rung động. Đến nỗi về sau hắn không nhớ được cụ thể rằng mình đã cướp ở đâu, lúc nào... Tất cả đều chồng chéo lên nhau, hỗn độn và nháo nhác. Hắn sống như một đêm dài chồng chất ác mộng của con bệnh tâm thần.
Thế mà sáng nay, trong cái chếnh choáng của hơi men hạnh phúc, trong lối đi ngột ngạt niềm khao khát yêu đương, hắn bỗng gặp lại hình hài tội ác hắn, rõ ràng từng điểm một, cặn kè từng sự việc y như tất cả đều đang mai phục đâu đó chờ đợi hắn. Thế là thế nào tổ cha cái năm tháng ấy!
Sỏi gục đầu xuống bàn. Một câu hỏi chập chờn hiện ra trước mắt. “Liệu rồi có yên ổn không nếu ta định gửi gắm cuộc đời vào ngõ phố này?” Nhấp một ngụm cà phê vào cho đầu óc tỉnh táo, hắn bắt đầu lần gỡ từng mét một. Nào thử tưởng tượng xem cái gì sẽ xảy ra?
Sáng nay mình sẽ đến nhà, người ta sẽ đón mình rất cảm động. Được rồi. Sau đó là hỏi han, cũng cho xong đi. Sau đó sẽ thổ lộ tình cảm. Rồi. Tiếp đến là quyết định... Hãy khoan đã! Dứt khoát Khánh Hòa sẽ hỏi ý kiến cơ quan cô ta... Người ta sẽ hỏi lí lịch của mình... Khánh Hòa đương nhiên sẽ kể... người ta sẽ tìm gặp gánh thuốc Sơn Nam để hỏi về tên Đệ nhị. Đến đó không ổn rồi. Sơn Nam và Kiều Loan sẽ khai rằng tên Đệ nhị kia là Nguyễn Viết Lãm. Đ.mạ hắn, thế là hỏng.
Xán một nắm đấm xuống mặt bàn, Sỏi đứng bật dậy bước ra ngòai. Lòng hắn rệu rã một nỗi buồn tuyệt vọng. Xa xa đằng kia ngõ rẽ vào căn nhà lợp nứa. Hắn biết chỗ đó mẹ con Khánh Hòa đang đợi hắn. Hạnh phúc đang chờ hắn. Thôi, vĩnh biệt. Một cái gì đó trào lên chẹn cứng cuống họng Sỏi. Hắn rất muốn nói thành lừoi mà không nói được. Vĩnh biệt em! Em có biết anh khao khát tương lai biết chừng nào không? Em có biết anh thù didchj với quá khứ đến mức nào không? Phải, anh thù quá khứ nhưng không thể đối chất với quá khứ được. Anh không đủ dũng cảm chịu trách nhiệm với những gì trong quá khứ. Vĩnh biệt!
2
Đoàn tàu chợ ì ạch rời ga Hà Thanh, trễ nải bò về phía Đông Hà. Trên một toa xe ngổn ngang những bao bì, hòm xiểng. Người và hàng lẫn lộn nhau, đề lên nhau. Một bóng đèn treo vật vờ phía trong cùng le lói màu sáng tỏa lởn vởn những khuôn mặt đang ngủ li bì. Có lẽ sắp sáng rồi. Gió lạnh ào ào tuồn qua cửa sổ. Hành khách ngủ như một đám đông bị ngộ độc, những mái đầu cúi gục, những thân người vắt chéo lên nhau, gác chân lên cổ nhau, mồm bá toang hoác. Vào giờ này hình như tất cả đều bị cơn gió lạnh và cái tiết điệu xình xịch ê chề của con tàu ru ngủ. Ai cẩn thận hơn một chút thì nằm đè lên hàng, có người quàng túi xách vào cổ, ôm khư khư trước bụng. Nhưng đến khi ngủ rồi thì tất cả đều trễ nải ra, xệch xoạc ra. Đó chính là thời điểm hành động của toán cướp.
Chúng nó có tất cả năm đứa, đều rất trẻ và to xác. Nhưng năm đứa ngồi và nằm ở năm vị trí khác nhau trong toa tàu, cũng ngủ gà ngủ gật, cũng gác cằm, nghẻo cổ như bao hành khách khác. Chỉ có ai tinh ý nhất mới thấy khi tàu lắc mạnh, đứa nào trong bọn ấy cũng mở nhanh mắt ra, khóe mắt nhìn ráo hoảnh, long lanh sắc như dao chém. Rồi rất nhanh những mi mắt ấy khép lại, cổ lắc lư theo nhịp tàu. Không ai nhận ra nét khác nhau giữa chúng với khách hàng, cũng không ai hiểu được rằng năm đứa con trai ngồi rất xa nhau ở trong một toa tàu kia lại là một. Tàu chầm chậm vào ga Đông Hà. Trời lờ mờ sáng. Nhoáng một cái năm tên thanh niên kia đã đùn lại ở cửa toa. Và cũng nhoáng một cái, bọn đó biến mất. Vài phút sau tàu mới dừng bánh hẳn và tới lúc đó mới bắt đầu nghe những tiếng kêu hớt hải trên tàu.
- Nó rạch cái túi của tôi rồ...ồi...
- Trời ơi là trời... Nó cắt mất cái bọc rồi...
- Cái đồng hồ... Trời ơi đồng hồ tôi đâu?...
Người trong tàu nhốn nháo hẳn lên. Ai cũng cuống quýt lục lại đồ đạc của mình. Chỉ duy nhất có một người bình tâm hút thuốc. Mắt anh ta nhìn găm qua cửa sổ, soi hút vào trong đám người nhộn nhạo trên sân ga. Rồi anh ta đứng dậy và cũng chỉ trong vài giây sau đã biến mất trong bụi bặm và tiếng rao hàng nháo nhác.
Hai giờ sau, một khung cảnh tương tự như vậy xảy ra ở bến xe khách Đông Hà. Năm tên móc túi chèn vào chỗ người xếp hàng mua vé Huế. Đến khi những người khách phát hiện thấy túi mình bị rạch thì cả bọn lưu manh kia đã biến hút. Tuy vậy những sự việc trên vẫn không lọt khỏi đôi mắt của cậu thanh niên bận chiếc áo sơ mi màu *** ngựa, dáng người thâm thấp, mặt lúc nào cũng cúi xuống. Cậu thanh niên lặng lẽ rời phòng bán vé, hai tay đút túi quần, mặt vẫn cúi thấp, đi những bước dài lách qua các đầu xe tiến ra mặt đường Một. Anh ta dừng lại một tý như chờ để qua đường rồi đột ngột rẽ trái, xuôi xuống bờ đất thấp, tiến thẳng tới mép ao cá. Ở đó năm tên lưu manh đang chụm đầu chia tiền.
Nhoáng thấy có người sắp tới gần, cả năm đứa đều lập tức đứng bật dậy. Tất cả tiền bạc và đồ vật cướp được đều biến mất vào trong các túi quần thụng thịnh. Cả năm đứa đều găm thẳng luồng mắt vào người thanh niên vừa xuất hiện. Có một thời gian câm lặng. Người thanh niên đảo mắt một lượt qua các khuôn mặt. Đám trẻ này chắc chắn ở xa đến. Từ phía nào? Căn cứ vào lối ăn mặc thì có thể bọn họ từ ngoài Bắc vào.
- Anh em ở đâu đến đây?
Im lặng. Thằng đứng giữa nhếch nhẹ mép một cái gần như cười. Có lẽ tên này là toán trưởng. Tóc nó hơi quăn, da thịt trắng như con gái. Bốn đứa còn lại đều có vẻ dữ tợn. Có một đứa râu quai nón đen kịt cằm.
- Này... các anh em giỏi lắm. Trên tàu đã khá... xuống bến xe còn giỏi hơn... Được hên hí?
Vẫn im lặng. Những ánh mắt vằn lên. Mấy cơ hàm giật giật. Toán lưu manh đã khẳng định được rằng kẻ đang đứng trước mặt là người đã phát giác ra toàn bộ hành động của chúng nó. Tình thế dồn ép đến một sự trả giá.
- Nhưng mà... tớ cũng đang đói... đói lắm. Các anh em cho tớ vay tạm một ít... độ trăm đồng thôi... Rồi tớ sẽ tìm cách trả lại cho.
Người thanh niên mang áo màu *** ngựa vừa nói vừa chìa bàn tay ra, mặt vẫn hơi cúi xuống. Tên mặt trắng trợt bật cười. Hắn lấy cùi tay hất nhẹ vào thằng râu quai nón bên cạnh. Thằng râu quai nón lừ lừ tiến ra.
- Muốn gì?
- Tiền! Tớ vay thôi.
- Đây! Này...
“Úc” Một quả đấm phóng vụt tới. Người thanh niên mang áo màu *** ngựa không kịp đỡ, hoặc có vẻ như không muốn đỡ. Người anh ta hơi bị đẩy ra một chút nhưng bàn tay ăn xin vẫn không nhụt lại.
- Đừng đánh nhau... Cho tớ vay một phần thôi mà...
Tên mặt trắng đột ngột bổ choàng tới. Một quả đấm móc bị trượt. Thằng râu quai nón lập tức bổ vào. Rồi cả năm thằng đồng loạt nhảy xổ đến. Thâm tâm chúng muốn cho kẻ thù gục nhanh để tẩu. Đấy là lối công theo kiểu trâu bò bất kể luật lệ. Bất ngờ người thanh niên mang áo *** ngựa ngồi thụp xuống. Cả năm tên kia đều lỡ đà xô đẩy lên nhau. Người thanh niên tung đầu lên đồng thời với cả hai tay phóng hai cú đấm theo hình vòng cung đuổi nhau. Ở thế võ này, một quả đấm được tính bằng hai vì cùng với nắm tay phía trước thì cùi tay phía sau cũng tạo nên sức chấn thương mạnh cho đối thủ. Một lúc bốn tên đều bị đánh đau, lùi hẳn lại. Tên mặt trắng co gọn người định thủ thế thì gã thanh niên mang áo *** ngựa đã bay đến đá bốp vào ngực hắn. Hắn bổ ngửa nghe đánh “ực” một tiếng. Gã thanh niên chồm tới đạp một chân lên ngực, giọng anh ra rít lên một cách tàn ác.
- Đ.mạ, bọn bay tới đất Đông Hà nầy phải nể mặt ông nội bay chứ. Đưa hết tiền ra đây không tao đạp bét ngực thằng này. Mau lên! Cố nội bay! Lần khác nhớ phải học lễ phép trước khi gặp tao nghe. Thôi cút!
Sự việc xảy ra đối với Trương Sỏi đáng buồn hơn là vui. Phải như trước đây chắc Sỏi sẽ xưng danh xưng tước, sẽ phải bắt bọn kia quỳ lạy bái phục. Nhưng giờ tất cả chuyện đó đều vô nghĩa.
Đã có một thời gian dài Sỏi cùng bè bạn sống lạc quan ngoài dòng đời, tự tưởng tượng ra một vương quốc riêng, tự thiết lập một trật tự kiểu như trong sách “chưởng”. Chừ nghĩ lại hắn chỉ thấy nực cười. Trong lòng Sỏi giờ này trống rỗng một cách kỳ lạ, y như mới tỉnh dậy sau cơn ốm thần kinh kéo dài, hoặc như phút rã rời chán chường, sau cơn hoan lạc với kẻ làm tình không biết. Ước mơ có một tổ ấm đã tan như bọt bèo. Nhưng nỗi thèm khát vẫn không chịu mất hẳn, cứ đọng lại đôi giọt mật đủ làm cháy rát vết thương trong tâm khảm hắn. Một sự thua thiệt với đời thường không gì so sánh nổi. Khác với những năm trước hắn uất ức, quay cuồng, vật lộn để trèo lên đầu kẻ khác, giờ đây hắn chán nản đến tuyệt vọng. Và lần đầu tiên trong đời Trương Sỏi nghĩ đến cái chết.
Kể ra muốn có một cái chết đến thật nhanh đối với Sỏi không phải chuyện khó. Trong cạp quần hắn lúc nào cũng dắt hai khẩu súng ngắn. Một khẩu nhặt được của cảnh sát dạo nọ, một khẩu hắn giật từ tay của một đại úy ngụy trong cuộc chạy loạn năm 1972. Trương Sỏi đã tập sử dụng súng bằng cả hai tay một cách khá thành thạo. Tuy vậy hắn chưa bao giờ dám gây án mạng.
Sỏi không đủ dũng cảm nhận cái chết từ chính tay mình. Hắn không thể chĩa thẳng nòng súng vào số phận hắn cũng như không thể nào chĩa sự ghê tởm của mình vào quá khứ của chính đời mình.
Sỏi lần mò ra ga tàu. Đêm bảng lảng một không gian vô giới hạn. Gió Lào đầu mùa thổi xao xác. Hành khách ra vào ga lặng lẽ, cần mẫn. Ai cũng có công việc của họ, ai cũng đang đuổi theo cuộc sống đầy ý nghĩa với tất cả mọi lo toan thiết thực. Có lẽ chỉ có hắn thôi, chơ vơ lạc lõng trong từng bước đi, từng hướng nhìn. Chỉ có hắn tự biết tâm trạng hắn lúc này. Không ai thèm để ý đến hắn cả. Bất giác Sỏi thở dài. Thôi được. Thôi được, ngày mai nhất định người đời sẽ buộc phải quan tâm đến hắn. Một xác chết trên đường ray. Một tai nạn khủng khiếp! Thử xem các người có lảng tránh ta được mãi không?
Sỏi bước nhanh lại phía đường tàu. Ý nghĩ mỗi lúc một dồn dập. Ngày mai người ta sẽ chú ý. Cái câu chuyện vỉa hè sẽ tah hồ rộm rã. Đêm qua một tai nạn đã xảy ra... Ai rứa? Hắn là... Sỏi chợt dừng chân lại. Cái chết đó có khả năng làm hắn lộ nguyên hình. Ồ, tên đệ nhị mải võ đã chết rồi! À, chắc là nó nhảy tàu ăn cướp chứ gì? Đáng đời lắm, đáng kiếp lắm! Lẽ nào sự kết thúc lại như vậy!
Con tàu chợ ngược ra phía Bắc đã từ từ vào ga. Sỏi vẫn đứng nguyên bên lề đường. Không thể chết ở đây được. Chết mà quá khứ vẫn bám theo là không chấp nhận được. Chết mà để người đời kết tột là đáng kiếp là không ổn. Chao, thế mới biết chết cũng khó lắm thay.
Sỏi đi một mình lang thang trong sân ga, cố tránh mặt tất cả mọi hành khách đang vội vã lên xuống. Hắn vừa đi vừa lập luận cho phương án chết của mình. Đúng là không thể chết chỗ này. Cần phải đi thật xa khu vực Đông Hà đến một nơi nào đó... Ừ, ở đó người ta sẽ coi xác chết của mình như là một hành khách xấu số gặp tai nạn. Người ta sẽ than vãn đôi lời cho số kiếp. Rồi người ta chôn hắn đi. Mấy đời sau không ai quan tâm đến nấm mồ vô chủ ấy, ở đâu đến không biết, vì sao chết không hay... Đẹp quá. Đó mới thật là sự kết thúc dành sẵn cho mình.
Đoàn tàu chợ từ từ rời ga. Hàng ngàn hành khách lại được dịp ngủ gà ngủ gật. Vượt qua sông Đông Hà, đoàn tàu tiến ra cánh đồng bỏ hoang lâu ngày bời bời cỏ dại. Đêm mung lung, thăm thẳm. Đầu tàu trút một hồi còi dài như muốn báo cho nhà ga phía trước. Trương Sỏi cũng lặng lẽ trút một hơi thở dài.